B.T sưu tầm, SGK Sử 7
Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Gần 30 vạn quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta. Nghe cấp báo, vua Quang Trung ngay lập tức hành quân ra Bắc.
Quân Thanh xâm lược nước ta
Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam
Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm bốn đạo tiến vào nước ta.
Trước thế giặc ào ạt, quân ta rút khỏi Thăng Long. Ngô Văn và Ngô Thì Nhậm sai người về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ biết và gấp rút lập phòng tuyến Tam Ðiệp - Biện Sơn. Phòng tuyến có quân bộ đóng ở Tam Ðiệp (Ninh Bình), quân thủy đóng ở Biện Sơn (cửa Bạng, Thanh Hoá). Thủy bộ liên kết vững chắc.
Tại Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân lính cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống được nhà Thanh phong là "An Nam quốc vương" , thực ra chỉ là vua bù nhìn. Hàng ngày, y tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược. Người dân Thăng Long nói vói nhau: "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy".
(Hoàng Lê nhất thống chí).
Tôn Sĩ Nghị suốt ngày ăn chơi, bắt nhân dân Thăng Long và các vùng lân cận phải nộp bò, lợn, lúa gạo; có nơi còn phải nộp rơm cỏ nuôi lừa ngựa, dựng nhà cửa, đồn lũy cho giặc. Lòng căm thù quân cướp nước và lũ bán nước đã lên đến cao độ.
Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12/1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
"Ðánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên: "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"
Lược đồ diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi – Đống Đa
-Ðạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
-Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
-Đạo thứ tư tiến vào Hải Dương.
-Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch. Ðêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đấy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Ðêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Ðây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại (Hoàng Lê nhất thống chí).Mở đầu trận đánh, hơn 100 voi chiến của quân ta ào ào tiến về đồn giặc, tiếp sau là đội quân mang những tấm lá chắn bằng gỗ quấn rơm tẩm nước, bảo vệ bộ binh theo sau.
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Ðược nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung trong trong chiến bào xạm đen khói thuốc súng cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong tiếng reo hò:
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
(Ngô Ngọc Du)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Trong 17 näm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ được các chính quyên phong kiến thối nát nhà Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Ðồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lâp và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào tháng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ của nhân dân ta ở thế kỷ XVIII.
theo Helino
Sau chiến thắng Quang Trung tái thiết đất nước, đặc biệt xây dựng thủy binh, tượng binh
B.T sưu tầm, SGK Sử 7 |
Sau chiến thắng, nguy cơ vẫn còn nhiều nên ngoài kinh tế, xã hội, văn hóa, vua Quang Trung đặc biệt quan tâm đến quốc phòng quân đội.
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc
Ở cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài. Ðồng ruộng bỏ hoang, xóm làng xơ xác, công thương nghiệp đình trệ.
Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm "mùa màng trở lại phong đãng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không lưu đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán phục hồi dần.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học, Ông nói: "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị binh lấy việc tuyển nhân tài làm gốc. Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
Quân xâm lược nhà Thanh đã bị đánh tan. nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt Trung, Phia nam, sau thất bại Rạch Rầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định.
Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh. Quang Trung tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi hoặc 500 - 600 lính và hàng chục đại bác.
Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từmg tấc đất của Tổ quốc. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là quốc vương , nghĩa là vua của một nước độc lập.
Ở phía nam, Nguyễn Ánh đang tìm cách đánh ra Quy Nhơn. Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh. Tiếc thay, kế hoạch đang tiến hành khẩn trương thì ngày 16 - 9 - 1792, vua Quang Trung đột ngột từ trần. Công chúa Lê Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của Quang Trung.
Mà nay áo vải cờ đảo,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.
Quang Trung mât, Quang Toản lên ngôi vua, nhưmg không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều dình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr. 131-132-133.
theo Helino
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét