Nhắc đến Cố đô Huế, bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng không thể không kể tới các nhà vườn. Kiến trúc của nhà vườn Huế đã có lịch sử trên 200 năm từ thời nhà Nguyễn.
Nhà vườn nguyên là phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa, hoàng thân, quốc thích được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau. Cùng với những lăng tẩm, cung điện, đền đài, nhà vườn chính là hồn cốt của xứ kinh kỳ, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của kinh thành Huế.
Nhà vườn Ngọc Sơn Công chúa. |
Nói đến nhà vườn Huế không thể không nhắc đến tư dinh của Ngọc Sơn Công chúa ẩn mình trong một ngôi vườn rộng trên 2.000 m2, bên đường Nguyễn Chí Thanh. Đây là một trong những ngôi nhà còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, dù đã trải qua 5 thế hệ.
Chủ nhân của ngôi nhà là nhà nghiên cứu Phan Thuận An và vợ là bà Nguyễn Thị Sương cho biết: Đây là nhà của Công chúa Ngọc Sơn, con gái của Vua Đồng Khánh. Theo sử sách, khi Công chúa hạ giá, Vua cha đã cấp cho một khu đất để lập phủ. Bà Nguyễn Thị Sương là cháu của Công chúa Ngọc Sơn. Toàn bộ mặt bằng khuôn viên được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy của phương Đông, với các yếu tố: tiền án (bình phong), minh đường (hồ nước), và ở thế long chầu hổ phục với dạng kiến trúc nhà rường truyền thống tạo cho ngôi nhà nét trang nghiêm, cổ kính.
Đặc biệt tại ngôi nhà này vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật của gia đình Công chúa Ngọc Sơn như sắc phong, đồ chơi đổ xâm hường, chén bát của Trung Quốc được sản xuất cách đây khoảng 500 năm. Một ngôi nhà cổ kính, một khu vườn rộng lớn, nhiều cây trái xum xuê, với mùi hương sen thơm ngát sẽ đem lại cho du khách nhiều ấn tượng đẹp, man mác chút hoài cổ, gợi nhớ về kinh đô vàng son thời quá vãng xa xăm…
Những bông hoa sim dại tím biếc xen lẫn giữa những bông hồng ngoại rực rỡ quý phái, thoang thoảng mùi hoa nhài quyến rũ, nhành phong lan kiêu sa đang vẫy gió. Cây măng cụt trĩu quả, cây hồng xiêm Tiên Điền được trồng cách đây trên 70 năm, do ông Nghè Mai, chắt nội của đại thi hào Nguyễn Du mang từ quê hương vào tặng chủ nhân, đang đơm trái... Một khu vườn rộng 500 m2 với đầy đủ cây trái khắp 3 miền hội tụ... Đó là ngôi nhà vườn nổi tiếng - vườn An Hiên (ở thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, TP Huế), từng là nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhà văn khi đến Huế.
Khu vườn này nguyên là phủ của Công chúa thứ 18 của Vua Dục Đức, xây dựng trước năm 1895. Sau khi nhường lại cho vài chủ nhân khác, đến người sở hữu cuối cùng là Tuần vũ Nguyễn Đình Chi, có vợ là bà Đào Thị Xuân Yến - người đã cầm đầu cuộc bãi khóa chống thực dân Pháp của nữ sinh Đồng Khánh, sau đó là Hiệu trưởng Trường Đồng Khánh, từng là Đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vườn An Hiên. |
Ngôi nhà xưa 3 gian 2 chái, với cổng nhà vườn xây vòm cổ kính cùng những nét hoa văn cách điệu, tinh tế. Đến thăm vườn An Hiên, du khách sẽ có được cảm giác bình yên, thanh thản, nhẹ nhàng.
Đến với nhà vườn Lạc Tịnh ở đường Phan Đình Phùng, bên dòng sông An Cựu, ngoài việc tiếp xúc với chủ nhân mang đậm cốt cách Huế, cấu trúc của cụm nhà rường này giúp du khách hiểu hơn về sự nho nhã, thanh tao, hiếu học của người Huế.
Trong khu vườn có 4 ngôi nhà liền nhau. Mỗi ngôi nhà có một tên gọi riêng, mang ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với quan hệ thực tại của chủ nhân: nhà Nhân hậu - nơi có rất nhiều chậu hoa, cây cảnh, cũng là nơi chủ nhân tiếp khách, thưởng ngoạn trăng, hoa và phát chẩn cho người nghèo; nhà Vấn trai - nơi làm việc đồng thời để nghỉ ngơi của chủ nhân; nhà Di tâm thích thể đường - nơi sinh hoạt, học hành của con cháu và một ngôi nhà dành riêng để thờ tự.
Khu nhà vườn Lạc Tịnh rộng trên 2000 m2, do Hồng Khẳng, cháu nội Vua Minh Mạng xây dựng năm 1889. Huế còn có rất nhiều nhà vườn nổi tiếng như nhà vườn Ý Thảo, Tịnh Gia Viên, cụm nhà vườn Phú Mộng - Kim Long... Những ngôi nhà vườn trên không chỉ là điểm tham quan lý tưởng, sẽ làm say đắm du khách mỗi lần đến Huế mà còn là hồn cốt xứ kinh kỳ để người ta hoài niệm về một thời ngai vàng, bệ ngọc chưa xa.
Theo Lê Giang / Báo Pháp Luật Việt Nam
Nhà vườn Huế bên sông Hương
Hoài Nam
(Dân Việt) Huế không chỉ nổi danh với sông Hương núi Ngự mà còn hấp dẫn du khách bởi những nhà vườn bên dòng sông chảy vắt ngang thành phố. Đến nơi đây, bạn sẽ được làm quen với những người nông dân chân chất, thật thà làm du lịch.
Kim Long là xứ mỹ miều
Muốn đi thăm nhà vườn Huế, bạn không thể không tìm đến phường Kim Long (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế) - nơi còn lưu giữ được rất nhiều ngôi nhà vườn nằm ngay bên bờ sông Hương về phía Nam. Ở đây khung cảnh vô cùng lãng mạn, trước mặt là con sông như một dải lụa mềm mại vắt ngang qua, nước ăm ắp đầy trong xanh.
Nổi tiếng nhất trong các ngôi nhà vườn ở Kim Long chính là nhà vườn An Hiên, nơi thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Cổng nhà vườn An Hiên xây theo hình vòm cổ kính, trong nhà có nóc mái được trang trí hình hổ phù, hai bên có hoa văn cách điệu, sau tấm bình phong là hồ rộng thả hoa sen, hoa súng, vào mùa hạ hoa sen nở thơm ngát.
Ông Lê Ðình Phú- Chủ tịch UBND phường Kim Long cho biết, hiện nay trên địa bàn phương có 800 ngôi nhà vườn (trong đó có 65 ngôi nhà rường) diện tích từ 1.000-8.700m2 có thể tổ chức để khách tham quan. Tuy nhiên, hiện nay nhà vườn ở đây cũng đang đối mặt với sức ép của cuộc sống hiện đại nên nhiều ngôi nhà không còn giữ được diện tích nguyên trạng.
Nông dân làm du lịch
Hiện nay ở Huế, một loại hình du lịch thu hút khá nhiều du khách là du lịch cộng đồng do Hội Nông dân tổ chức. Loại hình này vừa thu hút khách Tây vừa thu hút khách ta bởi nó mới lạ nhưng rất gần gũi và giá cả phải chăng. Thành công nhất có lẽ là mô hình du lịch cộng đồng của nông dân phường Thủy Biều, TP.Huế. Mặc dù trực thuộc thành phố nhưng phường Thủy Biều không khác gì một làng quê thứ thiệt, nơi du khách có thể đi đến bằng xe máy, trải nghiệm bằng xe đạp hay đi thuyền xuôi theo sông Hương.
Ở đây có những vườn thanh trà thơm mát cho trái ngọt, có nhà thờ họ Nguyễn Phước tộc và hai điểm đến thu hút không ít sự tò mò tìm hiểu, khám phá là Hổ Quyền và điện Voi Ré. Hổ Quyền là nơi diễn ra những trận đấu giữa voi và hổ nhằm mục đích tế thần trong ngày hội, cũng như phục vụ nhu cầu giải trí của vua, quan triều Nguyễn và người dân. Cách Hổ Quyền chừng 400m, điện Voi Ré hay còn gọi Long Châu miếu là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn.
Anh Rollan Peterson- một du khách đến từ Đan Mạch cho biết rất thích thú khi được xem những nông dân ở Thủy Biều làm các công việc nhà nông hàng ngày của họ và du khách này còn đặc biệt ấn tượng với hương vị của quả thanh trà được hái từ trong vườn.
Hiện nay, có khoảng hơn 20 hộ nông dân ở Thủy Biều tham gia làm du lịch cộng đồng, cứ mỗi đoàn khách đến tham quan nhà, chủ nhà được trích lại một phần tiền trong chi phí mà tour du lịch thu được. Bên cạnh đó, chủ nhà còn có thể bán cho khách những sản phẩm do chính tay họ làm ra như đặc sản kẹo mè xửng, các loại mứt, đồ thủ công mỹ nghệ để kiếm thêm thu nhập.
Muốn đi thăm nhà vườn Huế, bạn không thể không tìm đến phường Kim Long (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế) - nơi còn lưu giữ được rất nhiều ngôi nhà vườn nằm ngay bên bờ sông Hương về phía Nam. Ở đây khung cảnh vô cùng lãng mạn, trước mặt là con sông như một dải lụa mềm mại vắt ngang qua, nước ăm ắp đầy trong xanh.
Nhà vườn An Hiên nằm ngay bên bờ Bắc dòng sông Hương.
Thời Vua Nguyễn, đất làng Kim Long là nơi ở của nhiều ông hoàng bà chúa, các vị đại thần khoa bảng; là nơi lập nhà vườn cực kỳ lý tưởng. Các ngôi nhà vườn còn lại cho đến hôm nay chỉ cách dòng sông một con đường cái quan, tọa lạc trên đất phù sa của dòng Hương bồi đắp nên cây trái bốn mùa đều tươi xanh. Nhà vườn An Lạc Viên (1C Phú Mộng) là ngôi nhà của viên thị lang Mai Quang Hàm, ngôi nhà vườn này được tạo lập từ năm 1888, toàn bộ khu vườn rộng 2.000m2, mướt xanh các loại cây ăn quả như hồng, thanh trà, sapôchê, nhãn, vải… Ngôi nhà ở địa chỉ 3/2 Phú Mộng trước kia là phủ của Lễ bộ Thượng thư Phạm Hữu Ðiền, được xây dựng khoảng vào năm 1884-1909.Nổi tiếng nhất trong các ngôi nhà vườn ở Kim Long chính là nhà vườn An Hiên, nơi thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Cổng nhà vườn An Hiên xây theo hình vòm cổ kính, trong nhà có nóc mái được trang trí hình hổ phù, hai bên có hoa văn cách điệu, sau tấm bình phong là hồ rộng thả hoa sen, hoa súng, vào mùa hạ hoa sen nở thơm ngát.
Ông Lê Ðình Phú- Chủ tịch UBND phường Kim Long cho biết, hiện nay trên địa bàn phương có 800 ngôi nhà vườn (trong đó có 65 ngôi nhà rường) diện tích từ 1.000-8.700m2 có thể tổ chức để khách tham quan. Tuy nhiên, hiện nay nhà vườn ở đây cũng đang đối mặt với sức ép của cuộc sống hiện đại nên nhiều ngôi nhà không còn giữ được diện tích nguyên trạng.
Nông dân làm du lịch
Ông Lê Ðình Phú- Chủ tịch UBND phường Kim Long cho biết, hiện nay trên địa bàn phương có 800 ngôi nhà vườn (trong đó có 65 ngôi nhà rường) diện tích từ 1.000-8.700m2 có thể tổ chức để khách tham quan. |
Hiện nay ở Huế, một loại hình du lịch thu hút khá nhiều du khách là du lịch cộng đồng do Hội Nông dân tổ chức. Loại hình này vừa thu hút khách Tây vừa thu hút khách ta bởi nó mới lạ nhưng rất gần gũi và giá cả phải chăng. Thành công nhất có lẽ là mô hình du lịch cộng đồng của nông dân phường Thủy Biều, TP.Huế. Mặc dù trực thuộc thành phố nhưng phường Thủy Biều không khác gì một làng quê thứ thiệt, nơi du khách có thể đi đến bằng xe máy, trải nghiệm bằng xe đạp hay đi thuyền xuôi theo sông Hương.
Ở đây có những vườn thanh trà thơm mát cho trái ngọt, có nhà thờ họ Nguyễn Phước tộc và hai điểm đến thu hút không ít sự tò mò tìm hiểu, khám phá là Hổ Quyền và điện Voi Ré. Hổ Quyền là nơi diễn ra những trận đấu giữa voi và hổ nhằm mục đích tế thần trong ngày hội, cũng như phục vụ nhu cầu giải trí của vua, quan triều Nguyễn và người dân. Cách Hổ Quyền chừng 400m, điện Voi Ré hay còn gọi Long Châu miếu là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn.
Anh Rollan Peterson- một du khách đến từ Đan Mạch cho biết rất thích thú khi được xem những nông dân ở Thủy Biều làm các công việc nhà nông hàng ngày của họ và du khách này còn đặc biệt ấn tượng với hương vị của quả thanh trà được hái từ trong vườn.
Hiện nay, có khoảng hơn 20 hộ nông dân ở Thủy Biều tham gia làm du lịch cộng đồng, cứ mỗi đoàn khách đến tham quan nhà, chủ nhà được trích lại một phần tiền trong chi phí mà tour du lịch thu được. Bên cạnh đó, chủ nhà còn có thể bán cho khách những sản phẩm do chính tay họ làm ra như đặc sản kẹo mè xửng, các loại mứt, đồ thủ công mỹ nghệ để kiếm thêm thu nhập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét