Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Mùa cá lòng tong chạy đồng

 có nhiều loại, nhưng có 2 loại bà con nông dân thường bắt được là lòng tong đá và lòng tong bay. Lòng tong đá con hơi lớn, thường sống ở lòng sông, suối nơi có nước sâu. Lòng tong bay nhỏ hơn lòng tong đá, thích sống chỗ nước cạn hơn, đặc biệt là nơi đồng ruộng.
Mùa mưa cá lòng tong bay xuất hiện nhiều vô kể ở các kênh, mương, ruộng lúa, nên người ta thường gọi là lòng tong chạy đồng.
Mùa cá lòng tong chạy đồng
Cứ vào mùa – khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, nhiều nông dân ở ấp Thuận Bình, , huyện  lại có cơ hội kiếm thêm thu nhập nhờ nghề bắt cá lòng tong. Cá lòng tong có nhiều loại, nhưng có 2 loại bà con nông dân thường bắt được là lòng tong đá và lòng tong bay.
Lòng tong đá con hơi lớn, thường sống ở lòng sông, suối nơi có nước sâu. Lòng tong bay nhỏ hơn lòng tong đá, thích sống chỗ nước cạn hơn, đặc biệt là nơi đồng ruộng. Mùa mưa cá lòng tong bay xuất hiện nhiều vô kể ở các kênh, mương, ruộng lúa, nên người ta thường gọi là lòng tong chạy đồng.
Cả hai loại cá trên đều dễ chế biến thành các món ăn ngon như kho, um (để cuốn bánh tráng ăn kèm rau sống), làm khô, nhất là làm mắm chua. Cá lòng tong làm mắm chua thì không có loại cá đồng nào sánh bằng.
Lòng tong đá là loại rất khôn, muốn bắt được phải dùng cần câu hoặc lưới cỡ nhỏ giăng hình chữ Z, sau đó dùng một khúc cây đập ầm ầm xuống nước để đuổi chúng. Lòng tong bay thì dễ bắt hơn, chúng thường đi theo đàn, chỉ cần biết cách đón con nước và hướng di chuyển của chúng, dùng lưới đáy đặt là có thể bắt được.
Đáy là một dụng cụ được thiết kế sao cho con cá chui vào rồi thì không thể thoát ra được. Thân đáy hình cột rỗng có chiều dài khoảng 5 mét, miệng hình chữ V. Tùy theo chiều ngang của con nước, người ta làm miệng đáy rộng hay hẹp, miễn sao ém đường chân chì cho kín để cá không chui qua kẽ hở.
Cũng tùy theo địa hình mà dùng loại đáy có cỡ lớn hay nhỏ. Bắt cá lòng tong trên đồng ruộng ở khu vực ấp Thuận Bình người ta thường dùng đáy cỡ nhỏ.
Mùa mưa cá chạy nhiều, đây cũng là thời điểm cá đủ lớn để bán được giá. Lúc này ruộng lúa thường có nước, nhưng nếu trời không mưa cũng sẽ khó tìm thấy tăm hơi của bầy lòng tong; chúng thường trốn biệt trong những đám lúa rậm rạp hay dưới đáy hầm kênh.
Khi trời đổ mưa, cá mừng con nước mát, kéo từng đàn theo dòng nước chảy xuôi, hoặc có khi ngược hướng từ các hầm kênh lên đồng ruộng. Vì vậy, người bắt cá phải có kinh nghiệm đón hướng chạy của cá mà đặt đáy.
Anh Nguyễn Vương Linh (32 tuổi), một người giỏi bắt cá lòng tong ở ấp Thuận Bình cho biết, hằng năm cứ vào mùa, gia đình anh có thể kiếm được khoảng 20 triệu đồng từ cái nghề này. Anh Linh nói thêm: “Nhờ mùa cá chạy đồng mà nhiều người có cơ hội kiếm thêm nguồn thu nhập.
Phần lớn cá lòng tong bay chỉ thích sống ở đồng ruộng, nếu mình không bắt thì đến mùa nắng, nước cạn, chúng sẽ bị mắc kẹt trong ruộng lúa chết hàng loạt”. Được biết, hôm nào trời có mưa, trung bình mỗi đêm trút cá anh Linh bán được khoảng 1 triệu đồng.
Giá bán lẻ ngày thường khoảng 100.000 đồng/kg, giá sang lại cho người khác 75.000 đồng/kg. Nếu là ngày chay giá có thấp hơn chút ít. Hôm nào cá rộ trút được số lượng nhiều không bán hết buổi chợ thì sang lại theo giá cá làm mắm từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Cá lòng tong hay nhảy khỏi mặt nước vào những đêm mưa lớn. Đêm nào mưa dầm thì sáng ngày hôm sau anh Linh có thể trút được khoảng 70kg cá. Loại cá này chỉ cần lên khỏi mặt nước vài phút là chết, nên để bán chạy hàng, được giá cao, người bắt cá phải biết cách giữ cho chúng sống lâu hơn.
Theo kinh nghiệm, cá sống ở đâu, dòng nước nào thì cứ rộng cá ngay tại đó. Cách làm là dùng một manh lưới buộc vào bốn cây trụ đặt bán ngập dưới nước, sao cho cá đừng nhảy qua khỏi khung lưới. Vị trí được chọn để rộng cá phải là nơi nước chảy, còn nếu nước tĩnh phải thường xuyên tát nước vào cho cá dễ hô hấp.
Mấy năm gần đây, cá lòng tong về đồng khá nhiều, tuy nhiên không phải ai đóng đáy cũng bắt được cá, mà còn tùy người có kinh nghiệm trong nghề, tùy địa hình của từng khu đồng ruộng. Hôm nào trời mưa, cứ khoảng 1,5 tiếng đồng hồ phải trút cá một lần, nếu để cá vào đáy nhiều quá sẽ khiến chúng bị ngộp, chết không bán được.
Do đó, mọi người thường cất lều ngay khu vực đặt đáy thức đêm canh cá. Mùa trước, ở khu vực nào đã có người đặt đáy thì mùa sau, đặt đáy ở chỗ đó cũng là người đó. Điều này gần như được mặc định sẵn, bởi dân trong nghề luôn có ý thức không tranh chỗ của nhau.
Cùng chia sẻ mùa cá gần khu vực đặt đáy của anh Linh có chị Loan, anh Ẩn, anh Dương và một số người khác cùng ngụ ấp Thuận Bình. Mặc dù họ không bắt được nhiều cá như anh Linh, nhưng mỗi buổi chợ cũng có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng.
Anh Dương cười vui tâm sự: nghề này cũng vất vả lắm, bị muỗi, kiến lửa, đỉa cắn là chuyện thường, có đêm phải dầm mưa suốt. Cực nhưng mà vui, nhất là khi nghe tiếng cá “rồ” trong đáy. Buổi chợ sớm mai, mọi người có cá tươi để làm món ngon, còn mình thì lại có thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống.
Theo Minh Quốc (Tây Ninh Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét