Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Di tích Lịch sử – Văn hóa Chùa Khmer-Kédon

 là một địa danh nằm phía Bắc núi Bà Đen. Từ lâu tại đây có nhiều phum sóc của người Khơme sinh sống. Chùa Khơme được xây dựng tại ấp , xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh, nằm trên tỉnh lộ 4.
Trên đất Tây Ninh ngoài cụm dân cư Khơme ở Kédol còn có một số cụm dân cư Khơme sinh sống ở Bàu Ếch, Trường Hòa, huyện Hòa Thành, các xã biên giới, Hòa Thạnh (Châu Thành), Cà Ốt, Tân Đông (Tân Châu), Hòa Hiệp (Tân Biên).
Chùa Khơme ở Kédol được xây cất bằng gạch, mái lợp ngói, kiến trúc theo kiểu chùa có nhiều lớp mái dốc, đã lược bớt những họa tiết, hoa văn, chạm trổ không giống và quy mô như các chùa Khơme ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Đồ thờ tự cũng đơn giản hơn các chùa Khơme ở Nam bộ.
Sau năm 1975, ngôi chùa này được xây cất lại trên nền chùa cũ.
Lễ hội tại chùa chủ yếu là Tết  – Tết rước nước đầu năm, theo phong tục người Khơme để cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh. Lễ Tết này được tổ chức vào các ngày từ 13 – 15/4 (âm lịch) hàng năm.
Cộng đồng người Khơme tại đây hiện có chưa đến 100 hộ, nhưng họ vẫn bảo lưu được các tập quán, phong tục và sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại chùa Kédol.
Chùa Khơme ở Kédol đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 117/QĐ-CT ngày 29/04/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét