Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Nước trong văn hóa của người Jrai

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Jrai khi chọn đất để lập làng thì việc đầu tiên là phải đi tìm nguồn nước để đảm bảo cuộc sống. Nước là điều kiện để chọn đất lập làng. Chính vì vậy, người Jrai rất quý trọng nguồn nước…


Người Jrai làm cây nêu trang trí trong lễ lập Bến nước. Ảnh: Hồng Điệp

Nước giọt (nước chảy ra từ khe núi) dồi dào, trong trẻo, thể hiện sự giàu có, thịnh vượng của làng. Nước giọt lại thường ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Sau khi chọn được nơi lấy nước, già làng tiến hành nghi lễ lập Bến nước, cúng Bến nước. Đây cũng là dịp để người Jrai cùng dọn dẹp bến nước, thay thế máng nước cũ bằng máng mới, sửa sang lại đường đi lấy nước...

Nước chảy ra từ khe núi dồi dào, trong trẻo, thể hiện sự giàu có, thịnh vượng của làng. Ảnh: Hồng Điệp
 
Người Jrai rất quý trọng nguồn nước. Ảnh: Hồng Điệp

Ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) cho biết, dù đã có các nguồn nước như: nước giếng, nước máy nhưng người Jrai vẫn giữ thói quen lấy nước giọt về sinh hoạt. Hoạt động cộng đồng này cùng với nghi lễ cúng Bến nước đã tạo nên bản sắc rất riêng của người Jrai trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên.
Hồng Điệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét