Không chỉ là nơi nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp nhất cả nước, Tuyên Quang còn là vùng đất có rất nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn du khách.
1. Bánh nếp nhân trứng kiến
Người dân ở miền sơn cước Tuyên Quang có nhiều món ăn độc đáo, trong đó có món bánh nếp trứng kiến nổi tiếng. Để làm món ăn này phải rất kỳ công, đó là lấy những ấu trùng trứng trong những tổ kiến đen trên cây. Những tổ trứng non trông trắng vàng, béo ngậy nhưng lại là thức ăn rất bổ dưỡng và người ta thường dùng làm nhân bánh nếp.
Bánh nếp nhân trứng kiến.
|
Vỏ bánh được làm bằng gạo nếp xay nhuyễn bằng cối đá và cô lại thành bột dẻo. Trứng kiến sau khi được rang qua cùng với hành, thì là thái nhỏ thì cho vào giữa lớp bột, vê lại thành những chiếc bánh tròn nhỏ xinh rồi đem lên hấp cách thủy. Khi ăn cảm nhận được vị bùi, ngậy của trứng kiến, vị thơm của gạo và hành thì là.
2. Bánh chuối Na Hang
Bánh chuối Na Hang có một hương vị rất lạ, rất đậm đà, ăn một lần có thể nhớ mãi. Cầm chiếc bánh nóng hổi trên tay, vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng mới cảm nhận hết vị ngon của nó. Nguyên liệu chính là loại chuối tây quả ngắn, vừa chín tới, có vị ngọt đậm và thơm. Chuối làm bánh phải là loại chuối ngon, quả to. Sau khi bóc vỏ người ta dùng dao ấn nhẹ cho chuối dẹt lại, phơi khô dưới trời nắng to hoặc sấy khô, sau đó giã nhỏ và trộn với bột gạo nếp để nặn thành bánh.
Bánh chuối hấp dẫn.
|
Gạo nếp làm bánh phải là loại gạo nếp nương, trắng, dẻo, thơm. Nhân của bánh được làm bằng đỗ xanh, lạc rang trộn với đường. Tất cả cho vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi các nguyên liệu này quện sánh vào nhau, dậy lên mùi thơm thì bắc ra chờ nguội để gói bánh rồi hấp chín.
3. Cơm lam Phú Lâm
Cách làm cơm lam khá cầu kỳ, gồm gạo nếp nương, nước suối và những ống từ thân cây nứa. Muốn có ống cơm lam ngon, phải chọn cây nứa non, gạo nếp phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm được ngâm, vo sạch rồi trộn cùng một chút muối cho đậm đà, trộn vào ống lam.
Cơm lam với hương vị dẻo thơm của núi rừng Tuyên Quang.
|
Khi cho gạo vào ống lam không được nén chặt quá, sau đó đổ nước cách miệng, lấy lá dong hay lá chuối đậy nắp thật chặt. Khi nướng cần phải xoay đều tay để cơm chín đều, không bị cháy. Khi ăn bạn sẻ cảm nhận được vị dẻo thơm, hấp dẫn.
4. Bánh gai Chiêm Hóa
Bánh gai Chiêm Hóa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Bánh được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm sau đó để ráo nước và xay thành bột.
Bánh gai Chiêm Hóa.
|
Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô tạo nên hương vị rất đặc trưng của bánh gai.
(Theo Dân Trí)
Tận mục quy trình làm ra món xôi ngũ sắc đẹp mắt ngon miệng
San Nguyễn
(Dân Việt) Xôi ngũ sắc có màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Đĩa xôi ngon là phải có màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo.
Xôi ngũ sắc là một trong những sản phẩm đặc trưng của người Tày. 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là kim, xanh là mộc, tím là thuỷ, đỏ là hỏa, vàng là thổ. Người Tày quan niệm rằng, sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân.
Để có được xôi màu đỏ, chị Chúng dùng lá cơm nếp đỏ đun lên, lấy nước rồi cho gạo vào ngâm. Màu tím dùng lá nếp cẩm, còn màu vàng dùng củ nghệ già giã ra.
Thưởng thức xôi phải ăn từ từ, miếng xôi dẻo quánh, vị ngọt bùi như tan ra.
Theo Nghệ nhân Lù Phương Chúng, dân tộc Tày, ở tổ Vĩnh Lợi, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang, cách làm xôi ngũ sắc rất nhiều người biết đến nhưng để có một đĩa xôi màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo thì rất khó. Màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng.Để có được xôi màu đỏ, chị Chúng dùng lá cơm nếp đỏ đun lên, lấy nước rồi cho gạo vào ngâm. Màu tím dùng lá nếp cẩm, còn màu vàng dùng củ nghệ già giã ra.
Lá nếp, nghệ được cho vào cối giã nát, lọc lấy nước
Gạo vo sạch, chia ra làm 5 chậu. Ngâm gạo với từng màu, mỗi chậu 1 màu. Ngâm từ 6 – 8 tiếng cho gạo mềm để đồ và màu ngấm đều thì màu xôi nhìn sẽ đẹp mắt hơn.
Để làm được xôi màu xanh đòi hỏi rất nhiều công đoạn, chị Chúng không dùng lá gừng hay lá cơm để làm xôi xanh, mà dùng tro của rơm nếp trộn lẫn với lá cơm đen giã nhỏ.
Lá cẩm đỏ và tím rửa sạch, cắt khúc cho nồi nước đun sôi 10 phút, lọc bã lấy nước để nguội.
Gạo nếp có màu tím của nếp cẩm
Sau khi ngâm xong, gạo đã ngấm màu được đồ lần lượt từng loại xôi
Để xôi dẻo và màu sắc đẹp, phải là tro của rơm nếp, đây là thứ tro được đốt lên từ những “cum” thóc nếp bà con thường để dành trên gác bếp. Sau khi ngâm gạo nếp thành các màu vừa ý, chị mới cho vào chõ để đồ.
Xôi được đồ chín, đổ ra mâm hoặc mẹt đánh tơi lên cho nhanh nguội
Có thể trộn lẫn các loại với nhau hoặc bày theo từng tầng đều đẹp mắt...
... dù nóng hay nguội nhưng xôi không dính tay.
Sau khi xôi chín có mùi vị thơm nồng của vị nếp cái hoa vàng hòa quyện với hương thoang thoảng của lá rừng. Ăn xong nhưng dư âm của thứ ẩm thực mang hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét