Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Hồ Con Rùa và giai thoại 'trấn yểm long mạch' ở Sài Gòn

Thiết kế chỉ có trụ bêtông lớn cắm xuống hồ nước hình bát quái, Hồ Con Rùa (quận 3) gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.


Hồ Con Rùa ở trung tâm TP HCM có tên chính thức là Công trường Quốc tế, là nút giao của các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần. Xung quanh hồ tập trung rất nhiều nhà hàng, quán bar, cà phê nên khu vực này luôn nhộn nhịp từ sáng đến khuya.
ho-con-rua-va-giai-thoai-tran-yem-long-mach-o-sai-gon
Tượng đài do người Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí Hồ Con Rùa ngày nayẢnh tư liệu
Nguyên thủy vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định). Vị trí cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông (đường số 16 - Catinat và bây giờ là Đồng Khởi).
Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp đã cho phá hủy toàn bộ thành Gia Định. Năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu). Từ đó, vị trí này trở thành giao lộ của các tuyến đường như ngày nay.
Cũng tại vị trí này, người Pháp cho xây một tượng đài ba binh sĩ bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người dân thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
ho-con-rua-va-giai-thoai-tran-yem-long-mach-o-sai-gon-1
Hồ Con Rùa năm 1972, lúc còn con rùa bằng đồng ở giữa. Ảnh tư liệu
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, địa điểm Công trường Chiến sĩ trở thành vòng xoay giao thông của đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần - Trần Cao Vân). Thời điểm xây Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác, song một số tài liệu cho là nó được xây năm 1965-1967. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Trong những năm 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trùng tu và chỉnh trang. Trong đó có việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bêtông cao có dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia đá lớn. Do đó, mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Ban đầu, khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Tuy nhiên, đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, dù con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen cách gọi cũ thay vì tên chính thức.
ho-con-rua-va-giai-thoai-tran-yem-long-mach-o-sai-gon-2
Hồ Con Rùa hiện nay. Ảnh: Trung Sơn
Do có kiến trúc khá kỳ lạ, Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời thuật của tác giả Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ 1982), có giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập.
Ông thầy phong thủy này khen dinh được xây trên long mạch. Con rồng này có đầu nằm ngay dinh Độc Lập (vì vậy Dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng) và đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ. Tuy phát hưng vượng nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy, mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài.
Vì vậy, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nghe theo và cho xây dựng một hồ nước có hình bát giác, phỏng theo bát quái trận đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa, và cho đặt một con rùa lớn đúc bằng đồng ngay chính giữa hồ. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm hoặc một cây đinh khổng lồ đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.
Trung Sơn

Hồ Con Rùa là địa điểm dừng chân, vui chơi và thư giãn ưa thích của người dân TP HCM mấy chục năm qua, nhưng không phải ai cũng biết vì sao nó có tên gọi này

Vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long.
Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định).
Vị trí cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông (đường số 16 - Catinat và bây giờ là Đồng Khởi).
Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp đã cho phá hủy toàn bộ thành Gia Định. Năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng.
dung-thap-nuoc-duoc-nguoi-phap-xay-dung-nam-1878
Tháp nước do người Pháp xây dựng ở Sài Gòn, ngay vị trí Hồ Con Rùa ngày nay. Ảnh tư liệu
Theo tài liệu do tác giả Trần Nhật Vy sưu tầm trong cuốn Sài Gòn chốn chốn rong chơi, tháp nước này được gọi là sa-tô-đô (châuteau d'eau - bồn nước trên cao), thực ra là cung cấp nước cho các cơ sở nhà nước và các nhà cửa, dinh thự của người Pháp.
Nơi đây được gọi là "Place de châuteau d'eau", người bình dân gọi là "bồn binh sa-tô-đô". Việc xây bồn nước đồng nghĩa với việc xác định thời điểm hình thành hệ thống "nhà máy" ở Sài Gòn và xác định sự phát triển của đô thị Sài Gòn.
Tháp nước tồn tại đến năm 1921 thì bị phá bỏ vì khi đó Sài Gòn phát triển về dân số và nhu cầu sử dụng nước lớn hơn. Một tháp nước khác có công suất lớn hơn được xây dựng gần đó, nay nằm trong khuôn viên của công ty Sawaco, đối diện Hồ Con Rùa.
Ở vị trí tháp nước cũ, ngày 11/11/1927, Pháp cho xây dựng một cụm tượng đài các chiến sĩ đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất với một đài cao có hồ nước nhỏ xung quanh và ba tượng lính Pháp bằng đồng.
Trong thế chiến thứ nhất, có gần 90.000 binh lính Pháp và Đông Dương, đa số là người Việt Nam bị bắt làm lính và đưa sang châu Âu đánh nhau với quân Đức hoặc làm thợ trong các công xưởng quân sự.
Dân chúng gọi đây là "Công trường Ba Hình", còn tên chính thức là "Công trường Chiến sĩ trận vong". Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
dung-tuong-dai-do-co-ten-cong-truong-chien-si-tran-vong
Công trường Ba Hình. Ảnh tư liệu
Tác giả Lý Nhân trong Thiệu - Kỳ một thời hãnh tiến, một thời suy vong (NXB Công an Nhân dân - 2000) cho rằng, việc đập phá tượng đài Chiến sĩ trận vong xảy ra vào năm 1965.
"Mở màn các tướng lãnh Việt đã ngầm xúi giục một số học sinh sinh viên kéo nhau tới công trường Chiến sĩ ở đường Duy Tân đập phá tượng đài chiến sĩ Pháp", sách này viết.
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy Tân và Trần Quý Cáp.
Năm 1965, để tôn tạo Sài Gòn, chính quyền đã tổ chức một cuộc thi thiết kế mới cho công trình này và mẫu thiết kế được chọn là của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác khi một số tài liệu cho là nó được xây vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.
dung-nguoi-thiet-ke-ho-con-rua-la-kien-truc-su-nguyen-ky
Hồ Con Rùa ở vòng xoay Công trường Quốc tế. Ảnh: Mạnh Tùng
Theo tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Sài Gòn chốn chốn rong chơi, xung quanh việc xây dựng công trình Hồ Con Rùa có rất nhiều đồn đại và huyền thoại.
Trong đó, lời đồn được nói đến nhiều nhất là việc tướng Nguyễn Văn Thiệu đã mướn thầy địa lý từ Hong Kong qua Sài Gòn để "nghiên cứu và trấn yểm" sao cho có thể yên vị trong Phủ đầu rồng (cách gọi dinh Độc Lập thời ấy).
Sau khi thầy địa lý bỏ mấy ngày nghiên cứu thì khẳng định, dinh Độc Lập là đầu rồng, còn cái đuôi là vị trí Hồ Con Rùa. Chính vì "cái đuôi cứ lúc lắc hoài" nên đám sinh viên Sài Gòn cứ tụ tập ở Câu lạc bộ Sinh viên (số 4 đường Duy Tân ngày ấy) biểu tình chống chính phủ.
Từ năm 1970-1974, Hồ Con Rùa được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trùng tu và chỉnh trang. Trong đó có việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bêtông cao có dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng 100 m, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia đá lớn. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
thap-chinh-cua-ho-con-rua-co-5-cot-betong
5 cột bê tông ống và cao vút. Ảnh: Wikipedia
Ban đầu, khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Theo tác giả Trần Nhật Vy, không rõ việc trấn yểm của ông Nguyễn Văn Thiệu ra sao nhưng sau khi con rùa xuất hiện thì tình hình chính quyền Sài Gòn cũng không khá hơn trước. Sinh viên, học sinh vẫn "quậy" và nội tình chính quyền vẫn chia rẽ vì quyền lợi.
Đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, dù con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen cách gọi cũ thay vì tên chính thức Công trường Quốc tế.
Công trường Quốc tế hiện là vòng xoay giao thông có đài phun nước nối ba đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân ở quận 1.
Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.
dung-dap-an-lavo-van-tan-pham-ngoc-thach-tran-cao-van
Hồ Con Rùa là nơi thư giãn, vui chơi ưa thích của người Sài Gòn. Ảnh: Mạnh Tùng
Theo tác giả Trần Nhật Vy trong sách Sài Gòn chốn chốn rong chơi, trước đây Hồ Con Rùa nằm trước Viện Đại học Sài Gòn, sát bên Đại học Luật khoa. Đây cũng là nơi bán nhiều món "ăn chơi" của các cô, trong đó có món bò bía nổi tiếng Sài Gòn.
Vốn chung quanh có hàng cây cao vút mát mẻ nên các xe bò bía tập trung lại, thu hút các cô gái với đủ "màu cờ sắc áo", nhất là các nàng học sinh trong áo dài trắng, xanh dương, hồng tập hợp về đây ăn hàng.

Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét