Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Một ngày phượt vùng núi Pù Luông đẹp như thiên đường

Mình viết bài này cũng mong các bạn có thêm thông tin để chuẩn bị chuyến đi thật kỹ lưỡng, vì mình luôn tâm niệm bất kể đi đâu các bạn cũng nên tự đi, tự khám phá và trải nghiệm.
Các bạn từ miền Nam có thể bay từ TP.HCM đến sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), rồi thuê xe máy chạy lên Pù Luông khoảng 80 km. Đi xe máy, các bạn có thể thoải mái dừng trên đường, hoặc đến một số điểm tham quan không nằm trên trục đường xe khách.
Các bạn nên thuê xe số và máy xe còn tốt, vì đường lên Pù Luông có nhiều đoạn đường đèo hơi khó đi, và khá xa.
Nên khởi hành sớm và canh giờ để có thể đến nơi trước khi trời tối. Trên núi, nên trời tối khá sớm, khoảng 17h trời đã như 19h ở dưới xuôi.
Đổ đầy xăng trước khi khởi hành.
Đem theo nước uống lẫn thức ăn gọn nhẹ để ăn uống dọc đường, vì có nhiều nơi cuộc sống người dân còn đơn sơ lắm, không có hàng quán gì cho các bạn lựa chọn đâu.
Trên đường đi, nhiều mạng điện thoại và 3G đều ngoài vùng phủ sóng, may còn một máy dùng sim Viettel nên tụi mình còn dò được Google Maps. Các bạn nên cầm sẵn bản đồ, vì dọc đường khá hoang vắng, ít gặp người dân để hỏi đường.
Mình luôn mong người đi du lịch hãy đừng để lại gì ngoài dấu chân. Xin đừng xả rác!

Trải nghiệm chuyến phượt Pù Luông bằng xe máy

Chỉ cần gõ từ khóa Pù Luông trên Google, bạn sẽ tra ra được rất nhiều hình ảnh của một vùng núi đẹp như thiên đường, và rất nhiều bài viết hướng dẫn cách đi đến Pù Luông.
Mình thấy đa số hướng dẫn cách phượt bằng xe máy là từ Hà Nội, cũng có hướng dẫn phượt xuất phát từ thành phố Thanh Hóa. Mình khởi hành từ TP.HCM, nên mình đã quyết định bay đến sân bay Thọ Xuân ở Thanh Hóa để khởi hành cho gần.
Theo bản đồ, sân bay này cách thành phố Thanh Hóa 39 km về phía tây, cách Pù Luông khoảng 80-100 km về phía đông. Tức là nếu bạn khởi hành từ TP.HCM bay ra Thanh Hóa, bạn có thể xuất phát từ sân bay đi thẳng luôn đến Pù Luông, cũng sẽ hợp lý hơn là bay đến Hà Nội, vì Hà Nội cách Pù Luông đến 200 km.
Mình lên lịch là sẽ ở một đêm ở nhà anh Thược (homestay), và đêm sau ở Pù Luông Retreat (đều ở xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa). Đến sân bay, vài nhà xe đến mời mọc. Mình trả giá thử thì nghe họ bảo là 750.000 đồng, xe dù chứ chẳng phải xe riêng. Mình hỏi chỗ thuê xe máy nhưng chẳng ai biết.
Nhóm mình quyết định đi taxi vào thành phố để tìm chỗ thuê xe, vì nghĩ trong thành phố chắc sẽ dễ tìm những dịch vụ vậy. Gặp một anh taxi cứ chạy theo mời, tụi mình trả giá xong quyết định đi xe anh vào thành phố với giá 350.000 đồng.
Đến thành phố, sau khi nghe mình nói vụ tìm chỗ thuê xe máy, anh taxi cũng nhiệt tình chạy xe khắp nơi hơn cả tiếng đồng hồ để tìm chỗ cho tụi mình nhưng tất cả đều mù tịt. Cả cái thành phố tìm không ra được một nơi để thuê xe máy. Người dân ở đây cũng không ai biết đến dịch vụ này.
Anh taxi bảo về nhà anh ở gần sân bay, rồi anh lấy xe máy nhà cho thuê luôn. Thế là phải quay về lại sân bay... Cả bọn đều chưng hửng, cứ bảo là tốn tiền ngu.
Trên đường đi, anh em trò chuyện nhiều hơn. Anh mời nhóm mình 4 đứa về nhà anh ăn cơm. Bọn mình nghĩ trong tủ lạnh và bếp nhà anh có bao nhiêu món, vợ chồng anh dọn cả lên. Mấy món chị dọn lên sau còn nhiều hơn nữa. 
Mot ngay phuot vung nui Pu Luong dep nhu thien duong hinh anh 1
Bọn mình gọi đây là mâm cơm nghĩa tình, và sẽ khắc cốt ghi tâm.
Sau đó, anh tìm được một nhà người quen đồng ý cho tụi mình thuê xe với giá 120.000 đồng một xe một ngày, nhưng bắt anh phải đứng ra ký cam kết bảo lãnh. Anh cũng đồng ý, dù đây là lần đầu tiên anh gặp bọn mình. Lấy được 2 con ngựa chiến đúng xuất sắc, cả đoàn sung sướng khởi hành, và con đường lên Pù Luông thì không có lời nào hay hình ảnh nào diễn tả được hết.
Đoàn mình xuất phát từ nhà anh ở Thọ Xương, Thọ Xuân, đến ngã rẽ thì hướng vào Lang Chánh, còn nếu đi thẳng hướng Cẩm Thủy thì sẽ đến được suối Cá Thần nổi tiếng linh thiêng. Nhưng tụi mình dự định đi suối Cá Thần vào ngày cuối nếu còn thời gian.
Đến đây, chỉ cần rẽ phải vào Bá Thước là có thể đến Pù Luông, nhưng thấy hướng dẫn Thác Ma Hao 17 km, tụi mình chuyển hướng luôn.
17 km, nhưng đi đường đèo rất xa. Dọc đường, khung cảnh rất đẹp. Hai bên đường cỏ lau màu hồng rủ xuống rợp trời. Những ngôi nhà sàn nằm giữa đồi lau thấp thoáng ẩn hiện. Mình chẳng phải dân phượt hay dân chụp ảnh chuyên nghiệp, nên ảnh mình chụp chẳng có tấm nào ra hồn, chỉ biết nhìn ngắm và chụp hình bằng trái tim thôi.
Mot ngay phuot vung nui Pu Luong dep nhu thien duong hinh anh 2
 Đang trên đường, mình gặp một dòng suối nhỏ chảy qua. Cả bọn phấn khích dừng lại chụp hình say mê, rất vui.
Nhìn cảnh hai bên đường, đoàn mình rất hài lòng vì đã mướn được 2 con ngựa chiến, thay vì đi bằng xe hơi thẳng đến khách sạn. Vượt qua đoạn đường ngắn ấy, tụi mình lại đi tiếp lên thác Ma Hao.
Nhưng đến ngay chỗ dừng lại để gửi xe, xem đồng hồ thì đã hơn 16h30, trong khi đường vào Pù Luông còn quá xa. Thế là bọn mình đành ngậm ngùi quay về, hẹn Thác Ma Hao một ngày khác không xa.
Chuyến này bọn mình còn dự định đi thác Hiêu, nơi nghe nói là cây có thể bị biến thành đá, nhưng cũng không kịp, đành hẹn lại vậy.
Ở trên núi nên trời tối khá nhanh, chừng 17h30 đã sập tối. Và tụi mình đã phải chạy trong bóng đêm suốt 3 tiếng đồng hồ để vào đến bản. Cũng may đường dễ đi, và tụi mình cũng không bị nguy hại gì, nhưng rút kinh nghiệm để không bị trễ như vậy nữa.
Mot ngay phuot vung nui Pu Luong dep nhu thien duong hinh anh 3
Nhà anh Thược cách Pù Luông Retreat chỉ có 200 m. Anh ấy tính cho nhóm mình 100.000 đồng một người, ngủ nhà sàn. Bữa ăn có giá 150.000 đồng một người một bữa, nhưng tụi mình đã ăn nhẹ dọc đường do có đồ đem theo, nên không ăn tối ở nhà anh nữa.
Mot ngay phuot vung nui Pu Luong dep nhu thien duong hinh anh 4
“Sáng thức dậy ở một nơi xa”, cảnh bình minh trước cửa nhà đẹp và bình yên đến lạ lùng.
Mình sẽ không nói thêm nữa, để các bạn tự đi và tự khám phá, kẻo lại bị nói “không thể tin được tụi cư dân mạng”.
Độc giả Loan Nguyễn




Pù Luông - du lịch giá rẻ, nhiều thử thách


Mùa vàng không chỉ có ở Mù Cang Chải, Sa Pa hay Hoàng Su Phì, mà còn một nơi cũng không kém phần rực rỡ nhưng ít người biết đến. Đó là Pù Luông.
Tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10: Thời điểm đẹp nhất để đến Pù Luông
\






Pù Luông - tên một khu bảo tồn quốc gia thuộc hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Những người thích “lang thang” hay đến Pù Luông để thưởng thức hương vị núi rừng hoang sơ, chưa bị khai thác du lịch, để tận hưởng những ruộng bậc thang xen kẽ trong khu vực rừng nguyên sinh. 
Pu Luong - du lich gia re, nhieu thu thach hinh anh 1
Lúa chín ở Pù Luông.
Tới đây, bạn nên chọn hai thời điểm đẹp nhất trong năm: Tháng 5 - 6 hoặc tháng 9 - 10. Tháng 5 - 6 là thời điểm bắt đầu vụ lúa mới, cánh đồng lúa xanh đan xen với những đồng lúa vàng, tận hưởng không khí mát mẻ giữa mùa hè hay những làn sương nhẹ lững lờ trôi trong sáng sớm. Tháng 9 - 10 là thời điểm lúa chín rộ nhất, vùng núi yên bình bỗng trở nên rực rỡ, trù phú, dường như được thiên nhiên phủ lên một màu vàng ruộm hấp dẫn.
Để đến Pù Luông nên đi bằng xe máy, vì những con đường vào bản hẹp và rất chênh vênh, chỉ đủ để hai xe máy tránh nhau, ô tô không thể đi được. Bởi vậy, Pù Luông được nhắc đến như một địa điểm du lịch bụi giá rẻ và nhiều thử thách.
Có hai con đường để tới Pù Luông. Cách thứ nhất là đi qua Mai Châu, bản Lác, tới QL15C rồi hỏi đường rẽ vào Pù Luông. Cách thứ hai là đi từ Thanh Hóa, qua Cẩm Thủy rồi rẽ vào QL15C để tới Pù Luông. Vì có hai đường tiếp cận từ hai phía như vậy, nên khi đi Pù Luông, các bạn trẻ thường đi một đường và về một đường, bởi trên đường đi có rất nhiều điểm tham quan để ghé qua. Nếu có thời gian, hãy ghé vào suối cá thần Cẩm Thủy; Hoặc khi về đến Vân Đình, hãy ghé vào Quan Sơn nếu đang là mùa sen vì Quan Sơn là một hồ sen rất đẹp.
Cung đường thử thách
Thời gian dự tính cho chuyến “đi bụi” Pù Luông khá ngắn ngày, thông thường chỉ mất 2 - 3 ngày. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội vào 18h30 tối thứ 6, đi Mai Châu, ăn tối tại Lương Sơn và nghỉ ở nhà sàn ở Bản Lác - một địa chỉ du lịch nổi tiếng, nằm trong thung lũng Mai Châu, cách Hà Nội khoảng 140 km. Đoàn chúng tôi nối đuôi nhau, rồng rắn uốn lượn theo những con đường ở dốc Cun, đèo Thung Khe. Nếu nhìn từ phía sau, cả đoàn trông giống một con rắn đốm đỏ đang trườn. 
Pu Luong - du lich gia re, nhieu thu thach hinh anh 2
Thung lũng Kho Mường.
Chúng tôi tới bản Lác đúng nửa đêm. Nếu bạn cùng nhóm đi đông và đi buổi tối cần tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định khi đi đường như phân công người dẫn đoàn, chịu trách nhiệm dẫn đường và duy trì vận tốc ổn định của đoàn và người chốt đoàn để đảm bảo không ai bị tụt lại. Cùng đó, phải mặc áo phản quang, dán băng dính phản quang vào ba lô, mũ hoặc xe, trang bị bảo hộ và đi cách nhau 20m đủ khoảng cách an toàn để xử lí kịp thời khi gặp trường hợp nguy hiểm.
Ngày thứ hai của cuộc hành trình, bạn sẽ có cơ hội đón bình minh tại bản Lác, ăn cháo gà, đi dạo quanh cánh đồng ngoài làng và săn ảnh. Sau đó, bạn đừng quên đổ đầy bình xăng trước khi lên đường đi Pù Luông.
Cung đường trong ngày thứ hai sẽ là: Bản Lác - QL15C - Suối Poong - Kho Mường - Phố Đoàn - bản Nủa- bản Cao Hong - bản Kịt. Sau khi vượt qua những con đường đất và suối đá gồ ghề, điểm dừng chân buổi trưa sẽ là Kho Mường, tại nhà bác Hà Đình Nếch, bao quanh là cánh đồng lúa vàng óng.
Trên đường đi Phố Đoàn, đừng quên rẽ vào thác nước bản Hiêu. Chúng ta sẽ gặp chiếc cầu treo cùng với những guồng nước đặc trưng của người Thái. Đường vào bản Kịt thực sự là thử thách cho những tay lái lụa, với con đường hẹp, dốc; đôi khi dựng đứng, dốc lên dốc xuống liên tục, chiếc cầu có khi chỉ là một thân cây ngả ra. Bản Kịt là một bản vùng sâu, vùng xa, sâu trong khu bảo tồn Pù Luông. Lúa tại bản Kịt nằm xen lẫn trong núi, khi nắng chiếu xiên, tạo thành các tia sáng, khiến người ta có cảm giác cảnh vừa thực, vừa mơ.
Một điểm lưu ý khi tới bản Kịt, sau gần hai ngày rong ruổi trên những con “ngựa sắt”, bạn nhớ chuẩn bị lương thực đủ cho cả đoàn bởi buổi tối tại bản Kịt rất khó để tìm mua đồ ăn cũng như thực phẩm.
Vào ngày thứ ba, bạn nên trở về theo cung đường bản Kịt - Phố Đoàn - Cẩm Thủy - đường HCM - Vân Đình - Hà Nội. Từ Phố Đoàn về đến Hà Nội, cung đường lại dễ đi, lưu lượng giao thông thấp. Con đường rộng, vắng, núi đá xung qua lởm chởm với nhiều hình thù thú vị. Đây có thể coi là thời gian thư giãn nhất trong suốt hành trình…
 http://www.baogiaothong.vn/pu-luong--du-lich-gia-re-nhieu-thu-thach-d143437.html
Theo Dương Quỳnh Anh / Báo Giao Thông

Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!


(Emdep.vn) - Mùa lúa Pù Luông đã chín vàng rồi, nếu không nhanh chân có thể bạn sẽ bỏ lỡ một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong năm ở đây rồi đấy
Lần đầu tiên tôi đến Pù Luông là khi lúa đã gặt hết. Thôn Kho Mường chỉ còn lại gốc rạ. Những con đường ngoằn ngoèo với ruộng bậc thang thấp chẳng còn màu vàng của lúa chín. Thế nên tôi đã quyết định phải quay lại nơi đây lần 2, với thời điểm lúa chưa gặt hết, vẫn còn chín vàng để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp xuân sắc nhất của mảnh đất này.
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Mùa lúa chín vàng ở Pù Luông có vẻ đẹp rất riêng.
Và thực sự, Pù Luông không chỉ là một khu sinh thái, có đồi núi, sông suối, có những con đường ngoằn ngoèo uốn lượn, có những mái nhà nằm lẫn trong cau cọ, chênh vênh bên sườn núi mà còn có không khí mát mẻ, dễ chịu quanh năm, rất thích hợp để nghỉ dưỡng và tận hưởng thiên nhiên.
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Con đường đất nhỏ len lỏi giữa những ruộng lúa thênh thang trong nắng chiều.
Mùa lúa Pù Luông với hai màu xanh mướt bình yên và vàng ruộm ấm áp. Những cánh đồng lúa mênh mang chín theo khóm, xen lẫn những rừng cọ, thấp thoáng vài dáng nhà sàn với khói bếp lam chiều. Con đường đất len lỏi chạy giữa hai vạt lúa chín thơm ngọt.
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Những bức ảnh chụp lúa buổi bình minh, thấy rõ những tia nắng đầu ngày trong veo chiếu lên những giọt sương sớm. Khung cảnh rất thanh bình, yên ả.
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Bản Kho Mường với những con dốc cao, cổng bản đặc biệt, cây cầu bắc ngang suối và nhịp sống hiền hòa, người dân xởi lởi
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông còn nổi bật với những guồng quay nước
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Đùa vui cùng lũ trẻ
Pù Luông mùa vàng, không đi đừng tiếc!
Pù Luông bình dị mà bình yên, đừng chần chừ nữa, lúa đang chín vàng khắp Pù Luông rồi!

Đến Pù Luông mùa này, ngoài ngẩn ngơ ngắm những cánh đồng lúa chín vàng thì bạn còn có cơ hội trải nghiệm nhiều điều thú vị khác mà không phải ở đâu cũng có cơ hội tuyệt vời như thế.
- Trải nghiệm ẩm thực Pù Luông với các món ăn: gà đồi, ốc khỉ, măng đắng, canh rau đắng nấu lòng, canh rau ngót rừng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, đặc biệt là món gà đắp đất.
- Leo đỉnh Pù Luông cao 1700m
- Thực hiện hành trình thượng sơn Son – Bá – Thước, đường đi khá khó nhưng cảnh sắc thiên nhiên nơi đây được mệnh danh là chốn “thâm sơn cùng cốc” của xứ Thanh.
- Tham gia tuyến trekking xuyên Pù Luông: Kho Mường – Bản Pốn – Bản Thành Công – Bản Cao Hoong – Bản Kịt với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và con người văn hóa đa dạng.
- Đốt lửa trại, nhảy sạp ở bản người Thái Pà Luông
- Thăm thú thác nước bản Hiêu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Di chuyển đến Pù Luông:
Có thể kết hợp đi thêm một vài địa điểm khác thuận đường đi. Tuyến đường tham khảo như:
Hà Nội – Ba Khan - Bản Lác (Mai Châu) – Pù Luông – suối Cá Cẩm Lương – thành nhà Hồ - rừng Cúc Phương Ninh Bình. Thời gian cho một chuyến đi trung bình khoảng 2 ngày rưỡi.
Lịch trình tham khảo:
Chiều thứ 6: Hà Nội – Mai Châu. Tối nghỉ đêm ở nhà sàn Bản Lác
Thứ 7: Bản Lác - QL15C - Suối Poong - Kho Mường - Phố Đoàn - bản Nủa- bản Cao Hong - bản Kịt.
Chủ nhật: Bản Kịt - Phố Đoàn - Cẩm Thủy – Thành nhà Hồ - đường HCM - Vân Đình - Hà Nội.
Ngoài ra nếu muốn đi xe khách, bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe tuyến Hà Nội - Bá Thước (Thanh Hoá) và dừng lại ở thị trấn Cành rồi đi xe ôm hoặc taxi vào.
Lưu trú:
Hiện tại ở Pù Luông có nhiều homestay nhà sàn với mức giá bình dân khoảng
50 – 100.000/người/đêm. Bạn có thể gọi điện trước để đặt nếu đi đông hoặc đi vào mùa du lịch. 
Hạnh My

'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam

(Emdep.vn) - Đoạn video dài hơn 5 phút đã ghi lại trọn vẹn vẻ tuyệt đẹp của Pù Luông, khu du lịch đang “nổi như cồn” ở Thanh Hóa.

Nhắc đến Thanh Hóa, trong suy nghĩ của nhiều người chỉ nghĩ đến bãi biển Sầm Sơn. Nhưng thực tế mảnh đất này còn có nhiều địa điểm du lịch đặc sắc, thú vị mà Pù Luông hiện tại đang nằm trong số đó.
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Ảnh chụp từ clip.
Pù Luông vốn là một khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất miền Bắc thuộc Bản Đôn, xã Thanh Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Do đó ở đây sở hữu những cánh rừng rậm ngút ngàn cũng như những khe suối, bờ thác tuyệt đẹp, tạo thành một cảnh quan núi rừng vừa hoang sơ vừa kỳ vĩ.
Nơi đây rất thích hợp làm điểm dừng chân cho các gia đình, bỏ lại ồn ào, xô bồ của thành thị để đắm mình vào không khí dịu mát, trong lành của vùng núi cao.
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Pù Luông xanh ngút ngàn với những thửa ruộng nhấp nhô nhìn từ trên cao. Ảnh chụp từ clip
Mới đây, Pù Luông là địa điểm được gia đình chị Trần Quỳnh Nga lựa chọn để nghỉ ngơi cuối tuần. Không chỉ hào hứng khám phá từng góc nhỏ ở Pù Luông, chồng chị còn thích thú ghi lại cảnh đẹp của nơi được mệnh danh là “Sapa của Thanh Hóa” qua góc máy flycam đẹp mắt.
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Theo chia sẻ của chị Nga, lúa ở đây sắp đến ngày thu hoạch. Màu vàng của những thửa ruộng chín sớm hòa cùng màu xanh của cây cỏ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Ảnh chụp từ clip.
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Ảnh chụp từ clip
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Gia đình chị Nga thích thú khám phá từng góc nhỏ ở Pù Luông. Ảnh chụp từ clip
'Sapa Thanh Hóa' đẹp mê hồn qua góc máy flycam
Gia đình chị chọn ở lại trong khu resort nổi tiếng tại Pù Luông. Ở đây có bể bơi  tầm nhìn ngang chừng núi, có thể bao trọn không gian núi rừng kỳ vĩ. Ảnh chụp từ clip
pù luông thanh hóa
Từ trên cao, Pù Luông hiện ra đẹp mơ màng với những thửa ruộng xanh ngút mắt trải dài, cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, những bánh xe nước độc đáo hay khung cảnh khoáng đạt của khu resort đẹp mắt mà gia đình chị Nga chọn nghỉ lại… Tất cả hài hòa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ khiến ai cũng lặng người khi được tận mắt chiêm ngưỡng.
Clip Pù Luông đẹp mê đắm khi nhìn từ góc máy flycam.
Moon
Clip: Facebook Cá hồi xông khó

Say lòng với Pù Luông: Góc ẩn mình của thiên nhiên xứ Thanh

(Dân trí) - Nếu là người ưa mạo hiểm và ham thích khám phá, trải nghiệm những điểm du lịch mới, bạn không nên bỏ qua Pù Luông. Nơi đây được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của Thanh Hóa nên chắc chắn sẽ khiến du khách có những giây phút cùng nhiều kỷ niệm khó quên.

Pù Luông đẹp nhất vào thời gian nào?
Theo kinh nghiệm của các phượt thủ chuyên nghiệp, có 2 thời điểm tuyệt vời nhất để bạn “xách balo lên” và đến khám phá Pù Luông.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6: Đây là thời điểm Pù Luông bắt đầu vụ lúa mới. Những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt tạo nên vẻ đẹp vô cùng bình yên. Đặc biệt, tuy là mùa hè nhưng vì thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh sống nên không khí và thời tiết ở Pù Luông khá mát mẻ, dễ chịu.
Tháng 9 và tháng 10: Hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín. Tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất “thiên đường giữa đại ngàn” hút khách du lịch nhất.
Đến Pù Luông như thế nào?
Đường lên Pù Luông chủ yếu là đường đèo, đường đất đỏ khá khó đi nên phương tiện phù hợp và thuận lợi nhất là xe máy. Cảnh vật hai bên đường đến Pù Luông không có núi non trùng điệp, cũng không nhiều ruộng bậc thang như ở Mù Cang Chải mà là những cánh đồng ngô trải rộng miên man. Ngô ở đây trồng từ trên triền đồi, triền núi rồi tràn ra khắp các thung lũng như một tấm thảm khổng lồ.

Đường lên Pù Luông chủ yếu là đường đèo, khá khó đi.
Đường lên Pù Luông chủ yếu là đường đèo, khá khó đi.
Cung đường cho du khách đi từ Hà Nội: Con đường xuyên suốt và chạy thẳng đến “thiên đường xanh” Pù Luông là đường 15C. Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc thì hãy đi xe máy theo hướng Xuân Mai, Lương Sơn, Hòa Bình đến Bản Lác, Mai Châu. Đi khoảng 17km từ Mai Châu dọc theo đường 15A, bạn rẽ trái sang đường 15C rồi hãy hỏi người dân nơi đây hướng đi cụ thể đến Pù Luông.
Cung đường cho du khách đi từ Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung, miền Nam: Các bạn hãy đi ngược lên Tây Bắc, men theo đường mòn Hồ Chí Minh rồi rẽ phải tại thị trấn Cẩm Thủy, đi thẳng đến thị trấn Cành Nàng. Cuối cùng rẽ sang đường 15C và đi khoảng 10km nữa là tới Pù Luông.
Lưu ý: Đây là đoạn đường phá từ vách đá còn dang dở, bên núi không kè đất, còn bên vực sâu hun hút. Đi ngày nắng tương đối an toàn nhưng vào mùa mưa, đất đá có thể rơi từ trên núi xuống lòng đường, gây nguy hiểm cho du khách.
Lưu trú ở Pù Luông
Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên, rừng rậm nhiệt đới quan trọng của Việt Nam nên hoạt động tham quan, du lịch đến đây hầu như mới chỉ là tự phát. Chính vì thế, Pù Luông không có khách sạn, hình thức lưu trú chủ yếu là homestay và nhà nghỉ bình dân.
Nếu bạn đi du lịch vào buổi sáng thì có thể dừng chân ở Mai Châu để ăn trưa sau đó chạy một mạch đến Kho Mường (Pù Luông) để thuê nhà nghỉ. Còn nếu bạn khởi hành vào buổi chiều thì nên nghỉ tối ở Mai Châu rồi sáng sớm hôm sau di chuyển lên Pù Luông.
Đặc sản ở Pù Luông
Thông thường, hoạt động ăn uống cho du khách sẽ diễn ra ngay tại khu nhà bạn thuê ở. Chủ nhà sẽ chiêu đãi bạn những món đặc sản núi rừng như: gà đồi, măng chua, canh rau ngót rừng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt suối nướng, lợn rừng quay, rượu cần… Đây đều là những món ăn của người Thái nên có hương vị rất thơm ngon và đặc biệt.
Canh đắng được nấu từ một loại lá đắng trên rừng cùng lòng và tiết gà. Khi ăn, vị đắng ngắt tê tê nơi cổ họng khiến nhiều khách đường xa phải nhắm mắt, rùng mình. Tuy nhiên, đọng lại nơi đầu lưỡi là vị ngọt thanh rất mát và lạ miệng.
Gà thả đồi, vịt cỏ thả suối thịt rất chắc và thơm. Dưới bàn tay khéo léo của người dân tộc, các nguyên liệu này được chế biến thành nhiều món như luộc, quay, nướng, xào măng, hấp lá rừng… sau đó bày lên cỗ lá.

Đến đây du khách có dịp thưởng thức gà đồi, măng chua, cá suối, các loại rau rừng,... vô cùng hấp dẫn.
Đến đây du khách có dịp thưởng thức gà đồi, măng chua, cá suối, các loại rau rừng,... vô cùng hấp dẫn.
Rượu cần là thức uống đưa đẩy giúp các món ăn trở nên ngon hơn.
Rượu cần là thức uống đưa đẩy giúp các món ăn trở nên ngon hơn.
Người Thái ở Pù Luông còn có món rượu cần cay nồng là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm đậm nghĩa tình. Rượu cần được làm từ men sắn và nước suối nên cho thực khách một cảm nhận rất riêng, không lẫn với bất cứ loại rượu nào khác.
Khám phá Pù Luông qua những điểm du lịch hấp dẫn
Hành trình ngắm lúa
Điểm thú vị nhất khi phượt Pù Luông chính là lưu lại những khoảnh khắc khi nơi đây bước vào mùa lúa. Những bức hình ghi lại cảnh đẹp mùa lúa khiến nhiều người mong ngóng lên đường để ngắm nhìn tận mắt vẻ đẹp bình yên giữa núi rừng.
Để quan sát trọn vẹn Pù Luông trong thời điểm này, hãy cân nhắc chọn địa điểm hoặc tham khảo ý kiến người dân bản địa. Nếu ở bản Hang, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Kho Mường. Còn nếu ở bản Hin, bạn nên tới bản Son, Bá, Mười. Đây là những nơi có thể ngắm ruộng bậc thang lúa trải dài.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Một phần Pù Luông nhìn từ trên cao.
Một phần Pù Luông nhìn từ trên cao.
Pù Luông là khu bảo tồn lớn nhất tại miền Bắc với nhiều kiểu rừng như rừng đất thấp, núi thấp, rừng trên núi đá vôi và các thảm thực vật măng tre nứa, cây bụi,… Chính vì có địa hình đồi núi đa dạng nên nơi đây sẵn sàng “chiều lòng” nếu du khách thích chinh phục đỉnh Pù Luông có độ cao 1700m.
Đứng trên đỉnh Pù Luông, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn phong cảnh nên thơ của cánh đồng, thung lũng ở dưới chân núi và tận hưởng cảm giác chiến thắng vì đã hoàn thành thử thách chinh phục thiên nhiên.
Thượng sơn Son – Bá – Mười
Chốn thâm sơn cùng cốc đẹp như tranh vẽ này chính là “thiên đường trong thiên đường” ở Pù Luông. Tuy đường đi rất khó khăn và vất vả nhưng cảnh sắc ở đích đến sẽ không khiến bạn ân hận.
Kho Mường
Kho Mường là một thung lũng hoang sơ thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Nhìn từ trên cao, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của những xóm nhà sàn nằm sát chân núi. Đa số các ngôi nhà này lợp mái rơm, mái cọ với chuồng trâu bò ở dưới còn người ngủ phía trên như truyền thống từ ngàn đời.
Phía trước các ngôi nhà sàn là những thửa ruộng bậc thang thoai thoải. Bao quanh thung lũng là những cánh rừng già nguyên sinh hoang sơ như ôm ấp, bảo vệ xóm làng.
Đến với bản Kho Mường, ngoài cảnh quan, địa thế hùng vĩ, du khách còn được khám phá hang động với những nhũ đá kỳ ảo. Từ bản Kho Mường, bạn có thể đi theo tuyến 4 bản Mường là Bản Pốn – Thành Công – Cao Hoong – Bản Kịt để khám phá nét đặc trưng văn hóa, hoặc men theo đường mòn nối Kho Mường tới Bản Ươi – Phố Đoàn để đến bản Quắn, nơi có những nếp nhà bình yên, giản dị.
Bản Hiêu
Bản Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Đến Pù Luông mùa lúa chín, bạn sẽ ngỡ ngàng với cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu. Nơi đây có rất nhiều cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối.

Du khách chèo thuyền trên suối.
Du khách chèo thuyền trên suối.
Nhiều du khách thích thú tắm suối Hiêu.
Nhiều du khách thích thú tắm suối Hiêu.
Ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bản Hiêu còn nổi tiếng với dòng suối Hiêu có thể biến cây thành đá. Do chứa một lượng đá vôi lớn nên nước suối Hiêu làm vôi hóa những bộ rễ cây nằm dưới lòng suối. Cuối tháng 6 hoặc tháng 10 cũng là thời điểm bản Hiêu đẹp nhất trong năm.
Thác Mây
Không chỉ mê hoặc khách du lịch bởi màu xanh non hay sắc vàng óng ánh của lúa, Pù Luông còn làm người ta say đắm bởi tiếng nước chảy róc rách giữa rừng già như thể vỗ về cuộc sống bận rộn. Trên đường trở về Hà Nội, bạn nên ghé thăm một trong những thác nước đẹp nhất xứ Thanh là thác Mây tại Thạch Lâm, Thạch Thành.
Thác Mây nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh gần vườn quốc gia Cúc Phương. Dòng thác này đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm tại độ cao 100m. Thác có 9 bậc gối lên nhau tạo thành những con nước mềm mại.
Đường vào đây không có biển chỉ dẫn nên bạn phải sử dụng phần mềm google maps hoặc hỏi người dân. Đến nơi, bạn hãy tranh thủ thời gian để ngụp lặn, nhào lộn, nhảy thác… Hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngồi yên tận hưởng không khí trong lành hay lắng nghe tiếng động của nước xả xuống và thư giãn tâm hồn.
Hoàng Ngọc



















































































































































































































































































































Tổng hợp

i

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét