(Dân trí) - Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Đặc biệt, bánh gừng còn tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.
Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-Khơ-Nhây. Bánh được gọi tên vậy vì có hình dạng củ gừng.
Để có những chiếc bánh thơm ngon béo dòn và tan dần trên mặt lưỡi, bà con thường chọn lọai nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước xay hoặc quyết nhuyển. Cứ 1 ký bột nếp người ta cho khoảng 25 – 30 quả trứng gà và một muỗng canh bột nang mực.
Trong những dịp lễ, tết quan trọng, ngườ dân Khmer hay làm món bánh gừng để thiết đãi khách
Thố sẵn bột nang mực, nước chanh tươi, đập trứng gà cho vào, đánh thật đều tay đến khi nào cho trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn, đến khi nào nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng. Sau đó, thả bánh vào chảo mở đang sôi để chiên. Đồng thời thắng đường cát cho vào vịm; bánh chiên chín vàng. Đặc biệt bà con chiên bánh bằng nồi chứ không chiên bằng chảo, bánh chín, nhúng vào vịm đường cát đã thắng, tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng, chiếc bánh trơn, láng bóng không bị cong.
Thế là có món bánh gừng hấp dẫn, bắt mắt. Bánh gừng dù là món ăn mộc mạc nhưng rất hấp dẫn bởi chính hương vị: thơm tho, ngọt ngào, giòn tan pha lẫn béo bùi.
Món bánh gừng không chỉ để ăn mà nó còn nhắc nhớ cho mọi người về tính chung thủy của đạo vợ chồng người Chăm, Khmer
Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng, đặc biệt nhất là tết Ka te, lễ hội, lễ cưới. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tượng trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.
Khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng mình đã nhớ đến hình ảnh thủy chung của nàng Nai Chrao Cho Phò (truyền thuyết của người Chăm giống như chuyện hòn vọng phu của người kinh).
Đối với người Khmer thì bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như lễ Chôl ChơnămThơmây, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân ( thường gọi Đôn Ta) ngoài ra còn là món ăn chơi trong những ngày giao tiếp long trọng như Tết cổ truyền Việt Nam.
Đức Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét