Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Nội tán Nguyễn Khoa Đăng và tài xử án như Bao Công

Công thần thời Nguyễn

Quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng và tài xử án, đủ tài trí xét ngay gian, được người đời gọi là “Bao công”, là công thần thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

 
noi tan nguyen khoa dang va tai xu an nhu bao cong (ky 1): cong than thoi nguyen hinh anh 1
Hình minh họa.
18 tuổi đã ra làm quan
Nguyễn Khoa Đăng (1690- 1725) sinh tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế). Trong bộ Quý hương tiên nguyên dã sử của làng Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa có đoạn chép về dòng họ Nguyễn Khoa như sau: Ông Nguyễn Ư Kỳ, nguyên Thái phó triều Lê và là cậu ruột của Nguyễn Hoàng.
Năm 1557 Nguyễn Ư Kỳ theo Nguyễn Hoàng vào trấn miền Nam, khi đi có dẫn theo một người con nuôi mới lên sáu tuổi tên là Nguyễn Đình Thân (1553 – 1633), vốn là người làng Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương).
Ông Thân sau đó làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên; con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:
Nguyễn Đình Khôi (1594 – 1678), con Nguyễn Đình Thân, tước Thuần Mỹ nam; năm 1636, chúa Nguyễn dời phủ chúa từ Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên), ông Khôi nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa đổi thành họ Nguyễn Khoa.
Nguyễn Khoa Danh (1632 – 1697), con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá. Nguyễn Khoa Chiêm là con duy nhất của Nguyễn Khoa Danh, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Bảng Trung hầu và là một danh sĩ giỏi thơ văn, tác giả của Nam triều công nghiệp diễn chí soạn vào năm 1719. Và Nguyễn Khoa Đăng, con thứ ba của Nguyễn Khoa Chiêm.
Nguyễn Khoa Đăng vốn thông minh từ nhỏ, mười tám tuổi ra làm quan, lần lượt trải đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự, tước Diên Tường hầu vào năm Nhâm Dần 1722, nổi danh là người có mưu lược, trung thực và đức độ.
Bị cướp giết
Theo Trang thông tin dòng họ Nguyễn Khoa thì vào mùa hạ năm Ất Tỵ (1725) Nguyễn Phúc Chu qua đời. Nguyễn Khoa Đăng đang bận việc quân ở Cam Lộ (Quảng Trị).
Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thế (1666 – 1730), con trai thứ ba của Nguyễn Cửu Ứng) là một quyền thần vốn ganh ghét ông, thừa cơ mạo chiếu giả để gọi ông về triều; khi đi được nửa đường thì bị ám sát chết.
Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho biết: Tính ông cương trực, khiến đám quyền thần và bọn cường hào ác bá đều kiêng oai. Tuy nhiên do quá cứng rắn, thiếu cảnh giác, ông bị kẻ cướp giết chết… Hôm ấy là ngày 29/4/Ất Tỵ (1725) hưởng dương 35 tuổi và ông đã làm quan được 17 năm.
Nguyễn Khoa Đăng có vợ là bà Phạm Thị Tý, sinh bốn con trai và một con gái. Nguyễn Khoa Đăng có nhiều con cháu đã làm nên danh phận, nổi bật trong số đó có Nguyễn Khoa Toàn (1724 – 1789), võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần; làm quan trải đến chức Tham chính, coi bộ Hộ và bộ Binh, khi mất được tặng Vô tích Thượng Khanh.
Nguyễn Khoa Kiên (? – 1775), cháu nội, con Nguyễn Khoa Toàn, cũng là võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông có sức mạnh, lại có trí dũng, mưu lược, được người đương thời xưng tụng là “Triệu Tử Long”.
Năm 1775, cha ông phò chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, ông ở lại ra sức cản ngăn không cho đối phương đuổi theo thuyền chúa Nguyễn.
Gặp trận gió lớn, thuyền bị chìm, rạt vào cù lao Ba Bánh. Quân Tây Sơn bắt được ông và chở ra Quy Nhơn; không dụ hàng được, ông bị giết chết.
Nguyễn Khoa Minh (1778 – 1837), em ruột ông Nguyễn Khoa Kiên, năm Minh Mạng thứ 10 (1829), được lãnh chức Thượng thư bộ Lễ, tước Thành Mỹ Hầu. Nguyễn Khoa Hào (1799-1849), em ruột Nguyễn Khoa Minh.
Nhờ học lực giỏi, năm 1803, dưới triều Gia Long, được bổ làm Thị Thơ không phải thi. Năm 1828, ông giữ chức Thượng thư bộ Lễ, sau đó là bộ Binh…

Những vụ án ly kỳ

Tài như Bao Công là danh xưng người đời đặt cho Nguyễn Khoa Đăng, bởi tài xử kiện cáo. Những vụ ông tìm ra được kẻ trộm dưa, trộm tiền của người bán dầu, trộm giấy… đã khiến ông nổi tiếng.

   
Bình truông nhà Hồ, bắn sóng phá Tam Giang
Sinh thời, Nguyễn Khoa Đăng có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, được người đời gọi là “Bao công”. Những chuyện như ông tìm ra được kẻ trộm dưa hấu, trộm dầu và trộm giấy… rồi việc đem lại an ninh cho vùng truông nhà Hồ và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang đến nay hãy còn truyền tụng.
 quan noi tan nguyen khoa dang xu an nhu bao cong (ky 2): nhung vu an ly ky hinh anh 1
Mộ Nguyễn Khoa Đăng tại Huế.

Bị cướp đoạt lấy, người lính rải lúa ra làm dấu. Nhờ vậy, Nguyễn Khoa Đăng đã lần ra sào huyệt của băng cướp và bắt gọn chúng. Kể từ đó truông nhà Hồ được yên bình.Theo GS Tôn Thất Bình, trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất từng là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm. Để đánh dẹp, một hôm Nguyễn Khoa Đăng cho một người lính ngồi sẵn trong thùng xe chở lúa qua truông.
Đến phá Tam Giang, Nguyễn Khoa Đăng cho dân biết sẽ dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, ông đem súng hướng ra phá, ra lệnh bắn sóng…
Nhưng thực ra, trước đó ông đã sai người đào bới mở rộng cửa phá, cho nên sóng dữ mới không còn… Nhớ công ơn của quan Nội tán, trong dân gian có câu: Thương em anh cũng muốn vô – Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang – Phá Tam Giang ngày rày đã cạn -Truông nhà Hồ Nội tán cấm nghiêm.
Bắt kẻ trộm dưa, vạch mặt kẻ giả mù
Về vụ án ruộng dưa, tương truyền vào một ngày nọ, Nguyễn Khoa Đăng đến thị sát một vùng, thấy quan huyện đang chửi mắng một người dân.
Hỏi thì được biết ruộng dưa của bà bị xắn nát hết cả gốc đúng vào độ dưa đang ra quả. Kêu quan thì quan nói không đủ bằng chứng.
Nguyễn Khoa Đăng lập tức cho thu hết xẻng của người trong làng và ra lệnh ai nấy biên tên vào xẻng; rồi sai người lấy lưỡi liếm vào xẻng và phát hiện ra một cái có vị đắng.
Ông lại sai vắt nước gốc dưa cho người nếm thấy hai vị đắng giống nhau. Thủ phạm chính là chủ cái xẻng đã phải “thò mặt ra”.
Lập tức ông sai lính bắt người kia giải đến. Trước tang chứng và lý lẽ đanh thép của quan, hắn không còn chối vào đâu được, đành cúi đầu nhận tội. Ông bắt hắn phải đền hoa lợi ruộng dưa cho người kia và phạt thêm gấp hai lần để hắn chừa cái thói hại ngầm kẻ khác.
Hôm khác, anh hàng dầu, gánh dầu ra chợ bán. Trong khi đang bận đong dầu, có kẻ thừa dịp thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết thì tên ăn cắp đã “cao chạy xa bay”.
Anh ta nhớ tới một người mù hồi nãy quanh quẩn bên gánh của mình, đuổi mấy cũng không đi, đoán chắc là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm.
Nhưng khi gặp, người mù hết sức chối cãi, rằng mình mù thì còn biết tiền của để ở đâu mà lấy. Hai bên xô xát, tuần bắt giải quan.
Ông Đăng bắt hai bên khai rõ sự tình. Người mù khăng khăng không nhận. Ông Đăng hỏi: – Anh có tiền giắt đi theo đấy không? – Có, nhưng đây là tiền tôi mang đi chợ, không phải của nó.
– Được cứ đưa ra đây, của ai rồi sẽ biết. Người mù móc tiền ra, ông Đăng sai người múc một chậu nước, rồi bỏ tất cả số tiền vào chậu (tiền kim loại).
Tự nhiên thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Nghe quan sai bưng chậu nước cho mọi người chứng kiến, người mù hết đường chối, đành chịu tội ngay.
– Khoan đã, chưa hết đâu. Tội ăn cắp mới là một. Nếu mày mù tịt thì làm sao biết được tiền người hàng dầu bỏ trong bị, cất trong thúng khảo mà lấy được! Đúng là mày giả mù. Lính đâu. Bắt nó nọc ra đánh cho rõ đau, bao giờ nó mở hai mắt ra hãy thôi.
Người mù trước còn chối lấy chối để, nhưng chỉ qua ba roi là hắn mở ngay hai mắt nhận tội, đúng như lời quan truyền bảo.

Lắm mưu nhiều kế

Xử án như thần, Nguyễn Khoa Đăng là người lắm mưu nhiều kế, dàn dựng nên những vụ xử án khiến người ta không chỉ tâm phục khẩu phục, mà còn kinh sợ, thán phục.

Vụ án trộm giấy
 quan noi tan nguyen khoa dang xu an nhu bao cong (ky 3): lam muu nhieu ke hinh anh 1
Hình minh họa.

– Trên tỉnh vừa sức về bắt các xã thôn mỗi một người không kể nam phụ lão ấu phải làm ngay một tờ khai tên tuổi quê quán cho minh bạch.Một hôm khác, có người lái buôn giấy đến trình quan rằng mình nghỉ trọ ở làng Hồ Xá bị trộm lấy mất cả một gánh giấy. Ông Đăng hỏi rõ nguồn cơn, sai người do thám mấy ngày liền không có kết quả, bèn thân hành đến làng Hồ Xá nghĩ cách cứu xét. Đến nơi, ông cho triệu dân chúng sở tại và mấy làng xung quanh lại và bảo:
Lệnh ban ra, mọi người đua nhau đi mua giấy. Vì thế, giấy ở chợ lên giá vùn vụt. Tên trộm lấy được gánh giấy còn giấu ở nhà, nay nghe nói giá giấy lên cao bèn mang lẻn ra chợ bán.
Hắn không ngờ người của ông Đăng cũng rải ở các chợ để chờ hắn. Thế là tên trộm không những phải đền gánh giấy cho người lái buôn mà còn phải đền cho dân các làng tiền mua giấy kê khai tên tuổi.
Khảo đá
Một lần khác, ông được đổi đi một hạt miền núi. Khi ông mới đến, người ta cho biết hạt ấy nổi tiếng có nhiều trộm cướp nhà nghề. Các quan trước bó tay không thể nào trị nổi.
Ông chỉ cười nhạt không nói gì, nhưng sau đó ngầm sai người đi dò la hành tung và quê quán từng tên một. Thế rồi, ông vẫn tảng lờ như là không hay biết gì hết. Qua một làng nọ, ông thấy có một hòn đá lớn ở bên vệ đường. Hỏi dân sở tại, họ đáp:
– Đây là ông Mốc, ngài thiêng lắm, ai cầu khẩn việc gì cũng đều được linh ứng. Ông nghe nói liền họa theo:
– Phải thế thì ta tới cầu ngài giúp ta trừ yên cướp trộm để bớt hại cho dân chúng mới được! Nói rồi một mình bước tới khấn vái, hồi lại trở ra bảo mọi người rằng:
– Ngài bảo vài hôm nữa rước ngài về, ngài sẽ vạch mặt tất cả bọn gian phi trong toàn huyện.
Ít hôm sau, ông sai mấy người ban đêm bí mật đào hầm ở giữa sân công đường rồi cho người thân tín xuống nấp dưới đó. Tờ mờ sáng hôm sau, ông sai lính khiêng hòn đá về đặt lên trên hầm. Trước mặt mọi người đông đủ, ông dõng dạc hỏi đá:
– Ta nghe đồn thần rất thiêng, “hữu cầu tất ứng”. Nay ta vâng mệnh hoàng đế đến đây trấn nhậm, nhưng hiện nay trong huyện hạt có nhiều trộm cướp nhiễu hại dân cư. Vậy ta mời thần về đây để mách hộ ta truy tầm kẻ phạm pháp. Nếu có công, ta sẽ tâu triều đình phong tặng.
Đá không trả lời. Hỏi mãi, đá vẫn một mực làm thinh, ông nổi giận quát lớn:
– Hay là đá đồng lõa với kẻ phạm pháp. Lính đâu, hãy tra tấn nó cho đến lúc nó phải khai thực!
Bấy giờ, mọi người nghe tin đến xem đông như hội. Lệnh truyền xa, lính dùng roi đánh vào đá túi bụi, tự nhiên đá bật ra tiếng khóc, xin dừng tay lại để khai.
Thế rồi, đá lần lượt khai và vạch tội từng tên một. Mỗi lần đá khai một tên nào, ông sai lại mục viết ngay trát, giao cho lính đã chực sẵn đi nã bắt lập tức.
Cho đến suốt ngày hôm đó bắt được ba mươi tên. Khi giải cả một xốc về, bọn trộm cướp nhìn nhau kinh ngạc, không ngờ lại có việc xảy ra như thế và bắt đúng tên như thế. Chúng cho là chỉ có thần đá linh thiêng mới biết một cách rành mạch tội trạng của mình, bèn không đợi khảo đả, thú nhận tất cả.
Theo Nguyễn Thành Trung (Khoa học & Đời sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét