Lời đồn hai con rắn có mào trên đầu, mỗi con dài hàng mét, nặng đến hàng chục kg sống trong gốc cây. Lâu lâu cặp rắn này buông thõng mình trên cành đa nhìn từ xa như một cành cây khô.
Lạ kỳ thay khi người Chăm thường sinh sống ở miền Nam Trung Bộ hay Tây Nam Bộ, nhưng giữa rừng Đông Nam Bộ, nơi ngày xưa là “rừng thiêng nước độc” đất Bình Phước lại có ngôi miếu người Chăm, nghĩa địa người Chăm. Đây cũng từng là nơi trú ngụ của một cặp rắn hổ mang khổng lồ, với nhiều câu chuyện kỳ thú.
Nằm tại ngã ba đi vào ấp Thạch Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh là một cây đa to lớn khác thường. Cây mọc trên một khoảng đất rộng lớn, dáng dấp vững chãi với thân lớn và vô vàn nhánh nhỏ, gọi là “nhỏ” nhưng cũng lớn cỡ cột nhà. Tán cây rộng, tròn như một chiếc nấm khổng lồ sừng sững một góc làng. Thân chính cây cao khoảng 30m, đường kính khoảng 10 người mới ôm xuể.
Tính cộng đồng của người Chăm rất cao, họ sống quây quầy, gắn bó cùng nhau bên cạnh cây đa vừa để tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cũng vừa để chống lại những ẩn họa từ cọp beo, rắn rết…. Những năm cuối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Phước là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, hứng chịu nhiều mưa bom bão đạn của kẻ thù. Khi ấy cây đa như tấm lá chắn xòe tán che chở cho những người sống bên dưới.
Đất nước thống nhất, những người Chăm trở về quê hương. Sau cuộc chuyển cư ấy, ngôi miếu dưới gốc đa không còn được trông nom, gìn giữ, trở thành hoang phế. Ngày những người Kinh đầu tiên di cư lên Bình Phước làm kinh tế mới, cảnh tượng đầu tiên nhìn thấy là ngôi miếu hoang tàn và những ngôi mộ Chăm nằm xiêu vẹo bên gốc đa.
Người tứ xứ dồn tới đây lập nghiệp mà hầu như trên địa bàn không hề có đền chùa miếu mạo nào để thờ cúng cầu mong sự an lành. Thấy cây đa to lớn, dáng dấp vững chãi bề thế, người dân bảo nhau lập thêm một ngôi miếu thờ cúng, bên ạnh ngôi miếu cũ đã bỏ hoang. Từ đó cây đa được mọi người gọi bằng cái tên kính trọng “Thần đa”. Nhiều khách thập phương khi đi qua khu vực đều dừng lại thắp nhang.
Trong năm, dân làng thường tổ chức hai lễ lớn ngay tại vị trí của “thần đa”, lễ tất niên vào hai ngày 26 – 27/12 âm lịch, và lễ khai xuân vào ngày rằm tháng Giêng. “Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân tập trung đông vui tổ chức dâng hương, cúng nhiều sản vật. Những ngày đó người đi làm ăn xa các gia đình, dòng họ đều về dự.
Dân ở đây đều là những người “tha phương”, không hiểu gốc gác, lịch sử nhiều về mảnh đất đang lập nghiệp. “Thần đa” sống lâu đời trên đất này nên người dân coi như vị Thành hoàng. Vì vậy nghi lễ thờ “thần đa” cũng giống như thờ người sáng lập làng ở các vùng miền khác”, một cao niên trong làng chia sẻ.
Xung quanh “thần cây đa” còn gắn với nhiều câu chuyện bí hiểm được truyền miệng trong dân chúng. Dường như khi về khu vực này, từ người già đến trẻ nhỏ đều thuộc lòng “truyền thuyết” lâu đời về đôi rắn chúa ngụ dưới gốc đại thụ để canh ngôi miếu Chăm.
Lời đồn hai con rắn có mào trên đầu, mỗi con dài hàng mét, nặng đến hàng chục kg sống trong gốc cây. Lâu lâu cặp rắn này buông thõng mình trên cành đa nhìn từ xa như một cành cây khô. “Nhiệm vụ” của đôi rắn này canh ngôi miếu của người Chăm bỏ lại và trừng phạt những ai dám “phạm” miếu thiêng.
Câu chuyện có vẻ liêu trai này càng “đáng tin” hơn khi nhiều người dẫn chứng việc người Chăm rất coi trọng hình tượng con rắn. Các ngôi chùa của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh đều có rắn ngự trên mái chùa xua đuổi ta mà. Trong văn hóa Chăm, con rắn cũng giữ một vị trí quyền uy và linh thiêng.
Ông Điểu Ưu (72 tuổi) người dân tộc Xtiêng, hồi nhỏ đã sống và lớn lên dưới gốc cây đa bên cạnh những ngôi mộ của người Chăm cho biết, quãng thời gian gần 20 năm, ông từng nhìn thấy cặp rắn vài lần. Theo mô tả của ông, con vật có vẻ nhỏ hơn so với lời dồn đại: Con rắn đực dài khoảng 4 thước, to bằng cổ chân. Con cái to hơn, dài hơn một chút. Chúng thường trốn trong hốc cây, hoặc leo vắt vẻo trên cành cây, rất ít khi bò ra đường.
Cụ ông này nhớ lại: “Lần duy nhất tôi nhìn thấy cặp rắn này ở dưới đất khi đó tôi mới hơn 10 tuổi. Buổi tối hôm đó có một chiếc xe Jeep của người Pháp đi đến địa phận khu vực cây đa. Đèn xe rọi từ xa, thì nhìn thấy một khúc cây đen bằng bắp chân ngáng ngang đường, đến gần mới phát hiện “khúc cây” kia là con rắn lớn. Thấy động con rắn ngóc cao đầu ngang tầm xe, hàm bạnh ra to tướng, phì phì đe dọa. Những người trên xe sợ toát mồ hôi hột, lùi xe quay đầu chạy mất”.
Ông lão Xtiêng này chia sẻ: “Tuy nhiên, hàng chục năm, chưa thấy ai bị cặp rắn này cắn. Cũng có thể do mọi người sợ hãi, thường chẳng dám đến gần những khu miếu mạo nên gốc đa thường vắng hoe”.
Còn trong hồi ức của ông Nguyễn Quốc Mạnh, trưởng thôn Thạnh Đông, hơn 30 năm trước khi từ miền Bắc di cư vào xây dựng vùng kinh tế mới, cái miếu của người Chăm đã hoang tàn nên ông cùng anh em, bà con huy động tiền của xây lại cái miếu để lấy chỗ hương khói và “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người làng cảm thấy gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Hỏi về câu chuyện cặp rắn canh miếu, người trưởng thôn cho rằng theo miêu tả thì đó có thể là rắn hổ mang chúa, loài rắn to lớn thường sống ở hốc cây. Ông Mạnh khẳng định: “Ở xứ này cách đây 20 - 30 năm, chuyện bắt được con rắn khoảng 30 kg không phải là chuyện hiếm”.
Mùa Xuân đã đến bên thềm nhà. Lễ hội dưới gốc đa năm nay của người làng Thạnh Đông được tổ chức lớn hơn, náo nhiệt hơn mọi năm vì là năm con rắn, người làng “ưu tiên” hơn cho ngôi miếu và cây đa gắn với cặp rắn năm xưa. Cặp rắn khổng lồ nhiều năm nay không ai gặp lại, có thể cặp rắn đã già quá mà chết, cũng có thể đã bò đi nơi khác, nhưng câu chuyện về gốc đa gợi nhớ quê hương bản quán và cặp rắn làm “vệ sĩ” cho ngôi miếu vẫn được kể lại con cháu nghe, như một nét đẹp văn hóa giữa rừng Đông Nam Bộ.
Cây đa khổng lồ
Là một trong những người đặt chân lên mảnh đất này sớm nhất, ông Sáu Thi, một cao niên trong thôn kể lại, gần một thế kỳ trước, thực dân Pháp bắt đầu trồng và khai thác cao su ở vùng đất này và một nhóm người Chăm nghe đâu quê quán miền Nam Trung Bộ bị đưa lên đây làm phu cao su. Giữa rừng núi hoang sơ, những người con xa quê trồng một cây đa cho thỏa nỗi nhớ đất quê hương, xây một cái miếu dưới gốc cây làm nơi thờ cúng chung.Tính cộng đồng của người Chăm rất cao, họ sống quây quầy, gắn bó cùng nhau bên cạnh cây đa vừa để tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cũng vừa để chống lại những ẩn họa từ cọp beo, rắn rết…. Những năm cuối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Phước là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, hứng chịu nhiều mưa bom bão đạn của kẻ thù. Khi ấy cây đa như tấm lá chắn xòe tán che chở cho những người sống bên dưới.
Đất nước thống nhất, những người Chăm trở về quê hương. Sau cuộc chuyển cư ấy, ngôi miếu dưới gốc đa không còn được trông nom, gìn giữ, trở thành hoang phế. Ngày những người Kinh đầu tiên di cư lên Bình Phước làm kinh tế mới, cảnh tượng đầu tiên nhìn thấy là ngôi miếu hoang tàn và những ngôi mộ Chăm nằm xiêu vẹo bên gốc đa.
Người tứ xứ dồn tới đây lập nghiệp mà hầu như trên địa bàn không hề có đền chùa miếu mạo nào để thờ cúng cầu mong sự an lành. Thấy cây đa to lớn, dáng dấp vững chãi bề thế, người dân bảo nhau lập thêm một ngôi miếu thờ cúng, bên ạnh ngôi miếu cũ đã bỏ hoang. Từ đó cây đa được mọi người gọi bằng cái tên kính trọng “Thần đa”. Nhiều khách thập phương khi đi qua khu vực đều dừng lại thắp nhang.
Trong năm, dân làng thường tổ chức hai lễ lớn ngay tại vị trí của “thần đa”, lễ tất niên vào hai ngày 26 – 27/12 âm lịch, và lễ khai xuân vào ngày rằm tháng Giêng. “Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân tập trung đông vui tổ chức dâng hương, cúng nhiều sản vật. Những ngày đó người đi làm ăn xa các gia đình, dòng họ đều về dự.
Dân ở đây đều là những người “tha phương”, không hiểu gốc gác, lịch sử nhiều về mảnh đất đang lập nghiệp. “Thần đa” sống lâu đời trên đất này nên người dân coi như vị Thành hoàng. Vì vậy nghi lễ thờ “thần đa” cũng giống như thờ người sáng lập làng ở các vùng miền khác”, một cao niên trong làng chia sẻ.
Xung quanh “thần cây đa” còn gắn với nhiều câu chuyện bí hiểm được truyền miệng trong dân chúng. Dường như khi về khu vực này, từ người già đến trẻ nhỏ đều thuộc lòng “truyền thuyết” lâu đời về đôi rắn chúa ngụ dưới gốc đại thụ để canh ngôi miếu Chăm.
Lời đồn hai con rắn có mào trên đầu, mỗi con dài hàng mét, nặng đến hàng chục kg sống trong gốc cây. Lâu lâu cặp rắn này buông thõng mình trên cành đa nhìn từ xa như một cành cây khô. “Nhiệm vụ” của đôi rắn này canh ngôi miếu của người Chăm bỏ lại và trừng phạt những ai dám “phạm” miếu thiêng.
Câu chuyện có vẻ liêu trai này càng “đáng tin” hơn khi nhiều người dẫn chứng việc người Chăm rất coi trọng hình tượng con rắn. Các ngôi chùa của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh đều có rắn ngự trên mái chùa xua đuổi ta mà. Trong văn hóa Chăm, con rắn cũng giữ một vị trí quyền uy và linh thiêng.
Khu mộ người Chăm hoang phế
Một cụ già kể lại việc được chứng kiến rắn “khủng”: “Hôm đó mưa nhẹ hạt lúc trời nhá nhem tối. Tôi cầm đèn pin qua nhà hàng xóm chơi, trong ánh đèn loe loét nhận thấy miếu có điều gì đó rất khác so với mọi ngày, có vẻ trong miếu có gì đó đang cựa quậy. Soi đèn vào trong, nghe thấy hai tiếng động “phịch” liên tiếp phát ra rồi cái đuôi rắn lớn bằng… khúc lồ ô đang từ từ dịch chuyển về phía sau miếu. Sợ hãi, tôi quăng đèn chạy bán sống bán chết”.Ông Điểu Ưu (72 tuổi) người dân tộc Xtiêng, hồi nhỏ đã sống và lớn lên dưới gốc cây đa bên cạnh những ngôi mộ của người Chăm cho biết, quãng thời gian gần 20 năm, ông từng nhìn thấy cặp rắn vài lần. Theo mô tả của ông, con vật có vẻ nhỏ hơn so với lời dồn đại: Con rắn đực dài khoảng 4 thước, to bằng cổ chân. Con cái to hơn, dài hơn một chút. Chúng thường trốn trong hốc cây, hoặc leo vắt vẻo trên cành cây, rất ít khi bò ra đường.
Cụ ông này nhớ lại: “Lần duy nhất tôi nhìn thấy cặp rắn này ở dưới đất khi đó tôi mới hơn 10 tuổi. Buổi tối hôm đó có một chiếc xe Jeep của người Pháp đi đến địa phận khu vực cây đa. Đèn xe rọi từ xa, thì nhìn thấy một khúc cây đen bằng bắp chân ngáng ngang đường, đến gần mới phát hiện “khúc cây” kia là con rắn lớn. Thấy động con rắn ngóc cao đầu ngang tầm xe, hàm bạnh ra to tướng, phì phì đe dọa. Những người trên xe sợ toát mồ hôi hột, lùi xe quay đầu chạy mất”.
Ông lão Xtiêng này chia sẻ: “Tuy nhiên, hàng chục năm, chưa thấy ai bị cặp rắn này cắn. Cũng có thể do mọi người sợ hãi, thường chẳng dám đến gần những khu miếu mạo nên gốc đa thường vắng hoe”.
Còn trong hồi ức của ông Nguyễn Quốc Mạnh, trưởng thôn Thạnh Đông, hơn 30 năm trước khi từ miền Bắc di cư vào xây dựng vùng kinh tế mới, cái miếu của người Chăm đã hoang tàn nên ông cùng anh em, bà con huy động tiền của xây lại cái miếu để lấy chỗ hương khói và “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người làng cảm thấy gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Hỏi về câu chuyện cặp rắn canh miếu, người trưởng thôn cho rằng theo miêu tả thì đó có thể là rắn hổ mang chúa, loài rắn to lớn thường sống ở hốc cây. Ông Mạnh khẳng định: “Ở xứ này cách đây 20 - 30 năm, chuyện bắt được con rắn khoảng 30 kg không phải là chuyện hiếm”.
Mùa Xuân đã đến bên thềm nhà. Lễ hội dưới gốc đa năm nay của người làng Thạnh Đông được tổ chức lớn hơn, náo nhiệt hơn mọi năm vì là năm con rắn, người làng “ưu tiên” hơn cho ngôi miếu và cây đa gắn với cặp rắn năm xưa. Cặp rắn khổng lồ nhiều năm nay không ai gặp lại, có thể cặp rắn đã già quá mà chết, cũng có thể đã bò đi nơi khác, nhưng câu chuyện về gốc đa gợi nhớ quê hương bản quán và cặp rắn làm “vệ sĩ” cho ngôi miếu vẫn được kể lại con cháu nghe, như một nét đẹp văn hóa giữa rừng Đông Nam Bộ.
Theo PV (Báo Pháp Luật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét