Ông Nguyễn Văn Phúng là người gốc Huế, vào TP. Nha Trang định cư đã lâu và sinh sống bằng nhiều nghề. Ông rất thích nghiên cứu các công trình kiến trúc, mặc dù không học qua trường lớp chính quy nào về xây dựng nhưng ông đã mày mò, tự thiết kế ra nhiều công trình kiến trúc độc đáo, sáng tạo. Mới đây nhất là ngôi nhà trên cây thị cổ thụ. Và dự kiến, trong dịp Tết Nguyên Đán 2019 này, ông đưa vào sử dụng "cung điện" độc đáo nằm ngay trong vườn nhà.
Ngôi nhà 2 tầng trên cây thị trăm tuổi có thiết kế độc đáo. Ảnh: Châu Tường
Ngôi nhà 2 tầng trên cây thị trăm tuổi có thiết kế độc đáo. Ảnh: Châu Tường
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện "cung điện", ông Phúng cho biết: "Từ khi còn trẻ, tôi đã rất thích những kiến trúc cổ trên thế giới. Mỗi trường phái kiến trúc của một vùng miền, của một đất nước đều có những cái khác nhau nhưng đều có một điểm chung là nó đã từng trải qua thời gian. Từ lâu tôi đã có mong muốn, đến một lúc nào đó mình xây nhà, tôi sẽ xây ngôi nhà đường nét cổ kính một chút để thể hiện thời gian đã trôi qua". Chính vì vậy, năm 2017 ông Phúng quyết định xây ngôi nhà mang dáng dấp của “cung điện” từ hàng ngàn năm trước trên diện tích 120m2, gồm 3 tầng và đang trong quá trình hoàn thiện.
Lấy ý tưởng từ một “cung điện” thời xa xưa bị bỏ hoang, tận dụng những gì còn sót lại để sinh sống, ông Phúng đã tạo ra một công trình với những nét kiến trúc thời cổ đại. Ảnh: Châu Tường
Lấy ý tưởng từ một “cung điện” thời xa xưa bị bỏ hoang, tận dụng những gì còn sót lại để sinh sống, ông Phúng đã tạo ra một công trình với những nét kiến trúc thời cổ đại. Ảnh: Châu Tường
Không chỉ kiến trúc bên ngoài nhìn cổ kính mà điều độc đáo của công trình này là ngoài những khu vực chịu lực được thiết kế bằng bê tông cốt thép, phần lớn chất liệu còn lại được làm từ xốp rồi phủ lên một lớp vữa hồ từ xi măng trắng và cát màu. Do màu cát tự nhiên nên tồn tại lâu dài, không bị phai. Đặc biệt, ngôi nhà được xây dựng rộng rãi như vậy nhưng lại không cần móng nhà. Độ vững chắc của công trình đã được thử thách qua nhiều cơn bão nhất là cơn bão số 12 vào tháng 11.2017 và 2 đợt mưa lũ cuối năm 2018. Mặc dù, xung quanh nhiều nhà cửa hư hỏng, cây cối ngã đổ nhưng ngôi nhà này vẫn an toàn. Hơn nữa, nhờ thiết kế rất độc đáo này mà mùa nắng ở trong ngôi nhà rất mát mẻ, ngược lại mùa lạnh lại ấm áp, tạo cảm giác dễ chịu cho người ở.
Đường nét kiến trúc cổ kính được thể hiện khéo léo qua bàn tay của người thợ. Ảnh: Châu Tường
Đường nét kiến trúc cổ kính được thể hiện khéo léo qua bàn tay của người thợ. Ảnh: Châu Tường
“Cung điện” lung linh trong vườn nhà. Ảnh: Châu Tường
“Cung điện” lung linh trong vườn nhà. Ảnh: Châu Tường
Công trình có thể khiến người ta liên tưởng đến nhiều trường phái kiến trúc trên thế giới nhưng lại không giống bất kỳ công trình nào. Ông không đưa nguyên đường nét của của các công trình đó vào “cung điện” của mình mà tạo ra những đường nét rất riêng của mình. Chính vì vậy, nhìn vào người xem sẽ thấy công trình có đoạn giống kiến trúc cổ Châu Á, có nơi lại giống khải hoàn môn ở châu Âu và có nơi lại giống cổng mặt trời của Nhật Bản hay có nét giống ngôi nhà ở Hàn Quốc. Nhưng tất cả ở đây chỉ “gợi” lại cho người xem những nét đó thôi, đằng sau đó chính là dụng ý, đường nét rất riêng của chủ nhân “cung điện” này.
Chủ nhân của công trình đã tạo ra nhiều điểm nhấn, đường nét riêng cho ngôi nhà đặc biệt này. Ảnh: Châu Tường
Chủ nhân của công trình đã tạo ra nhiều điểm nhấn, đường nét riêng cho ngôi nhà đặc biệt này. Ảnh: Châu Tường
Chủ nhân của công trình đã tạo ra nhiều điểm nhấn, đường nét riêng cho ngôi nhà đặc biệt này. Ảnh: Châu Tường
Chủ nhân của công trình đã tạo ra nhiều điểm nhấn, đường nét riêng cho ngôi nhà đặc biệt này. Ảnh: Châu Tường
"Ở đây đang thể hiện công trình từ hàng nghìn năm trước. Thời đó chưa có chất kết dính. Tất cả các công trình được xây dựng dựa vào trọng lực từng viên đá gài vào nhau và đứng vững nhờ trọng lực đó, kể cả mái ngói. Thời đó cũng chưa có mái ngói nên người ta lợp nhà bằng những viên đá chẻ. Mà muốn như vậy thì phải tính toán độ khớp nối rất là chính xác, chỉ cần một viên đá lấy ra thì toàn bộ công trình sẽ sụp đổ" - ông Phúng chia sẻ về thiết kế đặc biệt được tái hiện lại trong ngôi nhà của mình.
Tượng chó đá, cá chép... được làm từ xốp rồi phủ lên một lớp vữa hồ từ xi măng trắng và cát màu. Ảnh: Châu Tường
Tượng chó đá, cá chép... được làm từ xốp rồi phủ lên một lớp vữa hồ từ xi măng trắng và cát màu. Ảnh: Châu Tường
Không chỉ kiến trúc độc đáo, ông còn lồng ghép vào đó những sự tích gắn liền với đời sống của người Việt Nam. Trước “cung điện”, ông khắc 2 tượng chó đá được lấy mẫu nguyên bản từ tư liệu bảo tàng Việt Nam. Người xem cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy trên “cung điện” có 9 con cá chép đang ở nhiều tư thế khác nhau. Đó chính là sự tích “cá chép hóa rồng”. Con người vượt mọi khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của đời mình. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc tích đức cho đời. Chính vì vậy, trên tầng cao nhất của cung điện ông khắc biểu tượng “thái cực đồ” và 3 chữ “Đức lưu quang” như nhấn mạnh sống trên đời việc quan trọng nhất không phải là tiền bạc mà chính cái “đức” của mình mới lưu truyền mãi về sau.
Trên tầng cao nhất của “cung điện” ông khắc biểu tượng “thái cực đồ” và 3 chữ “Đức lưu quang” như nhấn mạnh sống trên đời việc quan trọng nhất chính cái “đức” của mình mới lưu truyền mãi về sau. Ảnh: Châu Tường
Trên tầng cao nhất của “cung điện” ông khắc biểu tượng “thái cực đồ” và 3 chữ “Đức lưu quang” như nhấn mạnh sống trên đời việc quan trọng nhất chính cái “đức” của mình mới lưu truyền mãi về sau. Ảnh: Châu Tường
Chủ nhân “cung điện” này cho biết dự kiến đến tết Nguyên Đán 2019 công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, từ vài tháng qua, “cung điện” trong vườn nhà này đã thu hút nhiều người dân và du khách tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng. Và trong dịp Tết đến xuân về này, phố biển Nha Trang có thêm một điểm du xuân độc đáo và khác biệt mà không hề tốn phí.
Buổi tối, “cung điện” hiện lên thật đẹp, lung linh dưới ánh điện và ánh trăng. Ảnh: Châu Tường
Buổi tối, “cung điện” hiện lên thật đẹp, lung linh dưới ánh điện và ánh trăng. Ảnh: Châu Tường