Ở Yên Bái, dân tộc Dao gồm có 4 nhóm chính là Dao đỏ, Dao quần trắng, Dao quần chẹt và Dao làn tuyển, tập trung sinh sống ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.
Ở Yên Bái, dân tộc Dao gồm có 4 nhóm chính là Dao đỏ, Dao quần trắng, Dao quần chẹt và Dao làn tuyển, tập trung sinh sống ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.
Đến giờ đẹp (khoảng 10h đêm) là lễ kết tóc se tơ cho cô dâu chú rể. Người cầm bó đuốc sẽ đi trước với ý nghĩa là xua tà, đuổi cái ác, soi đường chỉ lối cho cô dâu.
Ông mờ cùng các phù dâu, phù rể đưa cô dâu về nhà trai. Theo phong tục của người Dao thì dù xa hay gần, khi sang đến nhà trai, đoàn nhà gái cũng phải nghỉ lại ở đâu đó rồi đến giờ hoàng đạo (thường là vào khoảng 5h-6h chiều) thì cô dâu mới được lên nhà trai. Đó là khoảng thời gian tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.
Em cô bên nhà chồng sẽ che ô cho cô dâu lên cầu thang với ý nghĩa nhà chồng sẽ che chở cho người mới vào nhà. Trong đám cưới của người Dao thì chú rể không được ra đón và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong.
Những người đến dự đều chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể, tạo nên không khí vui tươi của cả bản làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét