Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch tại Tòa Thánh Tây Ninh sẽ diễn ra  với nhiều hoạt động lễ hội rất sinh động.

Những sắc màu Hội yến

Không thể thiếu màn múa Rồng Nhang
Không thể thiếu màn múa Rồng Nhang
Đúng lệ hằng năm, rằm tháng Tám , lễ khai mạc Hội yến Diêu Trì Cung của đạo Cao Đài diễn ra trong khu nội ô Tòa thánh. Ước tính có khoảng 100.000 người từ khắp các tỉnh, thành đổ về đây tham quan, dự lễ. Mặc dù thời tiết không thuận lợi do trời đổ cơn mưa nặng hạt nhưng đông đảo tín đồ Cao Đài và khách tham quan vẫn không bỏ cuộc, họ chấp nhận đội mưa để xem lễ. Tất cả những người đến dự lễ hội đều được đãi cơm chay, bánh mì chay, nước uống miễn phí.
Một trong các gian triển lãm tại Hội yến
Một trong các gian triển lãm tại Hội yến
Bé dự Hội yến trên vai cha
Bé dự Hội yến trên vai cha
Đông nghịt người trước các gian trưng bày trái cây, lễ phẩm
Đông nghịt người trước các gian trưng bày trái cây, lễ phẩm
Tưng bừng, rộn rã
Tưng bừng, rộn rã
Nấu cơm chay phục vụ cho khách thập phương tại Trai đường
Nấu cơm chay phục vụ cho khách thập phương tại Trai đường
Theo Đại Dương (Tây Ninh Online

Rộn ràng Hội Yến

 còn gọi là vía Đức Phật mẫu của đạo Cao Đài được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
.
Không khí chuẩn bị các gian hàng trưng bày quả phẩm, cũng như phục vụ cơm chay, nước uống miễn phí… suốt những ngày trước, trong và sau Hội yến luôn nhộn nhịp.
Cái hay, cái đẹp của một lễ hội mang dấu ấn tôn giáo là những tín đồ Cao Đài cũng như bá tánh khắp nơi đã dành thời gian này tự nguyện về Tòa thánh để giúp sức, làm công quả. Theo tín đồ đạo Cao Đài, rằm tháng Tám là dịp để có thể thực hiện những việc phúc đức nên chẳng ai tính toán, so đo mà cùng góp công, góp sức vào việc chung.
Ngày 13.8 âm lịch phóng viên Báo Tây Ninh đã đến Tòa Thánh, ghi nhận một số hình ảnh của tín đồ và người dân khắp nơi cùng góp công góp sức cho kỳ Hội yến 2016 đang diễn ra.
Một nhóm phụ nữ ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành tham gia làm đường trong khu vực Tòa Thánh để có chỗ cho xe đò các tỉnh đưa khách về dự Hội Yến
Một nhóm phụ nữ ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành tham gia làm đường trong khu vực Tòa Thánh để có chỗ cho xe đò các tỉnh đưa khách về dự Hội Yến
Họ đạo ở tỉnh Bến Tre tập kết đặc sản để chuẩn bị trưng bày tại gian hàng triển lãm trước Điện thờ Phật mẫu
Họ đạo ở tỉnh Bến Tre tập kết đặc sản để chuẩn bị trưng bày tại gian hàng triển lãm trước Điện thờ Phật mẫu
Chức việc Họ đạo Thành phố Tây Ninh khẩn trương trang trí gian hàng trưng bày tại Hội Yến
Chức việc Họ đạo Thành phố Tây Ninh khẩn trương trang trí gian hàng trưng bày tại Hội Yến
Tín đồ các họ đạo ở các tỉnh mang vật phẩm về chưng tại Hội Yến
Tín đồ các họ đạo ở các tỉnh mang vật phẩm về chưng tại Hội Yến
Một điểm phục vụ nước sâm miễn phí cho khách hành hương về dự Hội yến tại khu vực Bá Huê viên
Một điểm phục vụ nước sâm miễn phí cho khách hành hương về dự Hội yến tại khu vực Bá Huê viên
Chăm chút lại bảng chào Hội Yến
Chăm chút lại bảng chào Hội Yến
Tín đồ đạo Cao Đài phụ việc ở khu vực bếp ăn Trai đường
Tín đồ đạo Cao Đài phụ việc ở khu vực bếp ăn Trai đường
Nấu cơm bằng những thùng hấp hiện đại, với công suất nấu được từ 100-200 kg gạo/thùng, phục vụ cho khoảng 800 – 1.600 người ăn
Nấu cơm bằng những thùng hấp hiện đại, với công suất nấu được từ 100-200 kg gạo/thùng, phục vụ cho khoảng 800 – 1.600 người ăn
Các món ăn luôn được bổ sung kịp thời để phục vụ khách thập phương đến Trai đường dùng bữa
Các món ăn luôn được bổ sung kịp thời để phục vụ khách thập phương đến Trai đường dùng bữa
Thưởng thức cơm chay ở Trai đường
Thưởng thức cơm chay ở Trai đường
Theo Kim Ngân (Tây Ninh Online)

Độc đáo những mâm quả phẩm trưng bày ở Hội Yến Diêu Trì Cung

Một trong những nét đặc trưng của  dịp rằm tháng Tám của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh là những gian hàng trưng bày dâng lên kính lễ. Mỗi gian hàng là một tác phẩm nghệ thuật được kết tạo từ những hoa trái rất đời thường, bình dị.

Với tôi, hấp dẫn và gợi nhiều tò mò nhất vẫn là giàn khổ qua lủng lẳng trái, là cây hạnh (tắc) trĩu quả, là những linh vật sống động… được làm bằng mứt. Có thể nói, đây là những vật phẩm được làm công phu và dài ngày nhất trong tất cả những quả phẩm hiến lễ tại lễ hội.
Chị Ngọc vẽ màu cho Rồng
Chị Ngọc vẽ màu cho Rồng
Mấy ngày nay, ở nhà bà Trần Thị Cất, mọi người vẫn quen gọi là bà Chín (xã Long Thành Bắc, Hòa Thành) ồn ào hơn mọi khi bởi mọi người phải hoàn tất những công đoạn cuối cùng cho món mứt trái cây mà bà Chín đã làm gần một tháng nay.
Năm nào, bà Chín và những người trong nhóm cũng làm 3 món mứt khổ qua, mứt hạnh và mứt nho, trong đó, cực công nhất là món mứt nho. Ít ai biết những chùm nho to tròn, chín mọng được chưng tại triển lãm lại làm từ trái bí đao già.
Bí đao già được bà Chín chọn lấy phần thịt, dùng một ống kim loại nhỏ đường kính chừng 2cm ấn xuống, tạo thành những khúc bí tròn. Sau đó, bà Chín và mọi người tiện lại để tạo hình tương tự như một quả nho. Cực công vậy, nên nếu chọn bí chưa thiệt già thì sẽ bị nhũn, phải bỏ.
“Hôm rồi ngồi làm được một rổ nhưng bữa sau thì nó mềm nhũn, cuối cùng phải đổ đi. Mấy năm trước, trong miệt Dương Minh Châu người ta còn trồng giống bí đao bung, loại bí đao chuyên làm mứt nên muốn làm thì cứ mua. Năm nay kiếm cùng khắp mà không đâu có. Loại bí đao chanh của mình đây không ai để già, vì như vậy sẽ “chạy” dây hư bí hết, nên giờ kiếm bí làm mứt khó lắm”, bà Chín nói.
Bà Chín kiểm tra mứt nho, khổ qua sau khi nhúng rau câu
Bà Chín kiểm tra mứt nho, khổ qua sau khi nhúng rau câu
Bí đao, khổ qua và tắc sau khi đã bỏ vỏ, dùng tăm nhọn xăm đều, ngâm vào nước vôi, sau đó xả sạch và tiếp tục ngâm vào nước phèn chua. “Ngâm rồi xả cho tới khi nào trái khổ qua, miếng bí trắng trong thì đem sên. Làm cho trái trong như vậy để khi mình nhúng rau câu thì mới lên màu tươi như thiệt. Khổ qua mà còn xanh là chưa hết đắng”, bà Chín cho biết.
Sau khi sên xong, bà Chín lại mang mứt ra phơi nắng cho thật ráo và để chờ gần đến ngày nhúng rau câu. “Mần mứt này cái quan trọng là phải có nắng. Mùa này không biết khi nào nắng khi nào mưa, cứ tranh thủ chuẩn bị trước, trời nắng mang ra phơi. Chứ để gần sát mới làm mà gặp mưa thì coi như chịu chết”, bà Chín nói thêm.
Suốt từ năm 1994 đến nay, năm nào cũng vậy, gần đến tết Trung thu, chị Trương Thị Tuyết Ngọc (phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh) lại đi chợ tìm mua những trái đu đủ ưng ý để về làm mứt. “Đu đủ làm mứt phải là trái vừa già tới, trắng trong. Nếu chọn trái đã chuyển sang mỏ vịt thì chín mềm không làm được. Thêm nữa, tùy vào vật phẩm mình cắt tỉa để chọn mua trái lớn hay trái nhỏ. Như để làm phần thân giữa của con Rồng phải tìm cho được trái đu đủ nặng từ 3kg trở lên.”
Làm bông, cắt trái thì nhanh, đơn giản hơn làm Tứ linh, chim Thanh Loan, nhưng năm nào chị Ngọc cũng hỗ trợ họ đạo địa phương hoàn thành một mâm dâng lễ. Nếu dư thời gian, chị còn nhận làm giúp cho nhiều họ đạo khác.
Những bông hoa làm từ trái đu đủ
Những bông hoa làm từ trái đu đủ
Do mứt đu đủ tạo hình khá công phu, nhiều chi tiết nhỏ như nanh Rồng, răng Kỳ Lân, đuôi chim Phụng, chân chim Loan… nên không thể cho lên bếp sên. Vì vậy, sau khi cho uống đường xong, chị Ngọc mang đu đủ ra nắng phơi. Đường dần dần thấm vào trong mứt đến khi khô lại là được. “Công đoạn cắt tỉa hơi mất thời gian nhưng không cực như công đoạn phơi nắng. “Chăn” mứt khó lắm, phải canh mưa canh nắng, mà nhất là làm sao cho những chi tiết mình tỉa không bị gãy. Mứt khô rồi phải cho vào túi nylon cột lại, nếu để ở ngoài sẽ bị hơi nước làm tươm đường”, chị Ngọc chia sẻ.
Một mô hình hoàn chỉnh, thu hút người xem không chỉ là sự khéo léo trong tạo hình, mà việc trang trí sao cho thật sống động, hài hòa cũng là điều quan trọng và mất rất nhiều thời gian.
Những linh vật được tạo hình từ đu đủ
Những linh vật được tạo hình từ đu đủ
Chị Út Chung (thị trấn Dương Minh Châu) vừa ngồi đắp từng đám mây lên mô hình chim Thanh Loan vừa cho biết: chị bắt đầu làm mứt đu đủ hơn 10 năm. “Lúc đầu chưa quen, nhưng làm được ra sản phẩm thì thấy thích, rồi từ thích mình ghiền hồi nào không biết. Cứ năm nào tới dịp này, tôi cũng tranh thủ thu xếp chuyện nhà rồi chạy ra làm với chị Ngọc”.
“Dù có cực khổ nhưng mọi người vẫn không ngại, vì ai cũng mong muốn có những món quà thật đẹp mang đến để báo công, đền ơn đối với Mẹ thiêng liêng Diêu Trì Kim Mẫu”, chị Ngọc chia sẻ.
Theo Ngọc Diêu (Tây Ninh Online)

Mỗi năm một lần Hội Yến

Hội yến Diêu Trì cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ Trung Hoa, nói về việc vua Hán Vũ Đế tiếp đón đức Phật Mẫu trong đêm rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.
  •  
Nếu như phần lễ mang tính thiêng liêng, trầm mặc thì phần hội biểu hiện chính ở trong đám rước cộ bông Phật Mẫu lại phóng khoáng và hồn nhiên, gần gũi với tín ngưỡng dân gian, dễ tiếp nhận đối với tâm hồn mộc mạc của người dân Nam bộ.
Một gian trưng bày trong Hội yến năm 2014
Một gian trưng bày trong Hội yến năm 2014
Có vẻ như xã hội ngày nay thích những cái “nhất”. Như lễ hội hoành tráng nhất, công trình to lớn nhất… Đến cả bánh trái dâng cúng ngày hội, tết cũng cứ phải nhất. Như bánh chưng, bánh tét, bánh tráng dài nhất hay to nhất
Vậy mà ở Tây Ninh, có một lễ hội tự thân nó đã có nhiều cái “nhất” – ít nhất là so trong phạm vi tỉnh nhà, dù chẳng ai cố tình tạo ra điều ấy. Đó là Hội yến Diêu Trì cung của đạo Cao Đài, diễn ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch.
Kỷ lục thứ nhất xin dành cho chốn Trai đường – nơi có bếp và nhà ăn phục vụ khách hành hương về lễ hội. Nhất ở đây là nhất về số người ăn cũng như người phục vụ. Trai đường có thể phục vụ khách ngồi ăn cùng một lúc hơn 1.000 chỗ. Tại đây, suốt ba ngày từ ngày 13 đến ngày rằm luôn tấp nập người đến dùng cơm chay từ 6 giờ sáng cho đến sẫm chiều. Rau củ các nơi chở về đóng góp cho Trai đường chất cao còn hơn vựa chợ. Phục vụ cho hàng ngàn người ăn mỗi ngày là hàng trăm tín đồ của đạo đến đây làm công quả. Nhìn các bà, các chị ngồi nhặt rau thôi đã có thể lầm tưởng đấy là phiên chợ đang đông. Bữa ăn ở đây được hoàn toàn miễn phí. Toàn các món chay ngon và lạ miệng. Như Hội yến năm 2015, trong 3 ngày từ 13 đến rằm, Trai đường đã phải nấu tới 7 tấn gạo, trong đó ngày rằm là hơn 5 tấn. Đó là chưa kể còn hàng tấn bún và hàng trăm ngàn ổ bánh mì phục vụ thêm cho khách hành hương.
Kỷ lục thứ hai là đoàn rước cộ bông Phật mẫu thật dài và lộng lẫy. Đám rước thường diễn ra từ khoảng 18 giờ 30, bắt đầu từ Báo Ân Từ – nơi thờ phụng đức Diêu Trì Kim Mẫu. Ngoài chiếc cộ bông (xe hoa) chở tượng đức Diêu Trì và 9 vị tiên nương có dàn nhạc lễ và ban đồng nhi ngồi bên trong đờn ca thánh thót, đi trong đám rước còn có các ban nhạc múa Khmer, Tà Mun. Nhưng đặc biệt nhất, có sức cuốn hút nhất vẫn là các tốp múa long, lân, quy, phụng. Rồng (long) ở đây có thể là con rồng duy nhất trong nước được gọi là rồng nhang. Thân rồng dài tới 36m, đường kính thân cỡ hơn 1m- có thể cũng đã chiếm kỷ lục về kích thước. Trên thân rồng có quấn dây điện đèn nhấp nháy cùng vô vàn cây nhang cháy đỏ lập lòe, tỏa thơm bát ngát. Điều khiển rồng nhang múa lượn trên sân suốt lộ trình rước lễ phải cần tới 70 người và còn dự phòng thường trực 30 người khác để khi cần thì vào thay thế. Đám rước rất dài còn do có rất nhiều tốp múa lân sư rồng của các xã quanh vùng Tòa thánh cũng tự nguyện đem đội hình về múa góp vui, có lần trên cả chục đội. Họ chờ khi đoàn tứ linh múa chính đi qua là ào ạt xông vào tạo nên bầu không khí cực kỳ sôi động trên sân lễ trước ngôi đền thánh.
Kỷ lục thứ ba – điểm đông người nhất trong dịp này là ở ngôi Báo Ân Từ. Đây là ngôi đền thờ đức Phật Mẫu, còn gọi là đức Diêu Trì Kim Mẫu. Ba ngày trước rằm, người ta sẽ dựng cổng tam quan với trụ cột tròn sơn đỏ, mái ngói ống hoàng lưu ly rực rỡ. Chung quanh ngôi đền cũng sẽ dựng lên gần một ngàn mét vuông nhà rạp làm nơi cho các họ đạo tứ phương trưng bày phẩm vật, hoa trái đem về hiến lễ. Việc này cũng quá sức cầu kỳ, bởi các họ đạo còn có ngầm ý thi đua nhau, xem nơi nào có tài khéo nhất. Mỗi họ đạo được ban tổ chức dành cho một gian khoảng chừng 6 mét vuông. Gian nào cũng trang trí đèn, hoa và các biểu tượng liên quan đến Hội yến Diêu Trì. Nơi bày biện những bộ bàn ghế xinh xinh, sắp đặt mô tả cảnh Hội yến. Nơi thì tạo các mô hình chỉ bằng một loài hoa huệ trắng xanh, thơm ngát. Rồi hoa trái miền Nam kết thành những tượng tứ linh roi rói sắc màu. Gian nào cũng có tượng hình chim thanh loan, trông giống chim công, theo huyền thoại là loài chim để Phật Mẫu và các vị tiên nương đi mây về gió. Có mô hình có thể chuyển động kết hợp ánh sáng, âm thanh khá sinh động. Thế nhưng, vì là quả phẩm dâng lên Hội yến nên chủ lực vẫn là hoa và bánh trái, sản vật vùng miền. Người xem muốn đi ngắm cho hết những gian hàng ấy cũng mất khoảng nửa ngày. Hội yến năm 2015 có gần 100 gian quả phẩm trưng bày, mỗi gian là một hương sắc riêng của mỗi vùng miền đất nước. Chẳng biết ở tất cả các lễ hội trên cả nước, có mâm quả phẩm nào dâng lên các đấng thiêng liêng lớn thế này không?
Đạo Cao Đài Tây Ninh, một năm có hai kỳ đại lễ là lễ vía đức Chí tôn ngày 9 tháng Giêng và Hội yến Diêu Trì ngày 15 tháng 8 âm lịch. Xem ra, lễ Hội yến có sức hút mạnh hơn và người đến dự cũng đông hơn. Phải chăng Hội yến là dành để tôn vinh Phật Mẫu, gần gũi với tập tục thờ Mẫu trong tín ngưỡng dân gian người Việt? Nếu như nghi thức Hội yến vào lúc nửa đêm nặng về phần lễ thì nghi thức đám rước cộ bông Phật Mẫu vào lúc 19 giờ lại thiên về phần hội nhiều hơn. Trăng rằm chưa kịp lên hàng ngàn người đã nêm chặt vòng quanh sân Đại Đồng Xã để xem đám rước. Rồi cũng tới lúc đoàn rước cộ hiện ra với cờ phướn, biểu tượng, lọng đỏ tàn vàng. Đèn nến lung linh. Dàn nhạc lễ ngân lên réo rắt. Có cả nhạc dân tộc với chiêng và trống Xa-dăm Khmer. Chững chạc chức sắc áo dài khăn đóng. Long lanh hạt cườm trên trang phục Tà Mun. Và cộ Mẫu hiện ra giữa hai hàng đồng nhi áo dài tha thướt. Rồi đoàn múa tứ linh tưng bừng trong tiếng trống, tiếng chiêng trong chập chờn ánh sáng đuốc đèn. Đám rước cứ thế mà đi vòng quanh sân giữa những háo hức mắt nhìn và những tiếng trầm trồ thán phục.
Nghi lễ chính bắt đầu vào lúc 22 giờ và kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Sau đám cúng đức Phật Mẫu lúc 18 giờ, người ta mới sắp đặt bàn ghế, dùng cho Hội yến trong nội điện của Báo Ân Từ. Ở giữa, trước bàn thờ Phật Mẫu và sau bàn nội nghi là một chiếc bàn dài, trên phủ khăn trắng thêu hoa, chung quanh là 9 ghế dựa có bọc nệm, thứ tự tính theo ngược chiều kim đồng hồ. Phía đầu bàn, ngoảnh vào trong bàn thờ là 3 cái ghế khác kiểu. Theo quan niệm của đạo Cao Đài, 9 ghế là dành cho cửu vị tiên nương, còn 3 ghế khác kiểu là dành cho 3 vị: đức Hộ Pháp, đức Thượng Phẩm và đức Thượng Sanh. Trên bàn, trước mỗi ghế đều có đặt một bình hoa tươi, một ly để rót rượu và một tách để dâng trà. Trên bàn thờ cũng đặt 3 món như vậy. Hoa, rượu, trà, theo quan niệm của đạo chính là tam bửu- tượng trưng cho Tinh, Khí, Thần của con người để dâng lên Phật Mẫu.
Khu vực Trai đường
Khu vực Trai đường
Không như các đàn cúng bên đền thánh, chức sắc tín đồ đạo Cao Đài tham dự lễ cúng trong Hội yến tất cả đều mặc đạo phục màu trắng, bởi họ quan niệm tất cả đều là con của Mẹ (Phật Mẫu). Với Mẹ, họ như nhau.
Đúng 22 giờ, các chức sắc Hiệp Thiên Đài tiến vào chính điện, bái lễ cầu nguyện, thỉnh đức Phật Mẫu và cửu vị tiên nương về chứng lễ, sau đó trở lại phía bàn nội nghi. Một vị chức sắc cao cấp nhất của Hiệp Thiên Đài, nay là Phó hội trưởng Hội đồng Chưởng quản đi lên, nâng lư trầm đang nghi ngút khói hương lên xá, rồi đem xuống xông hương trên từng chiếc ghế quanh bàn Hội yến. Thế rồi ban nhạc bắt đầu trổi lên những thanh âm hòa tấu các bài cổ nhạc gồm 5 bản – gọi là nhạc tấu quân thiên.
Xong phần tấu nhạc là tới phần hiến lễ, dâng tam bửu. Ở mỗi tuần dâng, các giáo nhi đều hát đủ 13 bài thài. Mỗi bài là một bài thơ làm theo lối song thất lục bát, tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú. Trong ánh đèn nến lung linh, giữa hương trầm và hương hoa thơm ngát là những gương mặt thành kính. Hội yến cứ thế diễn ra cho đến nửa đêm.
Hội yến Diêu Trì cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ Trung Hoa, nói về việc vua Hán Vũ Đế tiếp đón đức Phật Mẫu trong đêm rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ. Nếu như phần lễ mang tính thiêng liêng, trầm mặc thì phần hội biểu hiện chính ở trong đám rước cộ bông Phật Mẫu lại phóng khoáng và hồn nhiên, gần gũi với tín ngưỡng dân gian, dễ tiếp nhận đối với tâm hồn mộc mạc của người dân Nam bộ.
Theo TRẦN VŨ (Tây Ninh Online))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét