Thảo Nguyên/Thế giới tiếp thị Thứ Ba, ngày 04/08/2015 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Du lịch Việt
(Dân Việt) Nếu có dịp du lịch Nha Trang, bạn đừng bỏ lỡ khám phá Hòn Bà, nơi được mệnh danh là “nữ vương” của dãy Bích Sơn nằm phía Tây Nam tỉnh Khánh Hoà.
Từ chân núi tại địa danh Suối Dầu (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà), người ta cắm biển cho từng 100m dốc núi. Cứ đi được 100m độ cao, bạn sẽ đọc một biển báo, như nhắc nhở, động viên, ráng lên… xe đến độ cao 1.500m, cả đám thở phào, vậy là gần tới nơi rồi.
Bảng ghi: 1.578m độ cao so với mặt biển, chúng tôi đã tới đỉnh, thoát khỏi xe và lao vào chụp cái bảng Hòn Bà như một bằng chứng cho việc đặt chân đến đây. Cái lạnh ôm lấy chúng tôi, “Tụi mình ở lại đây mấy ngày trốn nóng”, một anh trong đoàn rủ rê vì ban đầu dự tính ở chỉ có một ngày thôi.
Ngôi nhà của ông Yersin, đã gần trăm năm, nếu tính từ năm 1917, đen sẫm như màu núi. Giữa trưa nắng chúng tôi đang ở lưng chừng đèo, đến đỉnh thì đã chiều về. Chúng tôi thong thả một vòng quanh núi, thăm thú. Nhè nhẹ từng bước chân đặt vào ngôi nhà của vị bác học lừng lẫy thế giới đã đến Việt Nam, sống và chết ở nơi này, bàn chân tôi như bước vào lịch sử, rất lạ, như một cơn mơ.
Tôi dừng ở cửa sổ tầng 2, nơi phòng ngủ của ông, thấy rõ mây ôm núi. Bất chợt một màn sương trắng phủ cả hai như đang che chắn cặp mắt người tò mò. Tôi thẫn thờ, tưởng rằng chỉ có con người biết yêu thương và hết sức tôn vinh cái tình yêu thăng hoa ái ân đó, đâu ngờ tạo hoá không ngừng yêu đương đầy thơ mộng, huyễn hoặc, khiến cả không gian chiều tím chìm trong cõi mộng thường.
Trong Xứ trầm hương, Quách Tấn viết: “Ở Ninh Hoà cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hoà gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lãnh cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát”.
Và có lẽ dải lụa hồng hoàng hôn buông ấy là lúc "Bà ngự giá" chăng?
Sáng sớm tinh sương, tôi không đợi được ai để rủ rê vì mọi người vẫn còn trầm mình trong cơn ngủ. Đêm qua mọi người say sưa cười đùa, quẳng hết gánh lo để vui cùng nhau đêm lửa trại hiếm hoi của cuộc đời mệt nhoài những lo toan dưới núi. Một mình thức giấc, tôi đi bộ về phía núi sẫm màu, trời lạnh. Tôi tìm một tảng đá vững chắc và lên đó ngồi kiết già.
Mặt trời lên, tiếng người la í ới, mọi người chuẩn bị rủ nhau đi rừng. Đoạn rừng dài hơn hai cây số với hai người dẫn đường. Cô con gái mười tuổi theo cùng sau này về kể: “Con thích nhứt là được vô rừng. Cả lúc té con cũng không thấy đau. Chỉ muốn đứng dậy đi tiếp vì đằng trước còn nhiều đá cheo leo hơn”.
Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cùng đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.
Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la: Phía Đông, trên mặt biển màu thuỷ ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía đông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chia thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiêu diêu, trông nửa thực nửa hư”.
Giờ đây, những gì mà Quách Tấn mô tả đã mất đi sáu bảy phần vì muông thú chắc đã trốn trong rừng thẳm. Chỉ còn dải lụa hồng khinh khoát, dấu hiệu của bà Thiên Y A Na, đã là thứ buộc tôi ở lại nơi này, cũng khiến tôi sẽ quay lại với tình cảm mến phục với con người vĩ đại như Yersin và thiêng liêng như Thánh Mẫu.
Bảng ghi: 1.578m độ cao so với mặt biển, chúng tôi đã tới đỉnh, thoát khỏi xe và lao vào chụp cái bảng Hòn Bà như một bằng chứng cho việc đặt chân đến đây. Cái lạnh ôm lấy chúng tôi, “Tụi mình ở lại đây mấy ngày trốn nóng”, một anh trong đoàn rủ rê vì ban đầu dự tính ở chỉ có một ngày thôi.
Tôi dừng ở cửa sổ tầng 2, nơi phòng ngủ của ông, thấy rõ mây ôm núi. Bất chợt một màn sương trắng phủ cả hai như đang che chắn cặp mắt người tò mò. Tôi thẫn thờ, tưởng rằng chỉ có con người biết yêu thương và hết sức tôn vinh cái tình yêu thăng hoa ái ân đó, đâu ngờ tạo hoá không ngừng yêu đương đầy thơ mộng, huyễn hoặc, khiến cả không gian chiều tím chìm trong cõi mộng thường.
Đường quanh co lên Hòn Bà.
Chiều xuống, tôi thơ thẩn trên đỉnh đồi lác đác những khóm hoa dại đỏ, vàng, cam, tím mọc trên những tảng đá. Ngó lên phía đỉnh núi trước mặt, một dải lụa hồng rơi xuống, tôi thốt lên: “Trời ơi”. Có người nói giống cái đuôi con rồng đang bay về núi, người nói, ráng hoàng hôn, người ngẩn ngơ, người yên lặng. Phút giây này, như in dấu trong tim mình.Trong Xứ trầm hương, Quách Tấn viết: “Ở Ninh Hoà cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hoà gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lãnh cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát”.
Và có lẽ dải lụa hồng hoàng hôn buông ấy là lúc "Bà ngự giá" chăng?
Sáng sớm tinh sương, tôi không đợi được ai để rủ rê vì mọi người vẫn còn trầm mình trong cơn ngủ. Đêm qua mọi người say sưa cười đùa, quẳng hết gánh lo để vui cùng nhau đêm lửa trại hiếm hoi của cuộc đời mệt nhoài những lo toan dưới núi. Một mình thức giấc, tôi đi bộ về phía núi sẫm màu, trời lạnh. Tôi tìm một tảng đá vững chắc và lên đó ngồi kiết già.
Mặt trời lên, tiếng người la í ới, mọi người chuẩn bị rủ nhau đi rừng. Đoạn rừng dài hơn hai cây số với hai người dẫn đường. Cô con gái mười tuổi theo cùng sau này về kể: “Con thích nhứt là được vô rừng. Cả lúc té con cũng không thấy đau. Chỉ muốn đứng dậy đi tiếp vì đằng trước còn nhiều đá cheo leo hơn”.
Dải lụa hồng của Bà.
Đến đoạn Quách Tấn mô tả về thiên nhiên nơi này năm xưa, mới thật là tráng lệ: “Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cùng đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.
Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la: Phía Đông, trên mặt biển màu thuỷ ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía đông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chia thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiêu diêu, trông nửa thực nửa hư”.
Giờ đây, những gì mà Quách Tấn mô tả đã mất đi sáu bảy phần vì muông thú chắc đã trốn trong rừng thẳm. Chỉ còn dải lụa hồng khinh khoát, dấu hiệu của bà Thiên Y A Na, đã là thứ buộc tôi ở lại nơi này, cũng khiến tôi sẽ quay lại với tình cảm mến phục với con người vĩ đại như Yersin và thiêng liêng như Thánh Mẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét