Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn

Hơn 80 năm, qua 4 đời chủ, nhiều lần chuyển chỗ, hàng cháo lòng này vẫn giữ nguyên hương vị “thế kỷ”, vẫn thu hút thực khách mỗi ngày.
Tô cháo lòng “thương hiệu thế kỷ”
Tô cháo lòng “thương hiệu thế kỷ”
Ở bất cứ đâu, những hàng quán lâu năm cũng luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của thực khách. Có khi vì món ăn đó thực sự chất lượng, có khi lại vì người ăn cảm thấy đã quá quen thuộc ở không gian đó, có khi vì “thương hiệu” mặc dù mùi vị đã khác dần theo thời gian,…
Nhưng đừng bất ngờ khi nghe đến một hàng cháo lòng ở TP.HCM hội tụ đủ tất cả các yếu tố “hút” khách trên. “Thương hiệu” này có tuổi đời khiến ai cũng phải bất ngờ, vì mở ra đã hơn 80 năm nay, qua 4 đời chủ và nhiều lần thay đổi vị trí quán, nhưng chỉ duy nhất một công thức nấu, một mùi vị thơm ngon “mê hoặc” người Sài Gòn.
Current Time0:00
/
Duration4:07
Quảng cáo
Remaining Time-0:22
Cháo lòng Bà Út hiện nằm tại số 193 Cô Giang (Q.1), đứng bếp là bà Lê Thị Hồng Ngọc (45 tuổi).
“Ban đầu là bà nội tôi mở ra, sau để lại cho ba tôi. Được một thời gian thì lại chuyển cho cô Út tôi. Cái tên cháo lòng Bà Út cũng được đặt từ đó, chứ lúc trước không có tên. Lúc bả đi theo chồng thì tới tôi bán. Trùng hợp là tôi cũng thứ út luôn! Loay hoay vậy mà cũng trên 80 năm rồi đó”, bà Ngọc kể.
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 1
Hàng cháo lòng Bà Út dời về số 193 Cô Giang (Q.1) đã hơn 1 tháng nay
Theo nhiều thực khách, quán ăn này đã chuyển đổi vị trí không dưới 5 lần, nhưng họ vẫn gắn bó với nó vì dù đổi nơi đổi chủ, hương vị tô cháo nơi đây vẫn đậm đà như thế.
“Ngày xưa tôi ở gần đây, từ lúc bà Út còn bán, ăn cháo suốt nên đâm ra quen. Giờ dời nhà đi rồi, nhưng có dịp vẫn quay lại tìm ăn. Mà cứ cách vài năm đến lại biết quán chuyển đi, nhưng hỏi cái là ra, vì vẫn loanh quanh trên đường Cô Giang này”, bà Nguyễn Thị Chúc (thực khách, ngụ Q.Bình Chánh) cho biết.
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 2
Đứng bếp hiện tại là bà Hồng Ngọc, đã là chủ thứ tư của hàng cháo
Giải thích về điều này, bà Ngọc bảo do thuê nhà để bán, nên người ta lấy lại thì phải chuyển đi. “Chuyển tới chuyển lui cũng trên con đường Cô Giang này hà, nên thực khách chỉ cần tới hỏi là ra. Nguyên con đường có một hàng cháo lòng “nổi tiếng” này chứ đâu”, bà Ngọc pha trò.
Vì giữ nguyên công thức gia truyền suốt gần một thế kỷ, nên tô cháo nơi đây mang một hương vị đặc biệt khó quên. Mỗi phần cháo bao gồm đầy đủ các nguyên liệu dồi, phèo, tim, gan, lưỡi, bao tử, huyết, ít rau, giá, nước mắm, ăn kèm bánh quẩy. Đặc biệt, dồi chiên nơi đây được đánh giá là “đặc sản không thể tìm được ở nơi khác”, vì người chủ có một công thức nêm nếm gia vị trong thịt bằm rất riêng.
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 3
Tô cháo đầy đủ đồ lòng, hương vị đậm đà
“2 giờ sáng tôi phải dậy rồi, để đi đến các lò quen mua nguyên liệu về chuẩn bị. 6 giờ sáng bắt đầu mở bán. Cách làm dồi chiên thì không thể tiết lộ. Còn nước lèo sở dĩ ngọt như vậy vì được hầm từ xương, thêm nước luộc lòng và cả huyết lỏng nữa. Phải mua huyết lỏng vì huyết làm sẵn thường rất dở, người ta pha bột nhiều”, bà Ngọc “bật mí” về cách nấu cháo.
Bà cũng cho biết, gạo nấu cháo nơi đây cũng phải lựa loại tốt, sau đó mang đi rang. Gạo khi được rang sẽ dậy mùi thơm, khi nấu lại không bị nở nhiều, cháo sẽ không bị nhựa. Các nguyên liệu trừ hành, tỏi, hành lá, sả, ớt,… được làm trước, còn lại đều được mua và chế biến mỗi sáng sớm nên luôn luôn tươi mới. Tô cháo vì vậy luôn đảm bảo chất lượng thơm ngon nhất.
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 4
Dồi là “đặc sản” của hàng cháo Bà Út
“Cháo ở đây đầy đủ đồ lòng, với trông nguyên liệu cũng tươi sạch. Gạo nấu lên rất thơm. Nhưng ngon nhất phải kể đến món dồi chiên, đủ dai, đủ béo, đủ ngọt, ăn không hề ngán. Chỉ có điều nhiều khi đông quá không có cả chỗ để xe, với ngồi bên trong thì hơi nóng”, ông Lưu Quang Lâm (thực khách, ngụ Q.1) nhận xét.
Ngoài ra, chiếc nồi nấu cháo nơi đây cũng “độc nhất vô nhị”, được ghép từ hai chiếc thau úp miệng vào nhau. Ngay cả bà Ngọc cũng không biết vì sao nồi cháo có hình dạng như thế: “Từ khi mở ra, bà nội đã làm như vậy rồi, có lẽ để giữ độ nóng và giữ mùi. Cứ mua hai chiếc thau, khoét đáy làm miệng nồi, rồi mang đến một tiệm hàn quen ghép lại. Hễ nồi cũ đi, lại làm cái mới y chang, vì khách cũng quen mắt rồi”.
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 5
Nhiều thực khách đã gắn bó hàng cháo vài chục năm
Hàng cháo nơi đây lâu đời đến nỗi, nhiều người ăn từ khi còn nhỏ xíu, mãi cho đến khi thành ông thành bà, vẫn tiếp tục dắt con cháu tìm đến. Mỗi ngày, quán bán đến 4 nồi cháo lớn, từ 6 giờ sáng đến khoảng 12 giờ trưa là đã hết. Quán luôn có đến 5 người mới kịp phục vụ khách đến ăn.
Giá cho mỗi phần cháo đầy đủ chỉ có 34.000 đồng. Thực khách có thể ăn thêm bánh quẩy với giá 6.000 đồng/cái, hoặc gọi thêm bất kì loại đồ lòng nào nếu muốn. Thậm chí, nếu sức ăn ít, thực khách có thể “ăn nhiêu gọi nhiêu”, tức 20 hay 30.000 đồng, bà chủ dễ tính vẫn vui vẻ bán tất!
Còn lý do gì nữa mà sáng sáng không đến thử vị cháo “thế kỷ” này?
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 6
Xì xụp tô cháo thơm ngon
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 7
Mỗi tô cháo đầy đủ có giá 34.000 đồng
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 8
Thực khách có thể gọi thêm bánh quẩy ăn kèm
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 9
Tất cả rất tươm tất, sạch sẽ
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 10
Nhiều người kiên nhẫn đợi mua
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 11
Người ăn ngồi kín các bàn bên trong
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 12
Quán tấp nập người ăn từ 6 giờ - 12 giờ mỗi ngày
Cháo lòng đến 4 đời chủ gần cả thế kỷ 'mê hoặc' người Sài Gòn - ảnh 13
Quán còn bán sữa đậu nành nhà làm an toàn vệ sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét