Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Bí ẩn về lăng mộ của vị vua Nguyễn

(Dân trí) - Đường đi vào lăng Gia Long qua một khu rừng thông rộng lớn. Lăng vua đặt tại xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể đi theo đường sông từ TP Huế khoảng 18km hay bằng đường bộ khoảng 15km.

Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng. Toàn bộ khu lăng này được bao quanh bởi 42 ngọn núi lớn nhỏ. Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”
Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng. Toàn bộ khu lăng này được bao quanh bởi 42 ngọn núi lớn nhỏ. Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”
Khu vực điện Minh Thành dùng thờ vua và hoàng hậu thứ nhất là bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Khu vực điện Minh Thành dùng thờ vua và hoàng hậu thứ nhất là bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
4 con rồng đá uy nghiêm ngậm ngọc, tay cầm hý cầu làm 3 lối bậc cấp dẫn lên điện thờ
4 con rồng đá uy nghiêm ngậm ngọc, tay cầm hý cầu làm 3 lối bậc cấp dẫn lên điện thờ
Minh Thành nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”. Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.
Minh Thành nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”. Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.
Du khách thắp hương lên cho ngài Gia Long. Chinh chiến sau nhiều năm, đánh bại triều Tây Sơn (1788-1801), ngài lên ngôi hoàng đế năm ngày mùng 2 tháng Năm năm Nhâm Tuất (01/06/1802), lập nên triều Nguyễn, thống nhất đất nước và đóng đô ở Phú Xuân (là cố đô Huế ngày nay). Tháng 3/1804, vua đặt quốc hiệu Việt Nam
Du khách thắp hương lên cho ngài Gia Long. Chinh chiến sau nhiều năm, đánh bại triều Tây Sơn (1788-1801), ngài lên ngôi hoàng đế năm ngày mùng 2 tháng Năm năm Nhâm Tuất (01/06/1802), lập nên triều Nguyễn, thống nhất đất nước và đóng đô ở Phú Xuân (là cố đô Huế ngày nay). Tháng 3/1804, vua đặt quốc hiệu Việt Nam
Cổng tam quan làm bằng gỗ vào điện Minh Thành vẫn còn y nguyên theo dấu thời gian. Khu lăng mộ vua được tiến hành trong 6 năm (1814-1820) từ khi vợ chính của ngài qua đời vào 1814. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu lăng mộ này có chu vi hơn 11.200m
Cổng tam quan làm bằng gỗ vào điện Minh Thành vẫn còn y nguyên theo dấu thời gian. Khu lăng mộ vua được tiến hành trong 6 năm (1814-1820) từ khi vợ chính của ngài qua đời vào 1814. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu lăng mộ này có chu vi hơn 11.200m
Bửu Thành nơi chôn cất lăng vua và Hoàng hậu Thừa Thiên. Có 7 cấp sân tế dẫn lên Bửu Thành
Bửu Thành nơi chôn cất lăng vua và Hoàng hậu Thừa Thiên. Có 7 cấp sân tế dẫn lên Bửu Thành
Các tượng đá tạc hình quan văn quan võ đứng chầu hai bên
Các tượng đá tạc hình quan văn quan võ đứng chầu hai bên
Cánh cổng dẫn vào nơi lưu giữ giấc mộng ngàn thu của vua và vợ
Cánh cổng dẫn vào nơi lưu giữ giấc mộng ngàn thu của vua và vợ
2 ngôi mộ được đặt sát nhau. Đây cũng là khu lăng đặc biệt nhất trong các lăng vua Nguyễn khi cả án thờ và phần tẩm mộ có cả vua và hoàng hậu. Nhiều lý giải cho rằng vì Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người vợ đã sát cánh cùng vua trong các cuộc chinh chiến, gian lao khổ cực vẫn đồng lòng cùng chồng nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời
2 ngôi mộ được đặt sát nhau. Đây cũng là khu lăng đặc biệt nhất trong các lăng vua Nguyễn khi cả án thờ và phần tẩm mộ có cả vua và hoàng hậu. Nhiều lý giải cho rằng vì Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người vợ đã sát cánh cùng vua trong các cuộc chinh chiến, gian lao khổ cực vẫn đồng lòng cùng chồng nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời
Lăng của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào có các cạnh và phần chân đế nhỉnh hơn một vài phân so với lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm kế bên
Lăng của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào có các cạnh và phần chân đế nhỉnh hơn một vài phân so với lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm kế bên
2 ngôi mộ được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Theo đường xuyên tâm, vị trí chính giữa 2 lăng mộ nhìn thẳng về giữa ngọn Thiên Thọ Sơn làm tiền án cho cả khu lăng mộ
2 ngôi mộ được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Theo đường xuyên tâm, vị trí chính giữa 2 lăng mộ nhìn thẳng về giữa ngọn Thiên Thọ Sơn làm tiền án cho cả khu lăng mộ
Bên trái lăng là Bi Đình - nơi đặt tấm bia Thánh Đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha được chạm khắc vẫn còn nổi nét chữ sau gần 200 năm
Bên trái lăng là Bi Đình - nơi đặt tấm bia "Thánh Đức thần công" của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha được chạm khắc vẫn còn nổi nét chữ sau gần 200 năm
Lăng Thiên Thọ Hữu nằm gần đó là nơi chôn cất vợ thứ 2 của vua Gia Long - bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu
Lăng Thiên Thọ Hữu nằm gần đó là nơi chôn cất vợ thứ 2 của vua Gia Long - bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu
Khu tẩm mộ này vẫn còn dấu rêu phong. Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người đã sinh ra vua Minh Mạng, người kế tục ngôi vua cha Gia Long sau này.
Khu tẩm mộ này vẫn còn dấu rêu phong. Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là người đã sinh ra vua Minh Mạng, người kế tục ngôi vua cha Gia Long sau này.
Rồng ở bậc đá lăng Thiên Thọ Hữu nhìn về cặp Trụ biểu đằng xa - được ví như ngọn đuốc dẫn linh hồn con người về với cõi vĩnh hằng
Rồng ở bậc đá lăng Thiên Thọ Hữu nhìn về cặp Trụ biểu đằng xa - được ví như ngọn đuốc dẫn linh hồn con người về với cõi vĩnh hằng
Cổng gỗ dẫn lên điện Gia Thành là nơi thờ thân mẫu của vua Minh Mạng
Cổng gỗ dẫn lên điện Gia Thành là nơi thờ thân mẫu của vua Minh Mạng
Cảnh từ trên gác nhìn xuống điện Gia Thành
Cảnh từ trên gác nhìn xuống điện Gia Thành
Hoàng đế Gia Long không chỉ là người thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, mà còn đặt nền móng việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động và chính sách cụ thể, đặc biệt là bộ Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long), quy hoạch xây dựng Kinh đô Huế và tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng đế Gia Long không chỉ là người thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, mà còn đặt nền móng việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… bằng nhiều hoạt động và chính sách cụ thể, đặc biệt là bộ Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long), quy hoạch xây dựng Kinh đô Huế và tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Gia Long là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai quản một đất nước thống nhất từ nam vào bắc sau hơn 200 năm chia cắt. Vua Gia Long có tên húy là Nguyễn Phúc Anh, miếu hiệu Thế Tổ, trị vì từ 1802 đến 1820. Vua sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (08/02/1762) mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (03/02/1820).
Gia Long là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai quản một đất nước thống nhất từ nam vào bắc sau hơn 200 năm chia cắt. Vua Gia Long có tên húy là Nguyễn Phúc Anh, miếu hiệu Thế Tổ, trị vì từ 1802 đến 1820. Vua sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (08/02/1762) mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (03/02/1820).
Đại Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét