Động Hương Tích vốn được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động, tới đây bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản “cây nhà, lá vườn”...
Núi Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900 mét, đường đi vào động tuy là đường núi quanh co, dốc cao nhưng việc đi lại cũng dễ dàng cho du khách thập phương hành hương thăm viếng.
Vẻ đẹp của cảnh núi rừng Hương Tích cũng có cả con đường “Gập ghềnh mây nối uốn thang mây...”. Với hơn 2.000 mét đường núi từ bến Trò (bến Suối) lên động Hương Tích không xa và cũng không cao là mấy nhưng vào được cửa Phật kể cũng không dễ dàng khi không có chân tâm vượt khó.
Đường vào Hương Tích lượn quanh
Nước non gấm dệt, mầu xanh phủ màn
Người Niệm Phật, khách tham quan,
Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trần duyên...
Trước khi lên động Hương Tích, bạn nên vào viếng thăm chùa Thiên Trù.
Con đường hành hương lên động Hương Tích bắt đầu từ bến Trò.
Cửa động bằng đá xanh được ghép dựng lên năm Đinh Mão (1927) tuy không bề thế nhưng cũng gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động. Từ cửa động đi xuống động, hiện nay là 120 bậc đá kê không trát mặt, đôi bên là cây rừng cao vút như đón ta với cả tấm lòng ngay thẳng.
Theo truyền thuyết phong thuỷ, động Hương Tích là miệng một
con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng.
Đụn gạo động Hương Tích.
Động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang, hun hút. Theo truyền thuyết phong thuỷ là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo ở giữa là Lưỡi Rồng. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau. Trong lòng động, rất nhiều nhũ đá với những hình dạng khác nhau là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật... Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt.
Từ cửa động đi xuống 120 bậc đá.
Sách dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải. Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…”.
Lối vào động, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đặt bút đề tháng Ba năm Canh Dần (1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn Nam. Những khối thạch nhũ có hồn sinh động mang biết bao tâm linh mơ ước và kỳ vọng của con người.
Đường lên động có rất nhiều đặc sản của núi rừng:
Bánh củ mài.
nhưng phần lớn là hàng giả!
Đặc biệt đường lên động có rất nhiều loại đặc sản cho bạn thưởng thức như củ mài, củ từ, hoàng tinh, sắn, ngô... Tất cả đều là những vật phẩm tự nhiên ở địa phương mang hương vị thơm ngon. Bạn có thể mua bánh củ mài - một loại đặc sản khá thú vị của chùa Hương về làm quà cho gia đình.
Cẩn thận với những loại thịt được quảng cáo là thịt thú rừngHay những bắp ngô luộc.Những củ hoàng tinh (dong riềng).Sắn dây vừa ngọt vừa bùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét