Trước đây đa phần người miền Tây thích thịt bò hơn thịt trâu, nhưng gần đây có nhiều người vẫn chọn thịt trâu. Nếu như người miền sơn cước tự hào với món thịt trâu xông khói thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, món trâu luộc mẻ chính là món ngon chân truyền nổi tiếng.
Thời xa xưa, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, bất đắc dĩ lắm người ta mới mổ trâu lấy thịt, đơn giản vì “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Ngày nay, máy cày, máy xúc đã dần dần thay thế cho sức trâu nên nhiều người nuôi trâu không chỉ để giúp nhà nông trong việc đồng áng mà còn để lấy thịt, giống như nuôi bò.
Một chị chủ quán “Trâu luộc mẻ” ở Cần Thơ giới thiệu với khách hàng: “Trâu luộc mẻ phải là thứ thịt trâu thật tươi đem về xắt ngang thớ, ướp gia vị sả, tỏi, ớt, muối, đường, bột ngọt và hành tây xắt mỏng mới đúng điệu". Cũng giống như các loại lẩu cá, lẩu thịt nhưng nét đặc trưng của lẩu trâu là người ăn sẽ được thưởng thức nhiều bộ phận nội tạng vừa ngon vừa có chất dinh dưỡng cao.
Thực ra thịt trâu có nhiều cách chế biến khác nhau, từ trâu luộc, nấu cà ri, sườn trâu nướng vỉ cho đến nướng sả ớt, hấp chao, xào lá cách, xào hành, lúc lắc, um nước dừa, phèo trâu nướng… món nào cũng hấp dẫn, nhưng hình như đa số thực khách đều khoái món trâu luộc mẻ.
Tách thịt nạc xong, các đầu bếp tài ba thường dùng cả sườn, dụm, nạm, đuôi, gân, lưỡi trâu cùng với bộ đồ lòng gồm phèo, trâu vò viên, lá mía, lá xách, tàn ong… Người ăn sẽ từ từ nhúng đồ lòng và thịt vô chiếc lẩu đang sôi ùng ục. Họ được giải thích công dụng từng thứ như một thang thuốc bổ.
Món trâu luộc mẻ hơn thua nhau ở chỗ nước lẩu. Nước lẩu phải đựơc những bàn tay điệu nghệ chế biến, nêm nếm mới ra hồn, trong đó thành phần chủ yếu vẫn là sả và cơm mẻ. Còn nước chấm phải là thứ cơm mẻ tán nhuyễn thêm tí muối, sả, ớt sao cho vừa nồng, vừa chua, mặn, ngọt, và cay xốc đến tận mũi để vừa ăn vừa hít hà. Ai không thích cơm mẻ có thể dùng nước chấm mắm tôm cũng ngon hết chỗ chê.
Còn một điều thú vị nữa là rau. Thưởng thức món trâu luộc mẻ mà dùng các loại rau chợ, rau cao cấp Đà Lạt thì hỏng ngay, thà không ăn còn hơn. Phải là rau vườn, rau quê như cần nước, ngò gai, cải bẹ xanh, cải trời, bông súng, kèo nèo, dưa leo, mướp… Đặc biệt không thể thiếu món khế chua, chuối chát, mà phải là thứ chuối hột hoặc chuối ngự mới đậm đà và khoái khẩu, không lẫn lộn với bất cứ món ăn nào khác.
Vào những ngày cuối tuần, vợ chồng con cái hoặc bạn bè rủ nhau đi tẩm bổ bằng “trâu luộc mẻ” thật không có gì thú vị bằng.
Một chị chủ quán “Trâu luộc mẻ” ở Cần Thơ giới thiệu với khách hàng: “Trâu luộc mẻ phải là thứ thịt trâu thật tươi đem về xắt ngang thớ, ướp gia vị sả, tỏi, ớt, muối, đường, bột ngọt và hành tây xắt mỏng mới đúng điệu". Cũng giống như các loại lẩu cá, lẩu thịt nhưng nét đặc trưng của lẩu trâu là người ăn sẽ được thưởng thức nhiều bộ phận nội tạng vừa ngon vừa có chất dinh dưỡng cao.
Thực ra thịt trâu có nhiều cách chế biến khác nhau, từ trâu luộc, nấu cà ri, sườn trâu nướng vỉ cho đến nướng sả ớt, hấp chao, xào lá cách, xào hành, lúc lắc, um nước dừa, phèo trâu nướng… món nào cũng hấp dẫn, nhưng hình như đa số thực khách đều khoái món trâu luộc mẻ.
Đồ lòng trâu chuẩn bị luộc mẻ.
Món trâu luộc mẻ.
Trâu luộc mẻ là đặc sản của miền Tây, được nhiều nhà hàng, quán ăn khai thác và biến tấu thành nhiều món ăn độc đáo, nhiều kiểu cách khác nhau, trong đó cơm mẻ và sả là thành phần không thể thiếu được khi làm các món liên quan đến thịt trâu. Tách thịt nạc xong, các đầu bếp tài ba thường dùng cả sườn, dụm, nạm, đuôi, gân, lưỡi trâu cùng với bộ đồ lòng gồm phèo, trâu vò viên, lá mía, lá xách, tàn ong… Người ăn sẽ từ từ nhúng đồ lòng và thịt vô chiếc lẩu đang sôi ùng ục. Họ được giải thích công dụng từng thứ như một thang thuốc bổ.
Món trâu luộc mẻ hơn thua nhau ở chỗ nước lẩu. Nước lẩu phải đựơc những bàn tay điệu nghệ chế biến, nêm nếm mới ra hồn, trong đó thành phần chủ yếu vẫn là sả và cơm mẻ. Còn nước chấm phải là thứ cơm mẻ tán nhuyễn thêm tí muối, sả, ớt sao cho vừa nồng, vừa chua, mặn, ngọt, và cay xốc đến tận mũi để vừa ăn vừa hít hà. Ai không thích cơm mẻ có thể dùng nước chấm mắm tôm cũng ngon hết chỗ chê.
Còn một điều thú vị nữa là rau. Thưởng thức món trâu luộc mẻ mà dùng các loại rau chợ, rau cao cấp Đà Lạt thì hỏng ngay, thà không ăn còn hơn. Phải là rau vườn, rau quê như cần nước, ngò gai, cải bẹ xanh, cải trời, bông súng, kèo nèo, dưa leo, mướp… Đặc biệt không thể thiếu món khế chua, chuối chát, mà phải là thứ chuối hột hoặc chuối ngự mới đậm đà và khoái khẩu, không lẫn lộn với bất cứ món ăn nào khác.
Vào những ngày cuối tuần, vợ chồng con cái hoặc bạn bè rủ nhau đi tẩm bổ bằng “trâu luộc mẻ” thật không có gì thú vị bằng.
Bài, ảnh: Phúc Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét