Lấy ghế làm bàn, tự phục vụ, chầu chực hơn 30 phút, người bán không thân thiện... song, những địa chỉ ăn uống này chưa bao giờ vắng khách.
Chè ba màu Nguyễn Phi Khanh – Trần Quang Khải
Một ly chè ba màu hay sương sa hạt lựu là cách để bạn cảm nhận tất cả vị ngon của xe chè này. Ảnh: Vietpress |
Ớ góc đường Nguyễn Tri Phương – Trần Quang Khải có một xe chè với chè đậu xanh đánh, chè đậu đen, đậu ván, bánh lọt nước cốt dừa và sương sa hạt lựu. Xe khá đơn giản song lúc nào cũng đông khách.
Hầu hết khách đến đây mua đều là người quen. Thậm chí có người là khách từ thời đi học, đến khi ra trường, lập gia đình và con của họ cũng trở thành khách của xe chè này. “Ai đã ăn chè của ông thì dù Sài Gòn có bao nhiêu quán chè lớn nhỏ, mới cũ thì mỗi khi thèm chè hay thích ăn, chỉ muốn đến đây”, chị Hương (Q. Phú Nhuận) cho biết.
Đông khách là thế, nhưng thỉnh thoảng ông chủ lại nói: “Nhiều người cứ bảo chè tôi ngon, nhưng tôi chẳng thấy ngon, thật đấy”. Không chỉ tự chê sản phẩm nhà, ông còn khá thờ ơ trước việc khách đang đứng chờ vòng trong vòng ngoài. Bất kể khách đông hay vắng, ông cứ chậm rãi miệng hút thuốc, tay múc chè gửi khách.
Địa chỉ: Góc ngã ba Nguyễn Phi Khanh - Trần Quang Khải. Bán từ 11h – 14h.
Mì sườn Lò Siêu
Mì sườn heo hấp dẫn. Ảnh: Timmy |
Ngoài mì sườn heo, quán cũng nổi danh với món mì sườn gà. Ảnh: Timmonngon
|
Sài Gòn không không thiếu tiệm mì, mì sườn càng không, thế nhưng hiếm có quán nào khách tấp nập người ra vào, hay chầu chực vài chục phút để được phục vụ như quán hủ tíu mì sườn số 105 Lò Siêu.
Tên bảng hiệu là mì sườn gà, song quán mì này lại "ăn điểm" nhiều hơn ở món mì sườn heo.
Điểm đặc biệt của tô mì sườn tại đây là những dẻ sườn khá dài, được lấy từ những con heo còn nhỏ và thường là phần sườn ngon nhất. Không chỉ tuyển chọn kỹ nguyên liệu, mà cách chế biến tại đây cũng khác lạ. Sườn được hầm nhừ tới mức đầu bếp chỉ gần dùng đũa là tách đôi, nhưng cũng không quá nhừ để mất hết vị ngọt.
Dọn kèm món mì sườn là nước chấm gừng được pha chế theo công thúc riêng giúp sườn bật lên vị ngon khó cưỡng.
Địa chỉ: Mì sườn gà Lò Siêu, 105 Lò Siêu, P. 16, Q. 11. Bán từ 6h - 11h30.
Bánh đúc Phan Đăng Lưu
Bánh đúc tại đây như một bản hòa ca của sắc màu và hương vị. Ảnh: Timmy |
Khác với phong cách phục vụ ở các quán của Sài Gòn, quán bánh đúc trên đường Phan Đăng Lưu nổi tiếng “chảnh”. Khách đến quán không được chào hỏi mà còn phải tự kiếm chỗ, lấy ghế làm bàn, chờ khoảng 20 – 30 phút mới được ăn. Song như chia sẻ của anh Minh (quận Gò Vấp): “Dù phục vụ không nhanh, song bù lại, bánh đúc ở đây cả bánh, thịt, hành phi hay nước chấm đều rất ngon. Mà khi đã thấy ngon, thấy ghiền thì khổ một chút càng thấy món ăn có giá trị”.
Địa chỉ: Bánh đúc Phan Đăng Lưu, 116/11 Phan Đăng Lưu, P. 3, Q. Phú Nhuận. Bán từ 14 – 19h. (Nghỉ bán vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng).
Bún riêu công viên Văn Lang
Tô bún riêu hấp dẫn từ màu nước lèo đến miếng tiết, cà chua hay tảng thịt cua. Ảnh: Huyền Châu |
Bạn có thể gọi thêm chén tôm, miếng chả, tô riêu cua hay tô huyết ăn cho đã miệng.Ảnh: Huyền Châu |
Chỉ đơn giản vài cái bàn, hơn chục cái ghế đặt sát lề đường, khách đến quán tự tìm chỗ, tự thân vận động, chờ vài chục phút... song quán bún riêu gần công viên Văn Lang chưa bao giờ vắng khách và cũng hiếm có vị khách nào tới đây mà chỉ ăn một tô.
Bún riêu tại quán hấp dẫn với những miếng tiết luộc mềm mịn, tảng gạch cua sậm màu, nước dùng hơi đỏ, thơm phức. Ngoài tô bún riêu thông thường, bạn có thể gọi thêm chén tôm, cục giò, tô riêu cua... cho đã miệng.
Địa chỉ: Gần công viên Văn Lang - đường Hùng Vương, Q. 5 5, TP. HCM.
Xôi cade
Ảnh: Bepnha |
Tọa lạc trên đường Trần Phú, xe xôi này từ lâu được biết đến với hai danh hiệu “xe xôi cade ngon nhất và chảnh nhất Sài Gòn”. Đó là vì chất lượng của món xôi bán tại đây và việc ông chủ quán nhiều khi ngẫu hứng, nghỉ bán đi du lịch không báo trước, khiến khách đến mua phải hậm hực quay về.
Địa chỉ: Xôi cadé, trước tiệm mì Giai Ký 451 Trần Phú, P. 7, Q. 5, TP. HCM. Bán từ 20h - 2h.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét