Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu

Nửa thế kỉ qua, nhiều người Sài Gòn vẫn kiên nhẫn ngồi đợi để được ăn bánh cuốn 'tại gia' không biển hiệu. Có điều gì khiến quán ăn dân dã này thu hút đến vậy?
Thành phần bánh cuốn gồm bánh bột gạo nhân thịt bằm, nấm mèo, ăn kèm là chả quế, chả chiên, chả lụa, rau giá, hành phi /// Ảnh: Hoài Nhân
Thành phần bánh cuốn gồm bánh bột gạo nhân thịt bằm, nấm mèo, ăn kèm là chả quế, chả chiên, chả lụa, rau giá, hành phi
ẢNH: HOÀI NHÂN
Sáng Chủ Nhật rảnh rang, tôi theo chân một người bạn “sành” ăn ở Sài Gòn đến quán bánh cuốn trong một con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM). Anh bạn tôi từng nhiều lần nhắc đến hàng ăn này kèm lời giới thiệu đủ làm người khác tò mò: “Muốn thưởng thức bánh cuốn chỗ này thì phải kiếm gì ăn trước đã”.
Current Time0:00
/
Duration3:22
Quảng cáo
Remaining Time-0:13
VIDEO: Người Sài Gòn đợi 15 phút để ăn bánh cuốn không biển hiệu
Vừa rẽ xe vào con hẻm nhỏ, tôi đã nhác thấy phía trước xe và người chen kín. Quán không có biển hiệu, chỉ là tầng trệt của một căn nhà kê dăm ba chiếc bàn không đồng bộ. Có điều gì khiến hàng bánh cuốn này thu hút người Sài Gòn đến vậy?
Vừa dựng chống xe, anh bạn đã giục kéo tôi vào hai chiếc ghế trống hiếm hoi. Bà chủ quán đon đả: “Chịu khó đợi lâu xíu nha, người ta đặt hơi nhiều”. 15 phút sau, chúng tôi vẫn chưa được trông thấy đĩa bánh của mình, dù những người bán vẫn thoăn thoắt tay chân. Hóa ra đây là lí do anh bạn tôi bảo phải ăn gì trước khi đến, nếu không muốn… ngất xỉu với cái bụng sôi inh ỏi!
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 1
Hàng bánh cuốn nửa thế kỉ “mê hoặc” người Sài Gòn, nằm tại số 502/37 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM)
ẢNH: HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 2
Muốn ăn bánh cuốn phải… kiên nhẫn
ẢNH: HOÀI NHÂN
Quán bánh cuốn này được người ta gọi với nhiều cái tên truyền tai nhau: bánh cuốn bà Bắc, bánh cuốn bà Hùng, bánh cuốn bà Cụ. Vì chủ quán trước đây là bà cụ Hùng, quê gốc của cụ ở miền Bắc và nay cụ đã bước sang tuổi 90. 5 năm trước, vì sức khỏe không còn tốt, con gái cụ là bà Lan Phương (60 tuổi) mới thay cụ đứng bếp.


Trò chuyện với chúng tôi, cụ Hùng cho biết: “Tôi bán bánh cuốn này từ trước khi đất nước thống nhất lận. Ban đầu chỉ bán trước nhà cho bà con trong xóm thôi, dần dần họ thích hương vị này rồi truyền tai nhau kéo đến. Chẳng cần bảng hiệu, mặt bằng gì, hễ mình làm ngon là người ta ăn thôi, cũng ngót nghét 50 năm rồi đấy”.
Bánh cuốn ở đây không có những nguyên liệu đặc biệt, mà chỉ được chọn lọc kĩ càng và qua tay nghề của người chế biến mà trở nên thơm ngon. Một cuốn bánh có nhân thịt bằm và nấm mèo nhuyễn béo ngậy, ăn kèm là ít rau giá, hành phi và ba loại chả lụa, chả quế, chả chiên tùy yêu cầu thực khách.
“Bánh cuốn nơi khác dễ ngán, còn ở đây thì không đâu. Bột tráng khéo lắm, cuốn nào cuốn nấy vừa y, không quá dày, không quá mỏng. Chả thơm giòn với nhân bánh béo ngậy ăn cùng là số một! Chấm thêm nước mắm pha vừa vị nữa là mê luôn. Có điều đông lắm, bao giờ hai cha con đi ăn cũng phải đợi”, anh Phạm Anh Tuấn  (ngụ Q.3) tấm tắc khen.
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 4
Con gái cụ Hùng thay mẹ đứng bếp
ẢNH: HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 5
Bột bánh luôn được tráng đều tay, không quá dày cũng không quá mỏng
ẢNH: HOÀI NHÂN
Vừa thoăn thoắt tráng bánh, bà Lan Phương vừa giải thích: “Bánh có thể tráng sẵn, làm sẵn, nhưng không ai thích ăn nguội cả, nên mình phải chiều. Bánh cuốn nóng mới đúng vị, mà làm nóng ăn nóng thì phải chịu khó đợi thôi. Khi nào đông quá thì mình phải tạm ngưng nhận khách, vãn ra mới nhận tiếp”.
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 6
Mỗi đĩa bánh có giá từ 22.000 - 30.000 đồng
ẢNH: HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 7
Do chỗ ngồi hạn chế nên nhiều khách phải mua về
ẢNH: HOÀI NHÂN
Bánh cuốn này mùi vị không giống nơi khác, vì công thức làm bánh chủ quán chẳng học ở đâu. Theo cụ Hùng, cụ không giống nhiều người đi ăn thử chỗ này, nếm chỗ kia để học cách làm, mà tự cụ mày mò nêm nếm, trông nước, canh lửa. “Vậy nên hỏi bánh tôi khác gì người ta, hay có bí quyết gì, tôi cũng biết đâu. Bà con ăn bảo ngon quá thì mình cứ vậy mà làm”, cụ móm mém cười.
Dọn ra từ 4 giờ sáng, đến khoảng 6 giờ, hàng “bánh cuốn tại gia” này bắt đầu tấp nập khách đến ăn. Nhiều người không có chỗ ngồi đành phải gọi mang đi, xe xếp hàng phía trước xôn xao con hẻm nhỏ. Quán có đến 2 bếp bên ngoài và bên trong, liên tục tráng bánh. Phục vụ thực khách có tổng cộng từ 5 - 7 người, đều là các thành viên trong gia đình.
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 8
Nhiều xe máy xếp hàng chờ mua bánh cuốn trong con hẻm
ẢNH: HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 9
Hàng “bánh cuốn tại gia” mở cửa từ 6 – 10 giờ sáng mỗi ngày và luôn đông nghịt khách
ẢNH: HOÀI NHÂN
“Mấy chục năm qua biết bao nhiêu thay đổi. Xóm có người bán nhà nhỏ mua nhà lớn, có người thì ngược lại, có người dời di. Chỉ có bánh cuốn này là nằm đây, y nguyên mùi vị, mẹ sao con vậy hà. Nên nhiều thực khách gắn bó hàng chục năm, ăn từ nhỏ, rồi lớn lên có con có cháu vẫn dắt lại đây ăn. Họ kể nhiều chuyện mà mình nghe mình vui lắm”, bà Phương cười.
Như thực khách Hồng Thu (51 tuổi) cho biết: “Nhà tôi ở tít Q.2, nhưng vẫn thường xuyên vào đây ăn. Ăn đâu từ hồi mười mấy tuổi, tới lúc có chồng con vẫn bắt ổng chở đi cho được. Bà Cụ làm bánh vừa ăn lắm, giờ tới chị con cũng y vậy. Đông thì đông chứ người bán nào cũng vui vẻ thoải mái hết”.
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 10
Bà Minh Hoàng (55 tuổi), một người dân trong con hẻm, là thực khách quen thuộc hàng chục năm
ẢNH: HOÀI NHÂN
Người Sài Gòn kiên nhẫn đợi 15 phút chỉ để ăn bánh cuốn không biển hiệu - ảnh 11
Quán cũng phục vụ bánh cuốn chay vào ngày chay
ẢNH: HOÀI NHÂN

Ngoài ăn bánh cuốn, thực khách còn được phục vụ miễn phí trà Lương Sơn - Hòa Bình pha chung với trà Sen thơm ngon. Bà Phương cho biết, đây là trà được người quen trồng đồi từ tận ngoài Bắc gửi vào.
Sáng sáng, ngồi trong nhà thưởng thức những cuốn bánh “thương hiệu” nửa thế kỉ, nhấm nháp tách trà nóng, trò chuyện cùng những người bán vui vẻ, thật gần gũi không còn gì bằng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét