Cùng với hệ thống đền tháp, thì lễ hội đồng bào Chăm là hết sức ấn tượng, nổi tiếng khắp xa gần. Cùng với những lễ hội tổ chức tại khu dân cư thì những lễ hội được tổ chức tại đền tháp mang một dấu ấn đặc biệt.
Múa hát trong lễ hội Chăm
1. Theo tác giả Văn Món- Sakaya trong “Lễ hội của người Chăm” thì lễ hội ở đền tháp Chăm bao gồm có 4 lễ: Lễ mở cửa tháp tổ chức vào tháng giêng; lễ cầu đảo tổ chức vào tháng 4; lễ hội Katê tổ chức vào tháng 7 và lễ hội cúng Nữ thần tổ chức vào tháng 9 (lịch Chăm).
Lễ mở cửa tháp Chăm là lễ mở đầu năm cho lễ cúng tế đền tháp, với mục đích dâng lễ vật cầu xin các vị thần cho mưa thuận gió hoà, người người khoẻ mạnh. Đây cũng là lễ chuẩn bị cho việc làm ruộng. Lễ vật dâng cúng thường có 1con dê, 3 con gà, 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, 3 cỗ bánh gạo và hoa quả...
Đồng bào Chăm tôn trọng các vị thần, coi đó là điểm tựa tinh thần, đem lại sức mạnh cho con người trong cuộc sống. Đó là các vị thần Siva, thần mẹ xứ sở, các vua Chăm, Hoàng Hậu vua Po Rame... Trong các vị thần, còn có cả vị thần là chàng trai trẻ.
Trong lễ mở cửa tháp, có lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục, đại lễ. Đặc biệt ở phần đại lễ có dâng lễ vật, ca ngợi công đức của các vị thần. Đây hoàn toàn là một nghi lễ mang tính thiêng, không có phần hội.
Đồng bào Chăm tôn trọng các vị thần, coi đó là điểm tựa tinh thần, đem lại sức mạnh cho con người trong cuộc sống. Đó là các vị thần Siva, thần mẹ xứ sở, các vua Chăm, Hoàng Hậu vua Po Rame... Trong các vị thần, còn có cả vị thần là chàng trai trẻ.
Trong lễ mở cửa tháp, có lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục, đại lễ. Đặc biệt ở phần đại lễ có dâng lễ vật, ca ngợi công đức của các vị thần. Đây hoàn toàn là một nghi lễ mang tính thiêng, không có phần hội.
Lễ hội Ramưwan Ninh Chữ (Ninh Thuận)
Lễ cầu đảo là một trong những lễ chính nằm trong hệ thống lễ hội ở đền tháp Chăm. Lễ diễn ra vào thượng tuần trăng tháng 4 lịch Chăm. Đây là thời gian nắng nóng khô hạn nên người Chăm (vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) tiến hành cầu mưa cho mùa màng tốt tươi. Lễ được thực hiện 2 ngày 1 đêm, trong đó có lễ tẩy uế đền tháp; Lễ đọc kinh về tiểu sử, công lao của các vị Thần Lửa (Yang Apui), Thần Mặt Trời (Yang Aditiak), Thần Đất (Yang Tanưh)... Đây là những vị thần ban sự sống cho muôn loài theo quan niệm của người Chăm. Tiếp đó là lễ đắp đập, khai mương tại một khúc sông. Lễ nhằm tôn vinh Thần Nước (còn gọi là Thần Thủy lợi) Dân làng xin Thần cho phép đắp đập ngăn sông đưa nước về đồng ruộng. Lễ đắp đập kết thúc bằng việc thả 1 gà con xuống sông tế Thần trước sự chứng kiến dân làng.
Với đồng bào Chăm, lễ hội Katê là lễ hội to nhất, được tổ chức hàng năm vào tháng 7 âm lịch. Đây cũng là lễ hội tưởng nhớ các vị thần, đồng thời tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.
Chính vì thế, đây là lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm, diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp đến làng và đến từng gia đình.
Tại lễ hội Katê ở tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh - Ninh Thuận), cùng với lễ vật là lễ rước trang phục. Đáng chú ý, tất cả các trang phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Vì vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển trang phục về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu rất trọng thể.
Đoàn rước đi trên con đường dài 4km từ đền thờ làng đến tháp Po Klaung Garai, có đội múa quạt hơn 100 người. Không gian sống động bởi tiếng trống Ginăng, kèn Saranai... Khi đoàn rước kiệu vua Po Klaung Garai về đền tháp thì tiến hành lễ mở cửa tháp, rồi là lễ tắm tượng thần diễn ra bên trong tháp. Tiếp đó là nghi lễ mặc áo cho Thần..., cuối cùng là đại lễ.
Lễ hội Katê ở làng luôn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Buổi sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở “nhà làng”, cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Lễ vật cúng tế Katê làng gồm 1 cặp gà (có làng cúng 1 con dê), 5 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, rượu trứng... Chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà là chủ làng hoặc là già làng có uy tín, am hiểu phong tục tập quán. Đây là dịp để tụ họp các vị bô lão, chức sắc, trí thức, nhân hào nhân sĩ Chăm. Lễ chỉ diễn ra trong buổi sáng. Khi kết thúc lễ, mọi người cùng nhau ăn uống rồi chia tay để về nhà họp mặt với Katê gia đình.
Với đồng bào Chăm, lễ hội Katê là lễ hội to nhất, được tổ chức hàng năm vào tháng 7 âm lịch. Đây cũng là lễ hội tưởng nhớ các vị thần, đồng thời tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.
Chính vì thế, đây là lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm, diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp đến làng và đến từng gia đình.
Tại lễ hội Katê ở tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh - Ninh Thuận), cùng với lễ vật là lễ rước trang phục. Đáng chú ý, tất cả các trang phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Vì vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển trang phục về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu rất trọng thể.
Đoàn rước đi trên con đường dài 4km từ đền thờ làng đến tháp Po Klaung Garai, có đội múa quạt hơn 100 người. Không gian sống động bởi tiếng trống Ginăng, kèn Saranai... Khi đoàn rước kiệu vua Po Klaung Garai về đền tháp thì tiến hành lễ mở cửa tháp, rồi là lễ tắm tượng thần diễn ra bên trong tháp. Tiếp đó là nghi lễ mặc áo cho Thần..., cuối cùng là đại lễ.
Lễ hội Katê ở làng luôn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Buổi sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở “nhà làng”, cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Lễ vật cúng tế Katê làng gồm 1 cặp gà (có làng cúng 1 con dê), 5 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, rượu trứng... Chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà là chủ làng hoặc là già làng có uy tín, am hiểu phong tục tập quán. Đây là dịp để tụ họp các vị bô lão, chức sắc, trí thức, nhân hào nhân sĩ Chăm. Lễ chỉ diễn ra trong buổi sáng. Khi kết thúc lễ, mọi người cùng nhau ăn uống rồi chia tay để về nhà họp mặt với Katê gia đình.
Các vị uy tín làng Chăm trong lễ hội
2. Trong hệ thống các vị thần Chăm, vai trò của các vị Nữ Thần rất lớn. Trước hết là Lễ hội Chabun thờ cúng Nữ thần Mẹ xứ sở. Lễ hội tổ chức vào tháng 9 (lịch Chăm) ở các đền tháp. Trong lễ hội, người ta tưởng nhớ các vị Nữ Thần và cầu xin mưa thuận gió hoà.
Trong lễ hội này, trước hết bà con thực hiện nghi thức đón rước trang phục của nữ thần Po Inư Nưgar. Trang phục này do người Raglai chuyển cho người Chăm. Sau đó là lễ mở cửa đền, lễ tắm tượng Po Inư Nưgar; rồi là lễ mặc trang phục cho tượng thần và cuối cùng là Đại lễ. Khi đó, tượng thần đã mang trên mình áo màu lộng lẫy. Trong những khúc hát ca tụng Nữ thần Po Nưgar Taha có đoạn:
Trong lễ hội này, trước hết bà con thực hiện nghi thức đón rước trang phục của nữ thần Po Inư Nưgar. Trang phục này do người Raglai chuyển cho người Chăm. Sau đó là lễ mở cửa đền, lễ tắm tượng Po Inư Nưgar; rồi là lễ mặc trang phục cho tượng thần và cuối cùng là Đại lễ. Khi đó, tượng thần đã mang trên mình áo màu lộng lẫy. Trong những khúc hát ca tụng Nữ thần Po Nưgar Taha có đoạn:
Sinh ra đất đai, sinh ra con người
Sinh ra gỗ trầm hương là thần Po Inư nưgar
Sinh vạn vật trên đời,
Dựng lên làng xóm ruộng vườn là thần Po Inư Nưgar
Từ thiên đường thần hiện về,
Mang theo mùi hương lúa mới
Bay khắp cõi dân gian hạt lúa mầm,
Thần biến mình vào lại cây to...
Sinh ra gỗ trầm hương là thần Po Inư nưgar
Sinh vạn vật trên đời,
Dựng lên làng xóm ruộng vườn là thần Po Inư Nưgar
Từ thiên đường thần hiện về,
Mang theo mùi hương lúa mới
Bay khắp cõi dân gian hạt lúa mầm,
Thần biến mình vào lại cây to...
Lễ hội Katê tổ chức ở đền tháp
Lễ hội Chabun là lễ hội cúng Nữ Thần quan trọng trong đời sồng tâm linh của đồng bào Chăm.
Theo tác giả Trần Thị Thúy An, đồng bào Chăm ở An Giang tới nay vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đồng bào có nhiều lễ hội, như: Lễ tạ ơn, lễ cầu an, lễ hội đua ghe ngo, lễ Ramadan, lễ hội Roya...
Nhìn chung, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang...hòa nhập vào cuộc sống chung, nhưng vẫn giữ lại những gì thuộc về bản sắc, trong đó hệ thống các lễ hội là rất tiêu biểu. BẮC PHONG (Tổng hợp)
Theo tác giả Trần Thị Thúy An, đồng bào Chăm ở An Giang tới nay vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đồng bào có nhiều lễ hội, như: Lễ tạ ơn, lễ cầu an, lễ hội đua ghe ngo, lễ Ramadan, lễ hội Roya...
Nhìn chung, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang...hòa nhập vào cuộc sống chung, nhưng vẫn giữ lại những gì thuộc về bản sắc, trong đó hệ thống các lễ hội là rất tiêu biểu. BẮC PHONG (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét