Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Vượt dốc trơn trượt chiêm bái ngôi chùa cổ trên núi Các

Quần thể chùa Am Các nằm trên lưng chừng của dãy núi Các - một dãy núi có thế nhọn cong gồm 9 ngọn cao chót vót về phía tây bắc của xã Định Hải (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa).


1

Ngôi chùa Hạ nằm trong quần thể chùa Am Các

Nằm sâu giữa những dãy núi cao, quần thể chùa Am Các ( nằm phía tây bắc của xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) được nhiều người dân khắp nơi đổ về chiêm bái. Từ trên đỉnh núi, người dân có thể nhìn thấy biển, thấy sông, hồ và bạt ngàn rừng xanh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa đã bị phá vỡ và đang được phục dựng. Nhưng từ những chứng cứ còn sót lại đã minh chứng cho một nền Phật giáo đã hình thành từ nghìn năm trước.
20180225_094232

Từ chân núi lên đến chùa Hạ khoảng 3km

Quần thể chùa chỉ còn lại các hiện vật như Tượng pháp, chân tảng đá hoa sen, bàn thờ đá, bệ đá hoa sen, bát hương…Quần thể chùa Am Các gồm có: Chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng và khu Tứ Phủ hay còn gọi là chùa Mẫu). Chùa Thượng nằm cao nhất, so với mực nước biển khoảng 700m. Từ chùa Hạ để lên chùa Trung và chùa Thượng, người dân phải đi qua những con đường đất, khe suối giữa các cánh rừng.
Tại Chùa Hạ, còn có nhiều khối đá xanh to nặng hàng trăm tấn được tạc khắc không còn nguyên vẹn ngay trước lối ra vào của chùa. Bên cạnh đó là những tảng đá tự nhiên có hình dáng theo trí tưởng tượng như mai rùa, đàn cá voi…Đặc biệt là có 2 ô đất được đắp cao mà theo người dân kể lại là mộ của 2 nhà sư có từ rất lâu. 
Sau đây là một số hình ảnh của quần thể chùa Am Các mà Báo Giao thông ghi nhận:
20180226_155707

Bức tượng phật cổ bằng đá được thờ ở chùa Hạ

28536849_1793400500684388_1351107780_n

Theo truyền ngôn, Am Các là nơi mà Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu( 933- 1011) vị tăng thống thời Đinh thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông là người tham gia tạo dựng và tu thiền. 

20180225_120515

Theo người dân truyền tai, những khối đá có hình dạng giống như đàn cá voi đang nằm trước cổng chùa Hạ. Chính vì vậy mà hễ ai lên chùa cũng đều thắp nhang

3.3

Hay tảng đá như mai rùa

4

Khối đá lớn trông như chiếc mõ lớn nhất Việt Nam

3

Giếng cổ nằm cao trên núi nhưng nước quanh năm không bao giờ cạn

20180226_155728

Hình Phật được khắc vẽ trên đá không ai biết có từ bao giờ

20180225_100043

Những khối đá xanh lớn tồn tại từ rất lâu đời ở trên nền móng của ngôi chùa này

3.1

 

20180225_120554

Trước chùa Hạ, nhiều người cho rằng là 2 ngôi mộ của 2 nhà sư từ rất lâu đời khi chùa chưa bị phá vỡ

20180225_120909

Theo một bậc cao niên sống ở gần chùa cho biết, cây khế này đã có tuổi thọ gần 200 năm

20180225_100215

Sơ đồ đường lên các chùa trong quần thể chùa Am Các

5

Để đi lên chùa Trung và chùa Thượng, người dân phải men theo các con đường mòn trong rừng

20180225_103419

Trời sương hoặc mưa phùn thì đường đi lên rất khó khăn vì trơn trượt

20180225_104930

Nhiều người dân đến thắp hương ở chùa Trung

1.2

Chùa Thượng nằm chót vót trên dãy núi Các

20180225_124956

Khu Tứ phủ

6

Từ trên dãy núi có thể nhìn thấy bạt ngàn cây xanh, hồ nước và biển

fhfh.jpg

Hồ nước Hao Hao trong xanh dưới chân núi Các

2

Đường từ chân núi lên khu vựa chùa Hạ được một đơn vị bỏ tiền làm đường phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân thuận tiện hành hương


Phúc Tuấn 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét