Dân gian quan niệm, chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ ăn mặn.
Theo dân gian, tục cúng cô hồn rằm tháng 7 Âm lịch là cứu giúp những linh hồn lang thang, đói khổ, hoặc để khỏi bị các oan hồn quấy phá...
Thời gian cúng có thể từ mùng 1 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch.
Lễ cúng cô hồn thường gồm:
Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
Cháo và mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
Cháo loãng được coi là món không thể thiếu trong lễ cúng. Người ta tin rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ảnh: Infonet
Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong.
Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là “cô hồn sống".
Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.
Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.
Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
Văn khấn cô hồn:
Có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:..................................
Vợ/Chồng:............................
Con trai:...............................
Con gái:................................
Ngụ tại:................................
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Vì sao phải kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn?
Diệu Thu
“Tháng cô hồn, nếu ai kiêng được thì cứ kiêng, nhưng đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình. Điều này là không nên bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng”.
Dân gian gọi tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn” hoặc “mở cửa mả”. Dân gian cũng coi đây là tháng của ma quỷ.
Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan vào ngày 2.7 hằng năm để quỷ đói được trở lại trần gian và đến ngày rằm sẽ quay về.
Người dân quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn. Do đó, trong tháng cô hồn, người dân sẽ tránh 13 điều. Đặc biệt, không nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường.
Theo quan niệm dân gian, tiền lẻ rơi trên đường là tiền người cúng mua chuộc quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họa không chừng.
Kiêng chỉ giải quyết vấn đề tâm linh
Trao đổi với phóng viên, GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, kiêng kỵ chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh.
Nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ hơn theo đúng quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
“Dân gian đã kiêng rồi thì mình nên tránh. Cố tình làm những điều kiêng kỵ chỉ thêm lo lắng. 13 việc kiêng kỵ, nếu không cần thiết thì không nên thực hiện trong tháng cô hồn.”, ông Thịnh nói.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam lý giải, trong khoa học, chưa ai chứng minh nếu không kiêng được những điều cấm kỵ trong tháng 7 sẽ gặp họa.
Ngược lại, chưa ai chứng minh nếu kiêng được những điều cấm kỵ sẽ gặp an lành.
Theo ông Thịnh, trường hợp thấy tiền lẻ rơi trên đường không dám nhặt trong tháng cô hồn vì đó là tiền của ma quỷ cũng chưa ai chứng minh được. Tuy vậy, thấy tiền rơi trên đường, chẳng ai dại gì mà không nhặt.
Ông Ngô Đức Thịnh khuyến cáo: “Tháng cô hồn, nếu ai kiêng được thì cứ kiêng, nhưng đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình. Điều này là không nên bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng”.
Trong khi đó, nhà văn hóa Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cũng khẳng định, ở góc độ văn hóa, không nên kiêng nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường. Bởi điều đó là cực đoan, phi lý.
Do đó, thay vì ứng xử với người âm, kiêng kỵ trong tháng cô hồn, người dân nên làm việc thiện với người sống. Chẳng hạn: cứu giúp người vô gia cư, báo hiếu cha mẹ,…
Đạo Phật không kiêng nhặt tiền rơi vãi
Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc cho rằng, theo quan niệm của đạo Phật, trong tháng 7, người dân không phải kiêng 13 điều như quan niệm dân gian vẫn đồn đoán.
Theo đạo trụ trì chùa Trấn Quốc, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Nhà Phật chỉ dạy, con người không sát sinh vào ngày rằm, mồng 1, không làm điều trái, sống có phúc đức.
“Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an”, Hòa thượng Thích Thanh Nhã nói.
Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng bày tỏ: “Quan niệm không nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường vì đó là tiền người cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa.
Nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họạ không chừng là thiếu cơ sở”.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã lý giải, tiền thật rơi trên đường nếu nhặt được vẫn không sao cả, thậm chí đây là lộc. Do đó, người nhặt được tiền rơi vãi trên đường là được lộc, được phúc.
Do đó, Hòa thượng Thích Thanh Nhã khuyên người dân không phải kiêng kỵ bất cứ điều gì trong tháng 7.
“Những điều kiêng đều do dân gian tự đặt ra chứ không có thuyết nào dạy như thế. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kỵ trong tháng 7.
Đạo Phật khuyên rằng ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu”, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã khuyên: “Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước, thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì làm những điều kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức, báo hiếu cha mẹ”.
13 điều kiêng kỵ trong tháng 7
Không treo chuông gió đầu giường, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo ban đêm, không ăn vụng đồ cúng, không bơi lội, tránh xa cây đa, không thức khuya, không ở một mình, khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, không chụp ảnh ban đêm, không cắm đũa giữa bát cơm, kiêng nhặt tiền rơi vãi trên đường.
19 điều nên làm trong "tháng cô hồn" theo dân gian
Y.Dương
Tháng 7 Âm lịch được gọi là "tháng cô hồn", nhiều người coi đây là tháng đen đủi trong năm. Ngoài ra, tháng này được nhắc đến với ý nghĩa mùa Vu lan báo hiếu.
Cúng cô hồn là phong tục dân gian được truyền từ đời này sang đời khác ở nước ta. Nhiều người coi đây là tháng của người âm nên kiêng kỵ hầu hết các việc lớn như xây nhà, cưới hỏi, đi xa...
Ngoài những điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn", dân gian cũng lưu truyền rất nhiều những điều nên làm trong tháng này:
1. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu siêu, cầu sức khỏe… Có thể cúng cô hồn bất kỳ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 Âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành của gia đình mình.
2. Nên làm nhiều việc thiện trong tháng này.
3. Nên đi thăm mộ của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
4. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn.
Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
5. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
6. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.
7. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).
9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
12. Khi cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại.
Ngoài ra, vào đầu tháng 8 Âm lịch, nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
13. Nên để đèn sáng nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ.
14. Trong tháng 7 Âm lịch, nếu đi đâu thì bạn nên đi về sớm.
15. Nên mặc áo màu. Tuyệt đối không được mặc đồ trắng và không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ.
16. Nên đi nhẹ, nói khẽ trong tháng cô hồn.
17. Nếu đi đâu về muộn bạn nên đi nhanh và không nhìn lại phía sau.
18. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
19. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.
CHUYÊN GIA PHONG THỦY
ÔNG NGUYỄN CUNG HÀ
Thực ra, kiêng kỵ đúc kết từ kinh nghiệm dân gian mọi người nên theo, còn trong những trường hợp bất đắc dĩ phải làm thì sẽ có cách để hóa giải, không nên cứng nhắc. Những cái ông bà ta kiêng kỵ nó thường liên quan đến thời tiết, thiên địa nhân, như động thổ, xây nhà, cưới xin. (Theo Đời sống & Pháp luật)
Ngoài việc cúng cô hồn, tháng 7 Âm lịch còn được nhắc đến với lễ Vu lan báo hiếu (hay lễ báo hiếu). Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 14 và 15/7 Âm lịch.
Đây là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ. Nhiều người vẫn giữ những tục lệ trong ngày này, như ngoài việc cúng tại nhà thì lên chùa cầu xin cho cha mẹ.
Lễ Vu lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.
Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
(Tổng hợp)
Đốt nhiều vàng mã tháng cô hồn, người cõi âm sẽ phải chịu tội?
Y. Dương (Tổng hợp)
(Soha.vn) - "Nếu người trần đốt quá nhiều vàng mã, mổ gà, lợn là làm trái với giáo lý nhà Phật, không chỉ người trần có lỗi mà người âm cũng phải chịu tội, khó siêu thoát".
Sắp đến ngày rằm tháng 7, nhu cầu về đồ hàng mã của một số người dân càng nhiều. Hiện nay, thay vì chỉ đốt vài tờ tiền vàng, một số người thay bằng đốt những đồ hàng mã độc và dị như nhà lầu, xe hơi hạng sang, iPad, iPhone, xe SH.... và còn có cả "chân dài". Kèm theo đó là những quan niệm nhuốm màu sắc mê tín.
Mới đây, tờ Gia đình & Xã hội ghi lại trường hợp có gia đình ra hàng mã đặt cả "chân dài" để gửi cho người cõi âm. Theo đó, bà Vũ Thị Lan (phố Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) kể rằng: "Đợt cuối tháng 5, con trai tôi mua xe ô tô. Đêm đó tôi mơ thấy các cụ trách rằng: “Con mày có tiền mua xe ô tô mà chẳng nhớ gì đến chúng tao”. Nên năm nay tôi quyết định gửi xe, gửi cả nhà mới và một số tiện nghi hiện đại xuống cho ông bà tổ tiên”. Sau đó, khi cậu em trai “báo mộng”: “Không được ai quan tâm, ngày chết chưa có vợ mà không gửi xuống cho một em”, bà Lan đã đi đặt làm “cô người yêu” hàng mã cao ráo, xinh xắn cho em.
Quan niệm "cúng quanh năm không bằng rằm tháng Bẩy", nhiều gia đình dù không khá giả nhưng cúng cố gắng để sắm bộ lễ cúng cho trọn vẹn. Thậm chí, cúng ô tô cho người âm cũng nhất thiết phải là xe sang với biển số độc. Có nhà thì sắm cà ô sin cho người quá cố. Theo tìm hiểu thị trường hàng mã năm nay, giá xe ô tô hàng mã dao động từ 200 - 400.000 đồng, bộ quần áo, giày dép người âm có giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng.
Chia sẻ với báo giới trong nước, GS Trần Lâm Biền (nhà nghiên cứu văn hóa) cho rằng, người cõi âm có năng lực phân thân, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Tục đốt vàng mã cũng không phải của người Việt Nam. Mọi người gửi máy giặt, xe máy, ô tô, điện thoại... cho người âm, chỉ là áp đặt cái tiêu cực của mình vào thế giới linh thiêng.
"Đốt nhiều đồ hàng mã, làm mâm cao cỗ đầy chỉ gây lãng phí, tốn kém. Người cõi âm không thể nhận được đồ dùng mà người cõi dương đốt cho. Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau, không thể cảm nhận được huống chi chuyện "gửi" và "nhận quà". Nếu con cháu trên trần gian đốt quá nhiều vàng mã, mổ gà, lợn là làm trái với giáo lý nhà Phật, không chỉ người trần có lỗi lãng phí, sát sinh quá nhiều mà người cõi âm cũng phải chịu tội - khó siêu thoát. Cách làm đúng đắn nhất là tĩnh tâm cầu nguyện cho người đã mất được siêu thoát", hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo VN khẳng định trên Gia đình & Xã hội.
Một thống kê mà Báo điện tử Chính phủ đưa ra khiến nhiều người phải giật mình. Cụ thể, mỗi năm, khoảng 50.000 tấn vàng mã đã được đốt trên cả nước, theo đó riêng Hà Nội khoảng 400 tỷ đồng tiền thật đã bị đem đi “hoá vàng”.
Theo thông tin trên Phật giáo Việt Nam thì có 6 lý do để không nên đốt vàng mã. Cụ thể, loại giấy tờ tạp phế phẩm để làm ra giấy tiền vàng mã đều không phải là loại giấy sạch; Người sản xuất và nhà phân phối đồ vàng mã vì nắm được tâm lý chẳng ai đi đếm thứ tiền vàng mã này cả nên chẳng xấp tiền nào, ngân lượng vàng mã nào là đầy đủ cả, không lẽ ta lại dâng sự bỏn xẻn, sự toan tính lên các đấng bề trên; Giá trị của thứ vàng mã này hầu như rất nhỏ nếu như không muốn nói là không có; Vòng đời của những thứ vàng mã này rất ngắn; Vấn đề ô nhiễm môi trường; Và, cuối cùng là sự lãng phí.
theo Trí Thức Trẻ
Vô tình rước vong về nhà trong tháng cô hồn vì cúng sai cách
Y. Dương (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét