Những điệu múa truyền thống nhịp nhàng, uyển chuyển của các cô gái Chăm được hòa cùng động tác quay trống lực lưỡng, dũng mãnh, khoe tài của các chàng trai Chăm là lời trao duyên ước hẹn bền lâu, rồi đến những màn trình diễn múa có động tác hàm chứa tính phồn thực trong quy luật sinh tồn...
Đồng bào Chăm ăn Tết Păng Katê vào tháng 7 Chăm lịch, tức là khoảng tháng 10 dương lịch, đó là lúc giống lúa mùa dài ngày chưa được thu hoạch. Chọn thời điểm cúng cha vào lúc điều kiện kinh tế khó khăn nhất cũng chính là cách để thử thách lòng trung hiếu của con cái đối với cha.
Nghi lễ cúng Păng Kate của người Chăm.
Chuẩn bị trang phục trước khi làm lễ.
Păng Katê là lễ hội dân gian đặc sắc được đồng bào Chăm Bà la môn dày công vun đắp. Hiện nay, ở một số làng Chăm của tỉnh Bình Thuận, Păng Katê được tổ chức kéo dài đến 2 tuần trước ngày trăng rằm.
Biểu diễn nhạc cụ của dân tộc Chăm.
Những điệu múa truyền thống nhịp nhàng, uyển chuyển của các cô gái Chăm được hòa cùng động tác quay trống lực lưỡng, dũng mãnh, khoe tài của các chàng trai Chăm là lời trao duyên ước hẹn bền lâu, rồi đến những màn trình diễn múa có động tác hàm chứa tính phồn thực trong quy luật sinh tồn...
Đồng bào Chăm ăn Tết Păng Katê vào tháng 7 Chăm lịch, tức là khoảng tháng 10 dương lịch, đó là lúc giống lúa mùa dài ngày chưa được thu hoạch. Chọn thời điểm cúng cha vào lúc điều kiện kinh tế khó khăn nhất cũng chính là cách để thử thách lòng trung hiếu của con cái đối với cha.
Sau một mùa bội thu, chuẩn bị bước sang một mùa sản xuất mới, đồng bào Chăm tổ chức nghi lễ tạ ơn các vị Thần nông để tỏ lòng tôn kính các vị Thần đã sinh ra vạn vật và tưởng niệm những người có công khai sơn, lập làng, các vị anh hùng dân tộc. Lễ hội cũng mang ý nguyện cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân sinh vật thịnh, làng palei yên bình.
Đồng bào Chăm xác nhận công cha là rất lớn, nên trong lễ Păng Katê cũng sẽ tổ chức cúng cho vong hồn của cha lúc sinh thời đã phục vụ cho gia đình bên mẹ của mình. Theo chế độ mẫu hệ của đồng bào Chăm, người con gái cưới người con trai về ở rể nhà mình cho đến suốt đời.
Sau phần lễ, là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian Chăm với phong cách hết sức đặc trưng và độc đáo. Những âm thanh rộn ràng của tiếng trống Ghi năng thôi thúc, tiếng kèn Saranai da diết, tạo nên không khí tưng bừng của ngày hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét