hông biết đền có từ khi nào chỉ biết rằng xưa kia, đây là nơi dừng chân bao chiến sỹ bộ đội, là lớp học bình dân học vụ, xóa mù chữ, giác ngộ cách mạng... Trải qua bao khắc nghiệt thời gian, nghênh môn của đền vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ.
Tồn tại hàng trăm năm, nghênh môn của đền vẫn giữ được nét độc đáo, vững chãi
Ngôi đền không biết có từ khi nào thế nhưng vị trụ trì của ngôi đền này là cậu Vũ Ngọc Chinh cho hay không ai ở làng biết được ngôi đền bắt đầu được xây dựng năm nào, ngay cả những người cao tuổi nhất còn sống cũng không rõ. Trong làng có cụ ông cách đây mấy năm đã hơn 100 tuổi cũng cho biết khi lớn lên đã thấy có ngôi đền có dấu hiệu cũ kỹ tồn tại ở đó. Bởi thế có thể ngôi đền có độ tuổi khoảng vài ba trăm năm hoặc hơn thế nữa.
Ngôi đền đã được phục dựng mới và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Câu chuyện được dân gian lưu truyền rằng cuối niên hiệu Trùng Hưng (1278-1279), quân Tống bị quân Mông đánh tan ở Nhai Sơn, vua Tống đã mang gia quyến, bề tôi, quân lính tùy tùng hơn 800 người lên thuyền trốn ra biển. Thế cùng lực tận lại bị quân giặc đuổi theo rất gấp, vua tôi nhà Tống đã phải nhảy biển tự tử. Tử thi Thái hậu họ Dương và bà Thái Hậu trôi dạt vào cửa Cờn sắc mặt vẫn hồng hào như người sống. Dân chài thương xót đã lập am thờ.
Sau này, khi vua Trần Anh Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành đã chiêm bao thấy vị nữ thần đến giúp sức nên thắng trận. Khi trở về vua đã cho lập đền thờ cho nhân dân thờ cúng bốn mùa.
Theo sử sách để lại thì Tứ vị thánh nương có 81 nơi thờ trong đó có làng Hanh Cù (xã Đa Lộc). Tục thờ Tứ vị thánh nương là tín ngưỡng phổ biến, có vai trò quan trọng nhất trong tâm linh của ngư dân người Việt.Chứng tích lịch sử
Theo lời kẻ của những cụ cao niên trong làng thì ngôi đền là cái nôi của những sự kiện lịch sử. Chính tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện.
Ông Vũ Ngọc Vân (76 tuổi, thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc) cho biết trong những ngày giặc Pháp hoành hành, đánh phá, ngôi đền không khác gì người mẹ che chở, bảo vệ cho dân làng.
“Người dân mỗi khi nghe tiếng máy bay là hò nhau chạy vào đền để trốn bom đạn. Là nơi ẩn nấp của Nghĩa quân Ba Đình, là nơi các chiến sĩ bộ đội, các nhà hoạt động cách mạng trú tạm mỗi khi trên đường về nhà mẹ Tơm. Rồi những đêm tổ chức họp bí mật của tổ Đảng Làng Khang cù. Không những thế, những năm diệt giặc dốt, nơi này chính là nơi để bà con tập trung mở lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ, giác ngộ cách mạng. Người lớn, trẻ nhỏ đua nhau đi học chữ” – ông Vân nhớ lại.
Ông Vũ Ngọc Vân, người làng Hanh Cù kể lại câu chuyện lịch sử xung quanh ngôi đền
Cũng theo ông Vân thì không hiểu vì lý do gì nhưng người dân trong làng rất tin tưởng vào sự bảo vệ của các vị nữ thần. Khi họ trú ngụ ở đây luôn có cảm giác vô cùng an toàn. Cũng lạ là những năm làng bị bom đạn dữ dội bắn phá thế nhưng ngôi đền vẫn không hề hấn gì.Năm 2005, ngôi đền được nhân dân đóng góp xây dựng lại và cử người của làng là cậu Vũ Ngọc Chinh làm trụ trì. Mặc dù được xây dựng lại hoàn toàn chỉ còn có dấu tích là chiếc giếng cũ và nghênh môn thế nhưng cũng đủ để giữ lại được cái hồn cho ngôi đền tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ, sự tài hoa của người xưa. Qua đó ta nhìn thấy dấu vết của quá khứ và sự trang nghiêm vốn có. Năm 2010, đền thờ Đức Thánh Cả đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Dưới ngênh môn này, đã có bao chứng tích lịch sử mà người xưa đã để lại
“Bà con ven biển vô cùng vui mừng khi ngôi đền được phục dựng. Đặc biệt nghênh môn của đền như là “báu vật” mà người xưa đã để lại, nhắc nhớ con cháu về một nơi đã tồn tại hàng trăm năm như thế, là nơi ghi dấu bao mốc lịch sử. Bởi thế, chúng tôi luôn cố gắng bảo vệ và gìn giữ” – cậu Chinh chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét