Bánh tráng Bình Định từ lâu nổi tiếng thơm ngon, đượm mùi gạo mới. Những ngày cuối tháng Chạp, dân vùng đất võ lại tất bật làm bánh tráng phục vụ Tết.
Không biết từ bao giờ, cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân ở Bình Định nói riêng và nhiều khu vực miền trung nói chung chọn cho nhà mình một ít bánh tráng Trường Cửu (thị xã An Nhơn) để làm thức quà ăn trong dịp tết.
Chúng tôi có mặt tại làng Trường Cửu trong ngày 27 tháng Chạp. Làng quê nghèo nếp mình sau lũy tre, nổi bật khắp nẻo đường là những phên bánh được phơi trong nắng sớm.
Trong căn nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười, anh Nguyễn Minh Huy, chủ cơ sở làm bánh tráng làng Trường Cửu, vừa giúp người làm làm bánh vừa vui vẻ trò chuyện với khách ghé thăm.
Anh Huy kể, dịp Tết đến, người dân phải tăng công suất lên gấp 3-4 lần mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Theo anh Huy, với 3 tấn gạo nguyên liệu, một lò bánh ở làng Trường Cửu có thể làm ra khoảng 20.000 chiếc bánh đa dạng như bánh tráng gạo, bánh mì, bánh mè…
Trước đây, người làng Trường Cửu làm ăn manh mún nên lò bánh đều làm theo phương pháp thủ công. Đơn cử như nhà anh Huy giờ vẫn còn giữ chiếc cối đá xay bột nhưng chứng minh của một thời làm ăn lam lũ của bà con làng Trường Cửu.
Vật đổi sao dời, nhiều hộ làm bánh tráng Trường Cửu giờ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, nâng cấp lò bánh, qua đó giúp cho việc xay bột đến tráng bánh được thực hiện nhanh, đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường.
Anh Huy cho biết, nhờ khâu chọn lựa nguyên liệu kỹ lưỡng nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao, làm đến đâu tiêu thụ tốt.
Những ngày này, làng bánh tráng Nhơn Hưng cũng rộn rã người ra kẻ vào để nhận và giao bánh tráng đi khắp cả nước.
Bà Nguyễn Thị Trúc – chủ lò bánh ở Nhơn Hưng khoe, bởi thị trường tiêu thụ tăng mạnh nên bánh tráng trong làng làm ra bao nhiêu lại tiêu thụ hết theo bấy nhiêu.
Theo bà Trúc, trước đây mỗi cây bánh chỉ bán được 750.000 đến 800.000 đồng thế nhưng, giáp tết giá đã tăng đến 1 triệu đồng vẫn không đủ bán.
Giá bánh tráng tăng cao khiến thu nhập người làm bánh cũng tăng lên đáng kể. Nhiều năm nay, cuộc sống của bà con làm bánh tráng ở làng Nhơn Hưng cũng thay da đổi thịt hơn trông thấy.
“Những năm trước, mỗi ngày tôi chỉ tráng khoảng 10kg, nhưng năm nay tăng gấp đôi vẫn không đủ hàng giao cho khách. Trung bình mỗi ngày xuất lò khoảng 1.000-2.000 bánh cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam” - bà Trúc chia sẻ.
Bánh tráng Trường Cửu, Nhơn Hưng nói riêng và bánh tráng Bình Định nói chung từ lâu đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước bởi vị rất riêng, đậm hương vị miền đất võ.
Tương tự như ở Quảng Nam, người Bình Định trong dịp tết sử dụng bánh tráng để cuốn kèm với rau sống với cá tươi hoặc thịt heo; mọi thứ cuộn tròn chấm nước mắm nguyên chất…
Nếu có dịp đến Bình Định trong những ngày này, khách phương xa có thể đến các làng bánh tráng nổi tiếng khác để hiểu hơn về quy trình làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng nơi đây qua đó, trân quý cái tình của người Bình Định thể hiện qua từng chiếc bánh được trán…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét