Minh Vũ
(Dân Việt) Chuyện xảy ra vào triều vua Lê Đại Hành. Sau khi đại quân nhà Tiền Lê đánh bại quân Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành đã cử Quản giáp Lưu Kế Tông ở lại Đồng Dương chỉ huy đạo quân chiếm đóng. Trong thời gian này, tận dụng việc ở xa triều đình, Lưu Kế Tông đã củng cố thế lực và rồi tự tôn mình lên làm vua…
Năm 981, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2, vua Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành giao hiếu. Nhưng vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế ỷ vào thế liên minh với nhà Tống, lại thấy quân Tống đang sửa soạn tiến vào nội địa Đại Cồ Việt, nên chẳng những không chịu bàn việc hòa hiếu mà còn trở mặt bắt giữ sứ giả. Vua Lê vô cùng tức giận, nên ngay sau khi đánh bại hai đạo quân thủy bộ của nhà Tống, và thành công trong việc gửi sứ bộ sang Tống triều nghị hòa và cầu phong, năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua ngự giá thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế xuất quân chống cự, và chiến trận đã xảy ra trong vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Tỳ Mi Thuế bị chém chết ngay tại trận tiền, và binh lính Chiêm Thành bị giết và bị bắt sống hàng mấy vạn người.
Năm 983, niên hiệu Thiên Phúc thứ 4, vua Lê Đại Hành rút đại quân về Hoa Lư, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông ở lại Đồng Dương chỉ huy đạo quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, bao gồm bắc bộ quận Nhật Nam cũ (Bình Trị Thiên), miền Amaravati (Quảng Nam) và miền Vijaya (Bình Định). Vua Chiêm Thành Indravarman IV chạy trốn vào nam, chỉ còn giữ được miền Panduranga (Khánh Thuận).
Năm 985, niên hiệu Thiên Phúc thứ 6, Indravarman IV cử sứ bộ sang Tống triều dâng cống phẩm và khiếu nại với vua Tống Thái Tông về chuyện Giao Châu (Đại Cồ Việt) xâm chiếm đất đai và phá hủy tông miếu của Chiêm Thành. Vì quân nhà Tống vừa mới bị Lê Đại Hành đánh bại, nên Tống triều cũng e ngại không muốn xen vào công việc của hai nước Chiêm Việt, chỉ biết một mặt phủ dụ sứ bộ Chiêm Thành nên cư xử hòa mục với lân bang, mặt khác hứa hẹn sẽ làm trung gian trong việc thương nghị với Đại Cồ Việt để giải quyết tranh chấp bằng con đường thỏa hiệp hòa bình.
Trong những năm tiếp theo, người Chiêm Thành tiếp tục chống đối Lưu Kế Tông, và bị đàn áp mạnh, nên bỏ chạy sang qui phụ Trung quốc mỗi ngày một nhiều.
Năm 988, niên hiệu Thiên Phúc thứ 9, người Chiêm Thành nổi dậy chiếm lại miền Vijaya, và tôn người lãnh đạo cuộc nổi dậy lên ngôi vua tại thành Phật Thệ (còn gọi là Chà Bàn, ở Bình Định). Vua mới được tôn lên ngôi lấy hiệu là Ku Xri Harivarman II, sử ta gọi là Băng vương La Duệ. Lưu Kế Tông lo buồn sinh bệnh. Qua năm sau, 989, niên hiệu Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất.
Harivarman II thừa cơ tiến ra khôi phục miền Amavarati và bắc bộ Nhật Nam cũ đến tận châu Địa Lý.
Ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đầu triều Tống Thái Tông, vua Tống gửi chiếu cho vua Lê yêu cầu bãi binh, và khuyến dụ nước nào hãy giữ nguyên biên cảnh nước đó, không được xâm lược lẫn nhau. Vua Lê Đại Hành vì mới được nhà Tống phong Kinh Triệu Quận hầu, và gia phong Kiểm Hiệu Thái úy, lại vì việc năm trước vua Chiêm Thành Harivarman II không chứa chấp bọn phản thần Dương Tiến Lộc, nên chấp nhận việc bãi binh nghị hòa. Vua Lê Đại Hành ra lệnh rút quân khỏi châu Địa Lý, đem về đóng giữ châu Bố Chính.
Năm 992, niên hiệu Hưng Thống thứ 4, vua Lê Đại Hành trao trả cho Chiêm Thành 360 người bị bắt tại châu Địa Lý trong trận đánh năm 990.
Cũng trong năm 992, nhà vua sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới (cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt đèo Ngang và xuyên suốt qua châu Bố Chính để đến thẳng châu Địa Lý (miền giữa Quảng Bình).
Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành chỉ được 3 năm (986-989), thời gian làm vua không đủ dài và sự nghiệp không có gì hiển hách để lưu lại dấu ấn trong lịch sử bang giao hai nước Chiêm Việt. Tuy vậy, việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Điều đáng nói là sự kiện lịch sử này sử cũ nước ta hoàn toàn không đả động đến, trong lúc đó thì sử nhà Tống ghi chép rất rõ ràng việc Lưu Kế Tông lên ngôi vua và gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong, cũng như biểu tấu của các biên thần ở Quảng Châu và Đạm Châu về việc những người Chiêm Thành chống đối Lưu Kế Tông chạy sang Trung Quốc xin quy phụ.
Sử cũ nước ta không hề nhắc nhở đến nhân vật Lưu Kế Tông, thảng hoặc có đề cập đến Lưu Kế Tông thì hoàn toàn không nói đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành mà chỉ nói đến chuyện Lưu Kế Tông trốn ở lại.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng Lưu Kế Tông vốn là một viên Quản giáp trong đạo quân của Lê Đại Hành đi chinh phạt Chiêm Thành năm Thiên Phúc thứ 3 (982). Khi vua Lê rút quân về nước năm Thiên Phúc thứ 4 (983), Lưu Kế Tông trốn ở lại. Vua Lê sai người con nuôi (không tường danh tính) đuổi theo bắt được, đem chém. Điều ghi chép này của Toàn Thư có mấy điểm không ổn.
Thứ nhất, Quản giáp đời Tiền Lê là chức quan võ phụ trách việc binh bị của một châu, tương đương với chức vụ Tiểu Khu trưởng hay Tư lệnh Quân khu ngày nay, như vậy, việc đào nhiệm của một Quản giáp là một sự kiện quan trọng, sử quan không thể giản lược chép “Lưu Kế Tông trốn ở lại” mà không nói rõ thêm vì sao trốn ở lại, trốn ở lại rồi đi đâu, làm gì v.v.
Thứ hai, việc đuổi bắt thành công một Quản giáp đào nhiệm là một công trạng khá lớn, người được vua sai phái thi hành công tác lại là con nuôi vua, thế mà sử quan không có được một vài chữ để nói về thân thế nhân vật này, chỉ ghi chú “không tường danh tánh”.
Thứ ba, việc “vua Lê sai con nuôi đuổi theo bắt được, đem chém” được Toàn Thư ghi là xảy ra vào năm Thiên Phúc thứ 4 (983) đời Lê Đại Hành, trong lúc đó thì Tống sử lại chép năm Ung Hy thứ 3 (986) đời Tống Thái Tông, tức là 3 năm sau, Lưu Kế Tông sai sứ giả là Lý Triều Tiên sang cầu phong. Chả lẽ Lưu Kế Tông bị chém chết rồi sống lại? Chả lẽ sử quan nhà Tống đặt chuyện ra để chép bậy? Mà nếu sử nhà Tống chép đúng sự thực thì việc “đuổi theo bắt được đem chém” là chuyện không hề xảy ra.
Cứ thế mà suy thì việc con nuôi vua Lê được sai phái đi đuổi bắt cũng không hề có, và việc Lưu Kế Tống trốn ở lại khi vua Lê rút quân về Hoa Lư chỉ đúng sự thực có nửa phần, nghĩa là Lưu Kế Tông đã ở lại chứ không phải trốn ở lại. Nói khác đi, Lưu Kế Tông đã công khai ở lại, Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thi hành nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ gì thích đáng hơn để giao phó cho một Quản giáp (là viên chức trông nom việc binh bị một châu) nếu không là nhiệm vụ chỉ huy đạo quân lưu lại chiếm đóng phần lãnh thổ mới bình định của nước Chiêm Thành, từ đèo Ngang đến mũi Varella.
Tóm lại, chuyện Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Nguyên ủy của việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là do vua Lê Đại Hành khi rút quân về Hoa Lư năm 983 đã lưu lại một đạo quân để chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông chỉ huy đạo quân đó. Nhưng tại sao sử nước ta hoàn toàn không đề cập đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành?
Đó là những vấn đề cần được nêu lên để làm sáng tỏ một số dữ kiện lịch sử quan yếu trong giai đoạn nền tự chủ của nước ta vừa phôi thai, nhân đề cập đến chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành.
Năm 985, niên hiệu Thiên Phúc thứ 6, Indravarman IV cử sứ bộ sang Tống triều dâng cống phẩm và khiếu nại với vua Tống Thái Tông về chuyện Giao Châu (Đại Cồ Việt) xâm chiếm đất đai và phá hủy tông miếu của Chiêm Thành. Vì quân nhà Tống vừa mới bị Lê Đại Hành đánh bại, nên Tống triều cũng e ngại không muốn xen vào công việc của hai nước Chiêm Việt, chỉ biết một mặt phủ dụ sứ bộ Chiêm Thành nên cư xử hòa mục với lân bang, mặt khác hứa hẹn sẽ làm trung gian trong việc thương nghị với Đại Cồ Việt để giải quyết tranh chấp bằng con đường thỏa hiệp hòa bình.
Triều đình Chiêm Thành. (Ảnh minh họa).
Năm 986, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7, Indravarman IV chết, Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành và cử sứ giả mang phẩm vật sang triều cống vua Tống. Người Chiêm Thành nổi lên chống đối và bị Lưu Kế Tông đàn áp nên phải chạy trốn sang Hải Nam và Quảng Châu tỵ nạn. Vua Tống Thái Tông bèn cử sứ giả mang tặng vật qua Hoa Lư ban cho vua Lê Đại Hành và đưa thư hỏi về việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua và đàn áp người Chiêm Thành, và việc bọn Bồ La Át đem hơn 100 người trong thị tộc chạy sang Đạm Châu (Hải Nam) xin qui phụ nhà Tống. Vua Lê Đại Hành sai Ngô Quốc Ân cầm đầu sứ bộ sang Tống triều đáp lễ và biện giải về các vụ Lưu Kế Tông và Bồ La Át.Trong những năm tiếp theo, người Chiêm Thành tiếp tục chống đối Lưu Kế Tông, và bị đàn áp mạnh, nên bỏ chạy sang qui phụ Trung quốc mỗi ngày một nhiều.
Năm 988, niên hiệu Thiên Phúc thứ 9, người Chiêm Thành nổi dậy chiếm lại miền Vijaya, và tôn người lãnh đạo cuộc nổi dậy lên ngôi vua tại thành Phật Thệ (còn gọi là Chà Bàn, ở Bình Định). Vua mới được tôn lên ngôi lấy hiệu là Ku Xri Harivarman II, sử ta gọi là Băng vương La Duệ. Lưu Kế Tông lo buồn sinh bệnh. Qua năm sau, 989, niên hiệu Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất.
Harivarman II thừa cơ tiến ra khôi phục miền Amavarati và bắc bộ Nhật Nam cũ đến tận châu Địa Lý.
Quân Chiêm tấn công. (Ảnh qua Pháp Luật VN).
Năm 990, niên hiệu Hưng Thống thứ 2, vua Lê Đại Hành sai quân sang đánh châu Địa Lý, bắt được nhiều tù binh. Harivarman II liền cử sứ bộ mang tê ngưu và sản vật quí giá sang Tống triều tiến cống và dâng biểu tố cáo Đại Cồ Việt lại sang xâm chiếm đất đai Chiêm Thành. Vua Tống Thái Tông đích thân đứng ra giảng hòa hai nước Chiêm – Việt.Ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đầu triều Tống Thái Tông, vua Tống gửi chiếu cho vua Lê yêu cầu bãi binh, và khuyến dụ nước nào hãy giữ nguyên biên cảnh nước đó, không được xâm lược lẫn nhau. Vua Lê Đại Hành vì mới được nhà Tống phong Kinh Triệu Quận hầu, và gia phong Kiểm Hiệu Thái úy, lại vì việc năm trước vua Chiêm Thành Harivarman II không chứa chấp bọn phản thần Dương Tiến Lộc, nên chấp nhận việc bãi binh nghị hòa. Vua Lê Đại Hành ra lệnh rút quân khỏi châu Địa Lý, đem về đóng giữ châu Bố Chính.
Năm 992, niên hiệu Hưng Thống thứ 4, vua Lê Đại Hành trao trả cho Chiêm Thành 360 người bị bắt tại châu Địa Lý trong trận đánh năm 990.
Cũng trong năm 992, nhà vua sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới (cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt đèo Ngang và xuyên suốt qua châu Bố Chính để đến thẳng châu Địa Lý (miền giữa Quảng Bình).
Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành chỉ được 3 năm (986-989), thời gian làm vua không đủ dài và sự nghiệp không có gì hiển hách để lưu lại dấu ấn trong lịch sử bang giao hai nước Chiêm Việt. Tuy vậy, việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Điều đáng nói là sự kiện lịch sử này sử cũ nước ta hoàn toàn không đả động đến, trong lúc đó thì sử nhà Tống ghi chép rất rõ ràng việc Lưu Kế Tông lên ngôi vua và gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong, cũng như biểu tấu của các biên thần ở Quảng Châu và Đạm Châu về việc những người Chiêm Thành chống đối Lưu Kế Tông chạy sang Trung Quốc xin quy phụ.
Sử cũ nước ta không hề nhắc nhở đến nhân vật Lưu Kế Tông, thảng hoặc có đề cập đến Lưu Kế Tông thì hoàn toàn không nói đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành mà chỉ nói đến chuyện Lưu Kế Tông trốn ở lại.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng Lưu Kế Tông vốn là một viên Quản giáp trong đạo quân của Lê Đại Hành đi chinh phạt Chiêm Thành năm Thiên Phúc thứ 3 (982). Khi vua Lê rút quân về nước năm Thiên Phúc thứ 4 (983), Lưu Kế Tông trốn ở lại. Vua Lê sai người con nuôi (không tường danh tính) đuổi theo bắt được, đem chém. Điều ghi chép này của Toàn Thư có mấy điểm không ổn.
Thứ nhất, Quản giáp đời Tiền Lê là chức quan võ phụ trách việc binh bị của một châu, tương đương với chức vụ Tiểu Khu trưởng hay Tư lệnh Quân khu ngày nay, như vậy, việc đào nhiệm của một Quản giáp là một sự kiện quan trọng, sử quan không thể giản lược chép “Lưu Kế Tông trốn ở lại” mà không nói rõ thêm vì sao trốn ở lại, trốn ở lại rồi đi đâu, làm gì v.v.
Thứ hai, việc đuổi bắt thành công một Quản giáp đào nhiệm là một công trạng khá lớn, người được vua sai phái thi hành công tác lại là con nuôi vua, thế mà sử quan không có được một vài chữ để nói về thân thế nhân vật này, chỉ ghi chú “không tường danh tánh”.
Thứ ba, việc “vua Lê sai con nuôi đuổi theo bắt được, đem chém” được Toàn Thư ghi là xảy ra vào năm Thiên Phúc thứ 4 (983) đời Lê Đại Hành, trong lúc đó thì Tống sử lại chép năm Ung Hy thứ 3 (986) đời Tống Thái Tông, tức là 3 năm sau, Lưu Kế Tông sai sứ giả là Lý Triều Tiên sang cầu phong. Chả lẽ Lưu Kế Tông bị chém chết rồi sống lại? Chả lẽ sử quan nhà Tống đặt chuyện ra để chép bậy? Mà nếu sử nhà Tống chép đúng sự thực thì việc “đuổi theo bắt được đem chém” là chuyện không hề xảy ra.
Cứ thế mà suy thì việc con nuôi vua Lê được sai phái đi đuổi bắt cũng không hề có, và việc Lưu Kế Tống trốn ở lại khi vua Lê rút quân về Hoa Lư chỉ đúng sự thực có nửa phần, nghĩa là Lưu Kế Tông đã ở lại chứ không phải trốn ở lại. Nói khác đi, Lưu Kế Tông đã công khai ở lại, Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thi hành nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ gì thích đáng hơn để giao phó cho một Quản giáp (là viên chức trông nom việc binh bị một châu) nếu không là nhiệm vụ chỉ huy đạo quân lưu lại chiếm đóng phần lãnh thổ mới bình định của nước Chiêm Thành, từ đèo Ngang đến mũi Varella.
Tóm lại, chuyện Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Nguyên ủy của việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là do vua Lê Đại Hành khi rút quân về Hoa Lư năm 983 đã lưu lại một đạo quân để chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông chỉ huy đạo quân đó. Nhưng tại sao sử nước ta hoàn toàn không đề cập đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành?
Đó là những vấn đề cần được nêu lên để làm sáng tỏ một số dữ kiện lịch sử quan yếu trong giai đoạn nền tự chủ của nước ta vừa phôi thai, nhân đề cập đến chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét