Cây Thốt nốt có rất nhiều ở vùng đất Bảy Núi. Ảnh: Lục Tùng
Cây Thốt nốt có rất nhiều ở vùng đất Bảy Núi. Ảnh: Lục Tùng
Lâu nay, người ta biết đến thnốt với cái tên môn na là thốt- nốt qua mặt hàng đặc sản ngọt thanh, đậm đà hương thơm và vị béo: đường thốt nốt. Hay gần nhất là thức uống giải khát đầy quyến rũ được “tiếp thị”  dưới hình thức độc đáo gánh trong những ống tre: nước thốt nốt, hoặc các quán nước thốt- nốt lạnh nằm ven các tuyến đường du lịch trong vùng Bảy Núi...
Nước thốt nốt sau khi thu hoạch từ cuống của buồng trái, được dùng để chế biến đường đặc sản. Ảnh: Lục Tùng
Nước thốt nốt sau khi thu hoạch từ cuống của buồng trái, được dùng để chế biến đường đặc sản. Ảnh: Lục Tùng
 Nhưng nếu có dịp về Bảy Núi, di vào các phum sóc, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi biết thêm giá trị ẩm thực của loài cây đặc sản này qua thức uống độc đáo: Tứk-thnốt-chu. Người sành điệu gọi vui đó là “Bia hương rừng” Bảy Núi. Thật sẽ không có gì quá lời khi gọi như thế. Bởi chỉ cần ngồi trước ly bia, chưa cần nhấm nháp, người thưởng thức cũng đủ ngất ngây với hương thoang thoảng mùi hương đặc trưng của loài cây đã trở thành “cây tâm linh” và gắn bó với đồng bào Khmer mật thiết như người kinh gắn bó với cây dừa ...,
Cây Thốt nốt gắn bó với đồng bào Khmer Bảy Núi như thứ cây tâm linh. Ảnh: Lục  Tùng
Cây Thốt nốt gắn bó với đồng bào Khmer Bảy Núi như thứ cây tâm linh. Ảnh: Lục Tùng
Nhưng độc đáo nhất chính là vị đậm đà vốn có của loại nước được khai thác từ cuống hoa theo phương thức cổ truyền độc đáo. Bởi ở đó vừa có  một chút vị chua phảng phất chút hậu thanh tao của vị ngọt tự nhiên... Tất cả hòa quyện với chút lâng lâng của hơi men nhè nhẹ có được từ quá trình ủ, lên men tự nhiên đã tạo cho Tứk-thnốt-chu sức cuốn hút kỳ lạ mà các thức nước uống thời công nghệ cao không sao có được. Độc đáo nhất là nhấm nháp “Bia hương rừng” với đặc sản Bảy Núi: thịt bò nướng chấm với nấm Pra-hóc được “dằn”  một chút chua chua của trái Cần thăng (loại cây người Kinh hay dùng làm kiểng) vừa chín tới. Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như  đang đong đưa cái cảm giác ẩm thực của mình đến với vùng đất lạ, ở đó vừa có chút thân quen, vừa có lắm điều lạ và thú vị...
Trái thốt nốt. Ảnh: Lục Tùng
Trái thốt nốt. Ảnh: Lục Tùng
Đặc biệt “Bia hương rừng” còn là vị chủ lực trong món giải khát- tăng lực độc đáo. Bạn dang đi giữa cái nắng hắt nóng của núi đá Bảy Núi cổ họng đang có giảm giác cháy khát... Thì đây, một ly “Bia hương rừng” pha loãng với nước thốt nốt tươi theo tỷ lệ 1- 4 sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn khát và hồi phục lại sức. Bởi men ủ thứ bia này chính là những loại  dược thảo của núi rừng Bảy Núi có tác dụng xổ độc, thông huyết và bồi bổ cơ thể, như: Chhơ phlơn, Tà pu ph lơn, Săng ke phlơn….
Thịt (cùi) trái thốt nốt trắng, giòn rất ngon miệng. Ảnh: Lục Tùng
Thịt (cùi) trái thốt nốt trắng, giòn rất ngon miệng. Ảnh: Lục Tùng
Sẽ rất vui mắt khi có dịp tận mặt chứng kiến công đoạn chế biến này. Nước thnốt sau khi thu hoạch từ việc khai thác dòng nước tiết ra từ cuống của buồng trái theo kỹ thuật bí truyền của đồng bào Khmer, cho vào khạp có chứa các vị thảo dược. Sau thời gian ngấm thuốc, nước thốt  nốt  sẽ sủi lên mặt những chuỗi bọt lăn tăn trong suốt một tháng ròng từ mạnh đến nhẹ rồi nhè nhẹ...cho đến khi ngưng hẳn là lúc có thể mang “Bia hương rừng” ra thưởng thức. Nhưng, cũng như rượu nho ở trời Tây, càng để lâu “Bia hương rừng” càng ngon miệng bởi hương vị càng thêm đậm đà và nhất là nước đổi màu xanh lơ trong vắt rất đặc trưng, mới trông đã no mắt.
Thưởng thức nước thốt nốt. Ảnh: Lục Tùng
Thưởng thức nước thốt nốt. Ảnh: Lục Tùng
Có dịp đến Bảy Núi trong những ngày lễ hội dâng y, dâng bông, lễ Đol-ta, Chol thnăm thmây… sau khi thoả mắt ngắm nhìn những rặng thnốt  xanh tươi bên bên những khóm hoa rừng, hay tắm mình trong tiếng nhạc của tiếng chim líu lo gọi bầy, tiếng nhạc điệu của giàn nhạc ngũ âm cao vút theo các vũ khúc lâm- thôl,.. xin mời hãy nâng ly “Bia hương rừng” bạn sẽ thấy lòng thêm ngất ngây, say đắm để rồi cả tâm hồn liêu xiêu theo hương đất, tình người của đồng bào Khmer cuối trời Tây Nam Tổ quốc!