Bài, ảnh: Thanh Ly
(Dân Việt) Mưa đầu mùa năm nay ập về bất ngờ, ồ ạt quá! Con sông Thu Bồn đang cuộn mình, nước đục ngàu chảy tràn đồng, mang theo cả cá, tôm... cho ba tôi vác lờ đi bắt.
Mặc má buồn bã nhìn trời, ba cứ lẳng lặng tìm lờ rồi đội mưa ra đồng. "Mấy chục năm rồi, cơn mưa nào ông cũng không thể dứt bỏ nổi đam mê thả lờ bắt cá" - má tôi buông tiếng thở dài nhìn theo bóng ba đang lút dần sau rặng cây.
Xế chiều, ba tôi bước thấp, bước cao từ đồng về. Ba bảo “Chỉ được dăm con cá luối, cá ngạnh, má mày nấu luôn nồi canh chua cho ấm bụng".
Hồi đó, dân quê tôi tha hồ câu, tát, thả lờ, cắm thỏ… vậy mà giỏ lúc nào cũng đầy cá. Cá ngoài đồng bắt về trống sẵn trong ảng, trong lu, cứ thế luân phiên mang ra chế biến làm món chủ công ăn cùng với mắm cái, cải muối, dưa muối được các bà, các mẹ chuẩn bị từ mùa nắng.
Những năm gần đây, cũng cánh đồng này, vẫn con sông trước nhà ấy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cá không còn nhiều như trước. Nhưng cứ đến ngày mưa, ba vẫn như một thói quen, tìm mọi cách để vác lờ ra đồng bắt bằng được vài chú cá rô, cá diếc và nhất là cá ngạnh... cho thỏa nổi mong chờ của cả nhà.
Ưu điểm của cá ngạnh là ngọt thịt, lại nhờ có sự kết hợp hài hòa với gia vị càng giúp cho món cá có mùi vị thơm ngon đặc trưng, không giống với bất kì loài cá nào. Đặc biệt cá ngạnh có thể chế biến thành nhiều món. Cá ngạnh kho lá gừng lại là món ăn giữ nguyên được hương vị dân dã, tinh túy, ngọt ngào của cá chốn đồng quê sông nước.
Cá ngạnh sau khi làm sạch để ráo, ướp cùng đường, muối, ớt, nghệ tươi, tiêu chừng mươi lăm phút. Lót dưới đáy nồi một lớp dày lá gừng rồi xếp cá lên trên, rải thêm một lớp thịt lợn ba chỉ. Đun cho mẻ cá sôi bùng rồi hạ lửa thật nhỏ, khi gia vị thấm đổ thêm một ít nước vào kho tiếp, xốc nhẹ mẻ cá đôi ba lần, khi nước sền sệt, thịt cá mềm ăn cả xương là được. Cái béo từ thịt mỡ ngấm vào làm miếng cá kho càng thêm thơm bùi, béo ngậy.
Dân dã hơn là món cá ngạnh nướng. Chọn những con cá to mập nhất, sau khi làm sạch vảy, ruột để ráo nước. Cho muối và sả đã giã dập vào nồi đất. Xếp cá lên trên, đậy kín nắp. Quạt bếp than thật hồng, đặt nồi cá lên nướng gần 30 phút là mùi thơm phung phức đã bay lên. Nhưng đặc biệt hơn, ba con tôi thích nhất lại là món canh chua cá ngạnh do chính má nấu.
Còn gì thú vị hơn khi trong những ngày mưa gió mịt mùng được thưởng thức món canh chua cá ngạnh. Từ tô canh một mùi thơm nồng nàn, quyến rũ xộc lên, lan tỏa khắp cả nhà. Bữa cơm dân dã cùng món ngon cá ngạnh tuy không cầu kỳ, không sang trọng nhưng mang đầy hương vị quê nhà.
Xế chiều, ba tôi bước thấp, bước cao từ đồng về. Ba bảo “Chỉ được dăm con cá luối, cá ngạnh, má mày nấu luôn nồi canh chua cho ấm bụng".
Nguyên liệu chế biến món canh chua cá.
Đúng là đồng đất nay đã khác, ngày xưa mỗi lần thả lờ ba tôi bắt được nhiều cá đồng lắm. Những con rô nảy thân tưng tưng vàng hườm, cá tràu, cá trê lóc qua lóc lại ngó đến sướng cả mắt.Hồi đó, dân quê tôi tha hồ câu, tát, thả lờ, cắm thỏ… vậy mà giỏ lúc nào cũng đầy cá. Cá ngoài đồng bắt về trống sẵn trong ảng, trong lu, cứ thế luân phiên mang ra chế biến làm món chủ công ăn cùng với mắm cái, cải muối, dưa muối được các bà, các mẹ chuẩn bị từ mùa nắng.
Những năm gần đây, cũng cánh đồng này, vẫn con sông trước nhà ấy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cá không còn nhiều như trước. Nhưng cứ đến ngày mưa, ba vẫn như một thói quen, tìm mọi cách để vác lờ ra đồng bắt bằng được vài chú cá rô, cá diếc và nhất là cá ngạnh... cho thỏa nổi mong chờ của cả nhà.
Ưu điểm của cá ngạnh là ngọt thịt, lại nhờ có sự kết hợp hài hòa với gia vị càng giúp cho món cá có mùi vị thơm ngon đặc trưng, không giống với bất kì loài cá nào. Đặc biệt cá ngạnh có thể chế biến thành nhiều món. Cá ngạnh kho lá gừng lại là món ăn giữ nguyên được hương vị dân dã, tinh túy, ngọt ngào của cá chốn đồng quê sông nước.
Cá ngạnh sau khi làm sạch để ráo, ướp cùng đường, muối, ớt, nghệ tươi, tiêu chừng mươi lăm phút. Lót dưới đáy nồi một lớp dày lá gừng rồi xếp cá lên trên, rải thêm một lớp thịt lợn ba chỉ. Đun cho mẻ cá sôi bùng rồi hạ lửa thật nhỏ, khi gia vị thấm đổ thêm một ít nước vào kho tiếp, xốc nhẹ mẻ cá đôi ba lần, khi nước sền sệt, thịt cá mềm ăn cả xương là được. Cái béo từ thịt mỡ ngấm vào làm miếng cá kho càng thêm thơm bùi, béo ngậy.
Dân dã hơn là món cá ngạnh nướng. Chọn những con cá to mập nhất, sau khi làm sạch vảy, ruột để ráo nước. Cho muối và sả đã giã dập vào nồi đất. Xếp cá lên trên, đậy kín nắp. Quạt bếp than thật hồng, đặt nồi cá lên nướng gần 30 phút là mùi thơm phung phức đã bay lên. Nhưng đặc biệt hơn, ba con tôi thích nhất lại là món canh chua cá ngạnh do chính má nấu.
Quyến rũ tô canh chua cá ngạnh đồng.
Cá ngạnh tươi được má mang vào thả trong thau nước, thay nước nhiều lần cho cá nhả bớt chất nhớp rồi cẩn thận làm sạch ruột cá, cắt bỏ râu. Má tỉ mẩn dùng lá sả, kèm thêm một ít muối sống để xoa nhẹ cho cá sạch hết nhớt. Tiếp tục ướp cá chừng mười lăm phút với các loại gia vị: muối, nước mắm, mì chính, hành, tỏi, đặc biệt không thể thiếu nghệ tươi giã nhỏ. Phi thơm hành tím, đổ cá vào, rim đến khi thịt cá săn lại, thấm gia vị. Cho tiếp măng chua, chuối chát vào, trộn đều trước khi đổ nước sôi để nguội vào nồi canh. Nấu canh sôi vài dạo má tiếp tục cho rau má vào. Đợi nước canh sôi lại 2 phút, tắt bếp. Trước khi múc canh ra bát má lại nhanh tay thả vài lá hành xanh, rắc một ít tiêu sẽ giúp bát canh thơm nồng.Còn gì thú vị hơn khi trong những ngày mưa gió mịt mùng được thưởng thức món canh chua cá ngạnh. Từ tô canh một mùi thơm nồng nàn, quyến rũ xộc lên, lan tỏa khắp cả nhà. Bữa cơm dân dã cùng món ngon cá ngạnh tuy không cầu kỳ, không sang trọng nhưng mang đầy hương vị quê nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét