Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Qua miền… sung sướng

Xin được nói ngay: "Sung sướng" ở đây là nhờ được ăn món… sung mà được sướng!

Đi dọc quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam hay ngược lại, ta thường thấy qua mỗi vùng miền luôn có những cung đường bày bán đặc sản của địa phương. Ví như qua Nghệ An, Hà Tĩnh có cung đường kẹo cu đơ; qua Quảng Trị có cung đường cháo bột (món bánh canh cá lóc nấu với bột gạo); qua Huế có cung đường mè xửng - tôm chua - nón lá; qua Bình Định có cung đường nem chua - rượu Bàu đá; đặc biệt qua Phú Yên thì có cung đường cá ngựa.
 Qua miền… sung sướngCó lẽ do đông y đã ghi nhận nên dân gian hay ví von cá ngựa là “món sung sướng”, “món ông ăn bà khen” khi được dùng để ngâm rượu hoặc chiên giòn lên để ăn ngay. Có lẽ cũng vì thế mà khi đi qua cung đường cá ngựa, nhiều người cũng hay kháo nhau là đi qua miền… sung sướng!
Mỗi cung đường đặc sản như thế đều có sự thú vị riêng, bởi sự hình thành và tồn tại của nó gắn liền với truyền thống ẩm thực độc đáo của từng vùng miền khác nhau. Nhưng với tôi, “cung đường cá ngựa” có lẽ là thú vị nhất.
“Cung đường cá ngựa” dài khoảng 15km trên đường thiên lý Bắc - Nam uốn lượn quanh co ven đầm Cù Mông thuộc địa phận hai xã Xuân Cảnh, Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Hàng trăm nhà hàng, quán xá ở đây đâu đâu cũng treo biển quảng cáo món cá ngựa sống. Thực ra không chỉ riêng ở Sông Cầu mới có cá ngựa, mà nhiều vùng đầm, vịnh, ghềnh rạn ven biển Việt Nam và một số nước trên thế giới đều có loại hản sản này. Tuy nhiên, vùng biển Sông Cầu là nơi xuất hiện rất nhiều cá ngựa.
Có một bài thơ khuyết danh về Sông Cầu: "Hỡi ai trên chiếc xe hơi/Ghé vài ba phút dạo chơi Sông Cầu/Cảnh Sông Cầu dừa xanh rợp bóng/ Chiều thu về gợn sóng long lanh/Sông Cầu những lúc trăng thanh/Thuyền chèo xuôi mái thâu canh đêm tàn...".
Đúng là không ít người dân sở tại đã thường xuyên “xuôi mái chèo thâu canh đêm tàn” để ra đầm đánh bắt cá ngựa đưa về phục vụ nhu cầu khách thập phương qua lại ở các hàng quán nơi cung đường cá ngựa này.
Cá ngựa là một loại hải sản có giá trị cao trong dược liệu đông y, được liệt kê trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Tại Trung Quốc, cá ngựa dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên vào bộ sách "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mãn ở thế kỷ 18.
Theo đông y, cá ngựa có tính ôn, vị ngọt, không độc, tác dụng như vị thuốc bổ, kích thích bền lâu trong chuyện phòng sự, tráng dương, khí huyết thông, phụ nữ khó đẻ. Dân gian thường vận dụng điều trị liệt dương, nữ giới không có con, theo phương thang một cặp cá ngựa vàng phơi khô, tán bột rồi dùng rượu chiêu thuốc
Có lẽ do đông y đã ghi nhận như thế nên dân gian hay ví von cá ngựa là “món sung sướng”, “món ông ăn bà khen” khi được dùng để ngâm rượu hoặc chiên giòn lên để ăn ngay. Có lẽ cũng vì thế mà khi đi qua cung đường cá ngựa, nhiều người cũng hay kháo nhau là đi qua miền… sung sướng!
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướngCá ngựa sống được bán với giá khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng/con
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướng
Qua miền… sung sướngCá ngựa đã được cấp đông để bán cho du khách thập phương
Qua miền… sung sướngRượu cá ngựa là một đặc sản ở “miền sung sướng
Qua miền… sung sướng

Qua miền… sung sướng
Đình Sơn (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét