Bài, ảnh: Phúc Lộc
(Dân Việt) Xưa nay, hầu hết các bàn tiệc, nhất là tiệc cưới sang trọng đều có các món gỏi ngon và được bày biện đẹp mắt như gỏi ngó sen, gỏi bồn bồn... và coi đó là món khai vị cao cấp. Nhưng nói đến gỏi mà chúng ta quên món gỏi đu đủ là một điều thiếu sót.
Gỏi đu đủ xưa là món ăn bình dân, chế biến từ nguyên liệu sẵn có ở dưới ao, góc vườn, nhưng nó lại khiến cho bao người phải nhớ mãi, đặc biệt là tuổi học trò, không ai không ưa thích món ăn dân dã này.
Thời chúng tôi còn đi học, trước cổng trường thường có những chiếc xe đẩy bán dạo nào kẹo kéo, cà rem, bánh mì… trong đó chiếc xe bán gỏi đu đủ bao giờ cũng lôi cuốn người ăn đông nhất, đặc biệt là học sinh gái.
Gỏi đu đủ có nhiều kiểu cách chế biến khác nhau. Có người dùng tép, hột vịt, da heo trộn chung với đu đủ bào; có người dùng khô bò nướng chín xé nhỏ trộn chung với đu đủ. Mỗi món đều có mùi vị riêng, ai thích gì ăn nấy. Ở vùng quê nghèo khó của tôi, trong các thức trên thì tép là có sẵn nhất.
Chỉ là trái đu đủ được bào thành sợi khéo léo, tỉ mỉ rồi phối hợp với vài miếng da heo hoặc thịt ba chỉ luộc xắt mỏng, vài miếng hột vịt chiên xắt sợi, năm ba con tép bạc hoặc tép trấu luộc chín màu đỏ au, vậy mà nó đã trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Bí quyết của món gỏi đu đủ là nước chấm và rau răm. Đó là một loại nước chấm được pha chế kỳ công, vừa chua cay, mặn ngọt vừa thanh khiết, không mặn cũng không lạt khiến cho người ăn có thể húp cả nước chấm mà không thấy mặn. Rau răm giúp cho đĩa gỏi tăng thêm phần đậm đà thi vị và kích thích tiêu hóa, càng ăn càng thấy ngon.
Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể biến tấu món gỏi đu đủ thành món ăn ngon tuyệt mà không cần phải dụng công cầu kỳ tốn kém. Nguyên liệu chính là đu đủ, các món phụ họa như tôm, tép, da heo, thịt ba chỉ, trứng chiên, đậu phộng và rau răm. Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán ăn đa phần trộn gỏi đu đủ bằng loại tép trấu, một loại tép sông rất rẻ tiền nhưng thịt lại ngọt ngào, mềm mại và thơm ngon không thua gì tôm sú.
Gỏi đu đủ trộn tép trấu tuy là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng hương vị đậm đà nhờ độ dai dai, giòn giòn, hòa lẫn với vị chua, cay, nồng khiến cho thực khách sau khi thưởng thức đã thấy hài lòng. Hấp dẫn nhất là ăn kèm với bánh đa hoặc bánh phồng tôm, nhai nghe giòn rụm thật khoái khẩu. Nếu thích, bạn cũng có thể cuốn với bánh tráng, càng ăn càng thích thú.
Thời chúng tôi còn đi học, trước cổng trường thường có những chiếc xe đẩy bán dạo nào kẹo kéo, cà rem, bánh mì… trong đó chiếc xe bán gỏi đu đủ bao giờ cũng lôi cuốn người ăn đông nhất, đặc biệt là học sinh gái.
Gỏi đu đủ có nhiều kiểu cách chế biến khác nhau. Có người dùng tép, hột vịt, da heo trộn chung với đu đủ bào; có người dùng khô bò nướng chín xé nhỏ trộn chung với đu đủ. Mỗi món đều có mùi vị riêng, ai thích gì ăn nấy. Ở vùng quê nghèo khó của tôi, trong các thức trên thì tép là có sẵn nhất.
Tép trấu còn tươi nguyên.
Gỏi đu đủ trộn tép trấu, dân dã mà ngon.
Cách làm gỏi đu đủ tuy không tốn kém nhưng đòi hỏi phải công phu và tỉ mỉ. Đu đủ nên chọn trái mỡ vịt, xẻ đôi ra rồi dùng dao bào thành sợi cho thật đều tay, xong đem ngâm nước đá để tăng độ giòn. Sau khi để cho ráo nước, người ta trộn chung đu đủ với chanh, đường và nước mắm. Sau đó cho các phụ liệu vào trộn chung. Trước khi ăn người ta chăm chút bằng cách rắc thêm vài cọng rau răm, vài sợi ớt đỏ, một muổng đậu phộng rang, vừa để trang trí vừa làm tăng thêm hương vị đậm đà, nhìn vào là phát thèm và muốn “khám phá” ngay mùi vị đăc trưng của món ngon đồng nội cùng với các thứ gia vị đi kèm.Chỉ là trái đu đủ được bào thành sợi khéo léo, tỉ mỉ rồi phối hợp với vài miếng da heo hoặc thịt ba chỉ luộc xắt mỏng, vài miếng hột vịt chiên xắt sợi, năm ba con tép bạc hoặc tép trấu luộc chín màu đỏ au, vậy mà nó đã trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Bí quyết của món gỏi đu đủ là nước chấm và rau răm. Đó là một loại nước chấm được pha chế kỳ công, vừa chua cay, mặn ngọt vừa thanh khiết, không mặn cũng không lạt khiến cho người ăn có thể húp cả nước chấm mà không thấy mặn. Rau răm giúp cho đĩa gỏi tăng thêm phần đậm đà thi vị và kích thích tiêu hóa, càng ăn càng thấy ngon.
Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể biến tấu món gỏi đu đủ thành món ăn ngon tuyệt mà không cần phải dụng công cầu kỳ tốn kém. Nguyên liệu chính là đu đủ, các món phụ họa như tôm, tép, da heo, thịt ba chỉ, trứng chiên, đậu phộng và rau răm. Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán ăn đa phần trộn gỏi đu đủ bằng loại tép trấu, một loại tép sông rất rẻ tiền nhưng thịt lại ngọt ngào, mềm mại và thơm ngon không thua gì tôm sú.
Gỏi đu đủ trộn tép trấu tuy là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng hương vị đậm đà nhờ độ dai dai, giòn giòn, hòa lẫn với vị chua, cay, nồng khiến cho thực khách sau khi thưởng thức đã thấy hài lòng. Hấp dẫn nhất là ăn kèm với bánh đa hoặc bánh phồng tôm, nhai nghe giòn rụm thật khoái khẩu. Nếu thích, bạn cũng có thể cuốn với bánh tráng, càng ăn càng thích thú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét