Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, hàng vạn người bị bắt đi lính


B.T sưu tầm, SGK Sử 7 

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, hàng vạn người bị bắt đi lính
Hình minh họa

Triều đình nhà Lê báo hiệu hồi mạt vận, quyền lực chuyển giao sang các tập đoàn phong kiến khác. Thời kỳ giao tranh giữa liên tiếp giữa Nam – Bắc triều, rồi đến Trịnh – Nguyễn.  


Chiến tranh Nam - Bắc triều
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, hàng vạn người bị bắt đi lính - Ảnh 1.
Di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn
Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiêu. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân. Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ bình quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
Dân cư ở hai bờ sông Gianh phải di chuyển đi nơi khác. Luỹ Thầy ở phía nam như một bức thành ngăn đôi đất nước.
"Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng có cánh khó qua Luỹ Thầy".
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, hàng vạn người bị bắt đi lính - Ảnh 2.
Phủ chúa Trịnh (tranh vẽ thế kỷ XVII)
Ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Đắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh". Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr.107-108-109.
theo Helino

"Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây"

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 

"Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây"

Đó là những câu ca dao về Bát Tràng - một trong những làng thủ công nổi tiếng bậc nhất Thăng Long thế kỷ 17.

Nông nghiệp
Ở Ðàng Ngoài, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhà nhà no đủ. Tiếp sau đấy, những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tô chức khai hoang.
Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng sáu bảy phần.
Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.
Ở Ðàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
Riêng Thuận Hoá năm 1711, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn. Tính đến năm 1776, số dân đinh tăng lên 126 857 suất, số ruộng đất tăng lên 265 507 mẫu.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.
Sự phát triển nông nghiệp Ðàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII, tình trạng nông dân bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.
Sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán
Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đông, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), các làng làm đường mía Quảng Nam...
Gốm Bát Tráng rất được ưa chuộng, nên có câu:
"Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây".
Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Ảnh 1.
Một chiếc đỉnh bằng gốm tráng men do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng. (Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org)

Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) và 36 phố phường. 
 Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu: "Thứ Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huế) Hội An (Quảng Nam). Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Một số người phương Tây đến nước ta lúc bấy giờ mô tả: "Các phố Kẻ Chợ (Thăng Long) đều rộng đẹp, nhiều phố lát gạch. Phố xá buôn bán nhộn nhịp nhất là vào ngày mồng một và ngày rằm âm lịch. Mỗi phố bán một thứ hàng hóa", "nhờ có sông Cái (sông Hồng) chạy qua ven kink thành, thuyền chở hàng hóa qua lại rất đông".
Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khán đều theo đường thủy và đường bộ tập trung ở Hội An.
Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Ảnh 3.
Tranh vẽ thương cảng Hội An thế kỷ 17-18 (Nguồn ảnh: cafebiz.vn)
Trong thế kỉ XVII, rất nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Phillipin) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ buôn bán để nhờ họ mua vü khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII. Các thành thị suy tàn dần.
theo Helino

Nguyễn Bỉnh Khiêm - người luôn muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ"

B.T sưu tầm, SGk Sử 7 

Nguyễn Bỉnh Khiêm - người luôn muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ"
Hình minh họa

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân tài nổi bật của nước ta những năm đầu thế kỷ 16.

Tôn giáo
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỷ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp văn hóa truyền thống.
Nguyễn Bỉnh Khiêm - người luôn muốn lo trước những việc lo của thiên hạ - Ảnh 1.
Tranh vẽ biểu diễn võ nghệ thế kỷ thứ XVII (Nguồn ảnh: hoc24.vn)
Làng xã thờ thành hoàng, gia đình thờ tổ tiên. Hàng năm làngmở hội tại đình, có nơi tại chùa. Dân làng tổ chức biểu diễn chèo tuồng, múa rối hoặc nhiều trò chơi (đánh vật, đua thuyền, đấu cờ, thổi cơm thi, leo dây đi cà kheo).
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đấ nước
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Ma (Roma, Italia). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Ðào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nuróc ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồnn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
Ðạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trinh, chúa Nguyễn. Do vậy, các chúa đã nhiều lần ngăn cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tiếp tục tìm cách để truyền đạo.
Sự ra đời chữ Quốc ngữ
Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.
Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam, trải qua một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt (Alexandre de Rhôdes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt- Bồ - La-tinh. Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.
Nguyễn Bỉnh Khiêm - người luôn muốn lo trước những việc lo của thiên hạ - Ảnh 2.
Giáo sĩ Alexandre de Rhôdes
Văn học và nghệ thuật dân gian
Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngũ lục,
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491 – 1585, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng nguyên làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi là Trạng Trình. Ông có tâm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".
Đào Duy Từ (1572-1634) vừa là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa, nhà quân sự có tài. Ông sinh ra tại làng Hoa Trai (Tĩnh Gia, Thanh Hóa), có tài nhưng không được chúa Trịnh cho đi thi. 
Vào Đàng Trong, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn phong tước hầu và trọng dụng trong việc xây dựng hệ thống Lũy Thầy. Ông còn viết một số tác phẩm, có công phát triển nghề hát bội ở Đàng Trong và là người khởi thảo tuồn Sơn Hậu.
Sang đầu thế ki XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạmg Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ Lục bát và Song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở thế kỷ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta vào thế kỉ XVII còn đượcc xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, vật, chơi đi cày, tắm ao, đánh cờ...) nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh). Trên bức tượng, các cánh tay to xòe ra uyển chuyển như động tác múa. Những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang tỏa ra xung quanh. Bức tượng có vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm - người luôn muốn lo trước những việc lo của thiên hạ - Ảnh 4.
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình yêu thương con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí họa cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... nước ta thời bấy giờ.
theo Helino

Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài

B.T sưu tầm, SGK Sử 7

Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài

Chúa Trịnh lún sâu vào ăn chơi hưởng lạc, nhân dân khắp nơi lầm than, khởi nghĩa liên tiếp nổ ra.

Tình hình chính trị
Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.
Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào "vũng bùn" ăn chơi hưởng 1ạc. Vào dip Tết Trung thu, "chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn 1ồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá mấy chục lạng vàng".
Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm họan quan, ngạo mạn hách dịch..., cả nước căm ghét, ghê tởm, kinh sợ chúng".
Quan lại xét xử "đục nước béo cò", để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lí ngay đành phải chịu thua.
(Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)
 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 1.
Hình minh họa chúa Trịnh Sâm đam mê tửu sắc
Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất rnùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hoá. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.
Nhà sử học Phan Huy Chú viết: "Vì trưmg thu quá rnức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ, đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôm mà phải xé chài lưới".
(Lịch triều hiến chương loại chí)
Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.
Nạn đói khủng khiếp năm 1740 - 1741 ở Đàng Ngoài, "Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường... Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cả chuột, rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi".
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
Những cuộc khởi nghĩa lớn
Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khăp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phươnng (1740 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài.
 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 2.
Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỷ XVIII
Khởi nghĩa Lê Duy Mật hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An kéo dài hơn 30 năm.
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (quận Hẻo) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
 Tức nước vỡ bờ, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra ở Đàng Ngoài - Ảnh 3.
Thế kỷ XVIII xuất hiện nhiều thủ lĩnh của các phong trào nông dân
Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyể lên Kinh Bắc uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng úng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghïa vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Ðiện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng tung hô Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
theo Helino

Nguyễn Huệ cũng 2 anh em bất mãn với chế độ đương thời, vùng lên khởi nghĩa

B.T sưu tầm, SGK Sử 7

Nguyễn Huệ cũng 2 anh em bất mãn với chế độ đương thời, vùng lên khởi nghĩa

Nhân quyền lực họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, một phong trào nông dân lớn nổi dậy và dần bùng nổ thành khởi nghĩa lật đổ chính quyền.

Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Nguyễn Huệ cũng 2 anh em bất mãn với chế độ đương thời, vùng lên khởi nghĩa - Ảnh 1.
Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam
Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Theo Phủ biên tạp lục:
Nhà bác học Lê Quý Đôn (thế kỉ XVIII ) nhận xét: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ,... lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau... Họ coi vàng "bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng". Trương Phúc Loan "thu lợi 5 cửa nguồn, nhận của đút lót, vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy nhà. Ruộng vườn, tôi tớ, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể".
Nông đân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân đân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong...
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Là người khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Ở Bình Định đã lưu truyền bài vè "Chàng Lía":
... Lên yên thẳng xuống trùng trùng rinh rang
Lâu la kén đủ trăm ngàn,
Thình lình cướp trại đánh ngang quân triều.
Quân binh đang lúc bao vây,
Chợt đâu bị đánh, xiết bao hãi hùng...
Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung:
Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang. Thuở nhỏ, ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời.
Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
Nguyễn Huệ cũng 2 anh em bất mãn với chế độ đương thời, vùng lên khởi nghĩa - Ảnh 2.

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm

B.T Sưu tầm SGK sử 7 |
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
Hình minh họa

Sau khi bị anh em nhà Tây Sơn lật đổ, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Nhưng đại quân này lại bị Nguyễn Huệ đánh tan trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9 năm đó, nghĩa quân hạ được phủ thành. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.
Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.
Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.
Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Ảnh 1.
Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và quân xâm lược nước ngoài
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7 - 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc chở về nước. Nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân Xiêm xâm lược.
Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Ảnh 2.
Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thắng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong nhưng trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sứ chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm,
Sử triều Nguyễn cũng ghi nhận: "Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 theo dương lịch), ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp", theo Đại Nam thực lục.
theo Helino

Nghĩa quân Tây Sơn thế như chẻ tre, tiếp tục lất đổ chính quyền họ Trịnh

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 | 
Nghĩa quân Tây Sơn thế như chẻ tre, tiếp tục lất đổ chính quyền họ Trịnh

Sau khi hạ thành Phú Xuân, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc tiêu diệt nốt họ Trịnh, chấp dứt 200 năm ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài, tạo nền tảng thống nhất đất nước.

Họ thành Phú Xuân - Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Bấy giờ quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu, khiến dân chúng rất căm giận. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. 
Tháng 6 - 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
Ngày 21 - 7 - 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đây sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy, tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không đẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Bấy giờ ba anh em Tây Sơn chia nhau giữ ba vùng: Nguyễn Nhạc - Trung ương Hoàng đế đóng ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ - Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân, Nguyễn Lữ - Đông Định Vương ở Gia Định.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.

Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. 
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu điệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét