Bài, ảnh: Hồng Khuyên
(Dân Việt) Nói tới món rắn hổ ngựa hầm, dân gian miền Tây Nam bộ xưa nay hay truyền miệng nhau rằng "Trong nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa", để chỉ và kêu tên loài rắn này.
Trái với rắn hổ đất, hổ ngựa là loài rắn lành, con lớn dài tới hơn sải tay. Đầu rắn nhỏ thuôn dài. Lưng rắn hổ ngựa có màu nâu xám, với bốn đường màu đen. Cũng có lẽ với đặc điểm này, người bình dân miền Tây còn kêu nó bằng một tên khác: Rắc sọc dưa!
Khi gặp nguy hiểm, rắn có tập tính tự vệ rất đặc biệt. Dựng đứng một phần ba thân về phía trước và nhô lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S nằm trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Có lẽ loài này bắt chước cách phùng bàn nạo của rắn hổ đất để dọa người vậy!
Nhưng chỉ cần một nhánh cây là người ta cũng dễ dàng chế ngự loại rắn này. Rắn hổ ngựa cũng được bắt bằng cách đặt lọp, giăng lưới trên đồng vào mùa nước nổi. Loại rắn này thịt không quá dai và được chế biến nhiều món ăn như xào sả ớt, xào sa tế, nướng trui, … Nhưng đặc biệt ngon và ấm với món rắn hổ ngựa hầm củ cải trắng, nhúng năng.
Rắn đem về trụng qua nước gần sôi để vuột hết lớp da vảy già bên ngoài. Mổ rắn, làm sạch, để ráo rồi chặt thành những khúc vừa ăn, cỡ non lóng tay. Củ cải trắng gọt bỏ vỏ, cắt khúc, có thể chẻ hai, ba. Ít tép sả hái ngoài vườn, gốc đập dập, lá quấn lại. Bắc xoong nước lên bếp, cho sả vào nấu sôi, sả ra nước xanh trong, thả rắn vào hầm. Nước sôi, vớt bọt rồi để lửa nhỏ cho rắn mềm. Trước khi nhắc khỏi bếp vài ba phút thì trút củ cải vô nấu sôi lại và nêm nếm vừa ăn. Năng bộp đã lột vỏ nhúng vào xoong rắn hầm.
Món rắn hổ ngựa hầm củ cải vừa ngọt lại thêm vị đậm đà của năng, của củ cải trắng làm cho bữa ăn càng ngon miệng. Đối với người dân quê, xoong rắn hầm để nhâm nhi cùng vài bằng hữu và ít chung rượu đế thì đã đời biết bao. Từ lâu, thú vui miệt vườn bắt đầu từ những điều chân chất và giản dị đó.
Tiêu bản rắn hổ ngựa (Ảnh minh họa, nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Rắn hổ ngựa sống trên cạn, trong nhà nó chuyên ở trên mái nóc để kiếm mồi là những chuột nhắt. Còn ở ngoài đồng, rắn hổ ngựa rất dễ bị kích thích. Trẻ con hay người non kinh nghiệm ra ruộng, nhiều khi bị nó “rượt” chạy “có cờ”. Nó cứ cuộn mình lại rồi phóng tới chớ không bò nên ai chạy đường thẳng thì nó sẽ đuổi kịp ngay trong khoảnh khắc.Khi gặp nguy hiểm, rắn có tập tính tự vệ rất đặc biệt. Dựng đứng một phần ba thân về phía trước và nhô lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S nằm trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Có lẽ loài này bắt chước cách phùng bàn nạo của rắn hổ đất để dọa người vậy!
Nhưng chỉ cần một nhánh cây là người ta cũng dễ dàng chế ngự loại rắn này. Rắn hổ ngựa cũng được bắt bằng cách đặt lọp, giăng lưới trên đồng vào mùa nước nổi. Loại rắn này thịt không quá dai và được chế biến nhiều món ăn như xào sả ớt, xào sa tế, nướng trui, … Nhưng đặc biệt ngon và ấm với món rắn hổ ngựa hầm củ cải trắng, nhúng năng.
Rắn đem về trụng qua nước gần sôi để vuột hết lớp da vảy già bên ngoài. Mổ rắn, làm sạch, để ráo rồi chặt thành những khúc vừa ăn, cỡ non lóng tay. Củ cải trắng gọt bỏ vỏ, cắt khúc, có thể chẻ hai, ba. Ít tép sả hái ngoài vườn, gốc đập dập, lá quấn lại. Bắc xoong nước lên bếp, cho sả vào nấu sôi, sả ra nước xanh trong, thả rắn vào hầm. Nước sôi, vớt bọt rồi để lửa nhỏ cho rắn mềm. Trước khi nhắc khỏi bếp vài ba phút thì trút củ cải vô nấu sôi lại và nêm nếm vừa ăn. Năng bộp đã lột vỏ nhúng vào xoong rắn hầm.
Món rắn hổ ngựa hầm củ cải vừa ngọt lại thêm vị đậm đà của năng, của củ cải trắng làm cho bữa ăn càng ngon miệng. Đối với người dân quê, xoong rắn hầm để nhâm nhi cùng vài bằng hữu và ít chung rượu đế thì đã đời biết bao. Từ lâu, thú vui miệt vườn bắt đầu từ những điều chân chất và giản dị đó.
Món rắn hổ ngựa hầm.
... Và đem năng nhúng vào xoong rắn hầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét