Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì


Lễ hội Khô Già Già là lễ hội cầu mùa lớn nhất của người Hà Nhì đen, thể hiện đặc trưng văn hóa tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thần rừng, thần nước, cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, chăn nuôi phát triển và cầu an cho dân bản có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Lễ hội Khô Già Già năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày Thìn của tuần thứ nhất cho đến hết ngày Ngọ của tháng 6 âm lịch trong khu vực “Gạ hen lạ gio” mà dân tộc Hà Nhì đen quen gọi là rừng công viên.
Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ mổ trâu cúng tế thần linh. Sau đó, thịt trâu sẽ được chia đều cho các gia đình mang về để cúng tổ tiên. Sau đó mỗi gia đình sẽ tự chuẩn bị lễ vật rồi mang đến rừng thiêng cúng tế. Ngoài các nghi lễ long trọng, linh thiêng, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa hấp dẫn như đu dây, kéo co...
Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì hàm chứa các lớp trầm tích tín ngưỡng, văn hóa sâu sắc. Lễ hội đã có từ rất lâu đời và được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhằm gắn kết các gia đình, thành viên trong cộng đồng dân tộc Hà Nhì đen ở vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Lễ hội Khô Già Già đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.


Địa điểm tổ chức lễ hội “Khô già già” là bãi đất trống tại khu rừng công viên “Gạ hen lạ gio”.
Địa điểm tổ chức lễ hội “Khô già già” là bãi đất trống tại khu rừng công viên “Gạ hen lạ gio”.


Tại khu rừng công viên, mọi người cùng tập trung đi lấy dây rừng về làm dây đu, chặt gỗ về làm cột đu. Buổi tối cùng ngày những gia đình trong thôn được phép tham gia nghi lễ cúng thần rừng đều chuẩn bị một mâm cúng mang ra rừng công viên để cúng thần.
Tại khu rừng công viên, mọi người cùng tập trung đi lấy dây rừng về làm dây đu, chặt gỗ về làm cột đu. Buổi tối cùng ngày những gia đình trong thôn được phép tham gia nghi lễ cúng thần rừng đều chuẩn bị một mâm cúng mang ra rừng công viên để cúng thần.


Buổi sáng ngày con rồng (ngày 4.7.2017 dương lịch), khi mọi người có mặt đông đủ tại rừng công viên, trâu tế thần được hai người giao đi tìm mua, chăm sóc trong suốt những ngày qua dắt buộc vào cột đu “A gúy” để chuẩn bị làm lễ hiến sinh.
Buổi sáng ngày con rồng (ngày 4.7.2017 dương lịch), khi mọi người có mặt đông đủ tại rừng công viên, trâu tế thần được hai người giao đi tìm mua, chăm sóc trong suốt những ngày qua dắt buộc vào cột đu “A gúy” để chuẩn bị làm lễ hiến sinh.


Riêng 4 chiếc cẳng dưới của trâu hiến sinh được dành cho hai người có công đi mua trâu mỗi người một cái và 2 cái còn lại cho hai người được chọn sang năm chịu trách nhiệm đi mua trâu.
Riêng 4 chiếc cẳng dưới của trâu hiến sinh được dành cho hai người có công đi mua trâu mỗi người một cái và 2 cái còn lại cho hai người được chọn sang năm chịu trách nhiệm đi mua trâu.


Mỗi gia đình cử một người đàn ông tham gia nghi lễ mổ trâu và đem thịt trâu được chia về nhà. ông Ly Xô Chơ ở thôn Lao Chải 1 cho biết trong bản có 60 hộ thì chia thịt trâu thành 60 phần bằng nhau. Đây không phải thịt để mua, mà chủ yếu để mang về thờ cúng, bởi mỗi năm chỉ có một lần.
Mỗi gia đình cử một người đàn ông tham gia nghi lễ mổ trâu và đem thịt trâu được chia về nhà. ông Ly Xô Chơ ở thôn Lao Chải 1 cho biết trong bản có 60 hộ thì chia thịt trâu thành 60 phần bằng nhau. Đây không phải thịt để mua, mà chủ yếu để mang về thờ cúng, bởi mỗi năm chỉ có một lần.


Các món ăn đều là những thứ họ tự trồng cấy trong năm như: Lạc, đậu tương, bí đỏ, đỗ dải áo, khoai tây, dưa chuột, thịt trâu, rượu.
Các món ăn đều là những thứ họ tự trồng cấy trong năm như: Lạc, đậu tương, bí đỏ, đỗ dải áo, khoai tây, dưa chuột, thịt trâu, rượu.


Lễ tết cũng là dịp các phụ nữ Hà Nhì chăm chút mái tóc và chiếc khăn đội đầu. Phụ nữ Hà Nhì đen có búi tóc giả được tết bằng len rất đẹp.
Lễ tết cũng là dịp các phụ nữ Hà Nhì chăm chút mái tóc và chiếc khăn đội đầu. Phụ nữ Hà Nhì đen có búi tóc giả được tết bằng len rất đẹp.


Thức ăn cúng lễ được thầy cúng đặt vào mảnh lá chuối ngay bên cạnh cột đu để cầu cho mùa màng bội thu, cầu cho mọi người đến chơi đều bình an, khoẻ mạnh, sinh sôi phát triển.
Thức ăn cúng lễ được thầy cúng đặt vào mảnh lá chuối ngay bên cạnh cột đu để cầu cho mùa màng bội thu, cầu cho mọi người đến chơi đều bình an, khoẻ mạnh, sinh sôi phát triển.
THÀNH THẾ VINH

Tết Khu Già Già của người Hà Nhì

Trò chơi bập bênh trong ngày hội
Tết tháng Sáu của người Hà Nhì ở Lào Cai còn gọi là Tết Khu Già Già, diễn ra sau khi cấy xong vụ mùa. Tết được tổ chức vào các ngày (Thìn, Tỵ, Ngọ và Mùi) thờ các thần bảo vệ rừng và mùa màng.

Theo tục lệ, trâu cúng thần vào ngày thìn (ngày thứ nhất) phải là trâu đực. Lều cúng được dựng tại khu rừng cấm đầu bản. Đồ cúng chế biến từ thịt trâu được xếp vào mâm, đặt từng hàng trong lều. Thầy cúng chính và hai thầy cúng phụ thay mặt dân làng thực hiện nghi lễ cúng thần, cầu cho mùa màng tốt tươi, người yên, vật thịnh… Ngày thứ hai (tỵ),trai, gái trong bản rủ nhau vào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Ngày thứ  ba (ngọ), tất cả dân bản tập trung lại để già làng cắt da trâu chia cho từng gia đình.
Lễ cúng rừng diễn ra ở đầu bản

Đồng bào quan niệm,nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai miếng thì năm đó làm ăn sẽ không thuận, nếu chia hết mà còn lẻ một miếng, tức là năm đó dân bản được mùa. Ngày thứ tư (mùi), có tục trùm chăn. Trước khi đi hội, các chàng trai chưa vợ đem theo một cái chăn chiên mới. Nếu thấy tâm đầu ý hợp, chờ đến khi trời tối, chàng  trai tung chăn trùm vào người cô gái và đưa về báo cáo với bố mẹ để cử người sang nhà gái xin cưới...
Sau khi cúng lễ, đàn ông Hà Nhì thụ lộc là những món ăn được chế biến từ thịt trâu

Trong thời gian diễn ra lễ hội, già làng chơi đàn, các cụ già hát múa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau, chơi trò đu dây, đu quay và hát giao duyên...

Mổ trâu cúng thần bảo vệ rừng và mùa màng

Giã bánh dày, chuẩn bị đồ lễ cúng thần 

Bài và ảnh: Lê Sơn, Đức Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét