Đán Cúm – Nà Chảo vốn là hai hang liền kề nhau được phát hiện và khai quật từ năm 1997. Hang Đán Cúm nằm trong hệ thống hang động và mái đá ở dãy núi Đán Ngầm thuộc tả ngạn sông Gâm. Do thế núi ở đây dựng đứng khiến đường lên hang Đán Cúm khá khó khăn. Hang cao hơn thung lũng xung quanh khoảng 50m.
Cách cửa hang hơn 100m có một con suối chảy qua. Đán Cúm được cấu tạo bởi hai hang là hang sáng (phía trên) và hang tối (phía dưới), cả hai hang đều quay về hướng Tây. Năm 2007, hai hang này được khai quật và thu được hơn 3.000 di vật bằng đá, đó là những công cụ đá, những mảnh tước, phế liệu. Từ những di vật đó các nhà khảo cổ cho rằng đây chính là biểu hiện đặc trưng kỹ thuật của văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa có niên đại cách đây 10.000 năm.
Nằm kề bên hang Đán Cúm là hang Nà Chảo, tại đây các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều di vật có giá trị, đó là những bếp đun hay những xương răng động vật cùng 2.703 di vật bằng đá. Trong số này có 914 tiêu bản được sưu tập trên bề mặt và 1.789 tiêu bản được phát hiện dưới hố khai quật. Từ đó có thể thấy hang Nà Chảo là tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp giữa văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đá Mài. Quá trình sưu tập và nghiên cứu ở hang hai Đán Cúm – Nà Chảo đã cho thấy sự đồng nhất về kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ. Yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự khác biệt giữa Nà Chảo và Đán Cúm chính là sự xuất hiện của nhóm hiện vật đặc trưng của văn hóa Bắc Sơn. Đó là những chiếc rìu mài lưỡi Bắc Sơn, dấu Bắc Sơn. Chúng là sản phẩm của kỹ thuật mài, một kỹ thuật mới mang ý nghĩa cách mạng trong kỹ thuật chế tác nguyên thủy. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sưu tập, nhưng nó đánh dấu bước phát triển cao hơn của Nà Chảo so với Đán Cúm.
Khu di tích này chính là nơi chuyển giao giữa hai thời đại, từ thời đá cũ sang thời đá mới; từ giai đoạn săn bắn, hái lượm sang giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi. Đây chính là cột mốc cho một xã hội văn minh hình thành. Với những ý nghĩa đó, Đán Cúm – Nà Chảo được công nhận là di tích khảo cổ quốc gia năm 2001. Từ đó đến nay, ngày càng có nhiều du khách ưa thích khảo cổ, lịch sử ghé thăm khu di tích đặc biệt này.
Nằm kề bên hang Đán Cúm là hang Nà Chảo, tại đây các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều di vật có giá trị, đó là những bếp đun hay những xương răng động vật cùng 2.703 di vật bằng đá. Trong số này có 914 tiêu bản được sưu tập trên bề mặt và 1.789 tiêu bản được phát hiện dưới hố khai quật. Từ đó có thể thấy hang Nà Chảo là tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp giữa văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đá Mài. Quá trình sưu tập và nghiên cứu ở hang hai Đán Cúm – Nà Chảo đã cho thấy sự đồng nhất về kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ. Yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự khác biệt giữa Nà Chảo và Đán Cúm chính là sự xuất hiện của nhóm hiện vật đặc trưng của văn hóa Bắc Sơn. Đó là những chiếc rìu mài lưỡi Bắc Sơn, dấu Bắc Sơn. Chúng là sản phẩm của kỹ thuật mài, một kỹ thuật mới mang ý nghĩa cách mạng trong kỹ thuật chế tác nguyên thủy. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sưu tập, nhưng nó đánh dấu bước phát triển cao hơn của Nà Chảo so với Đán Cúm.
Khu di tích này chính là nơi chuyển giao giữa hai thời đại, từ thời đá cũ sang thời đá mới; từ giai đoạn săn bắn, hái lượm sang giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi. Đây chính là cột mốc cho một xã hội văn minh hình thành. Với những ý nghĩa đó, Đán Cúm – Nà Chảo được công nhận là di tích khảo cổ quốc gia năm 2001. Từ đó đến nay, ngày càng có nhiều du khách ưa thích khảo cổ, lịch sử ghé thăm khu di tích đặc biệt này.
LỆ THÚY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét