Hiện nay, ở làng An Thành, người dân vẫn còn làm ra các loại bánh độc đáo để cúng gia tiên. Những ngày giữa tháng Chạp, ông Nguyễn Xuân Lạng (86 tuổi, có hơn 70 năm theo nghề) luôn bận rộn để cho ra đời những mẻ bánh dứa, bánh sâm. Với họ, thứ bánh này không thể thiếu trên mâm cỗ nơi bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết Nguyên đán. Vừa làm bánh, ông Lạng chia sẻ, để làm bánh sâm, đầu tiên là nấu đậu quyên với đường, rồi cháo đến khi khô. Sau đó, dùng tay bắt từng con bột kết dính vào nhau sao cho giống củ sâm. Cách nặn bột cũng phải khéo để khi nặn và đem sấy khô bằng lò than không bị vỡ vụn ra. Cuối cùng, bánh sâm được khoác lên mảnh giấy để tạo hình củ nhân sâm. “Phải có những miếng giấy như thế này để cái bánh trở nên đẹp mắt hơn”, ông Lạng cho biết.
Làm bánh sâm đã khó, làm bánh dứa còn khó hơn nhiều. Khác với bánh sâm, bánh dứa bên trong có nhân là hỗn hợp gồm đậu mè, đường... Lớp bánh bọc ngoài làm bằng bột nếp. Một điều đáng lưu ý đó là cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, nếu không bánh rất dễ vỡ và để lộ nhân bánh ra ngoài. Hằng năm, ông vẫn miệt mài nhào bột, gói gém, chăm chút từng cái bánh... để truyền lại món bánh này cho con cháu và thành kính dâng lên tổ tiên thứ bánh độc đáo này. Theo tìm hiểu, bánh sâm có nguồn gốc từ Nội cung, sau được truyền ra dân gian. Đến nay, một vài gia đình vẫn làm bánh sâm để dùng trong những ngày Tết Nguyên đán. Riêng bánh dứa, hầu như chỉ xuất hiện ở làng An Thành. Cả làng chỉ có hai người làm được, trong đó, ông Lạng còn duy trì đều đặn hằng năm. Một đĩa bánh được xếp gọn gàng.
Viết Thiệp /Sức Khỏe Cộng Đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét