Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cách Hà Nội 85 km về phía Tây, nằm trên một đồi cao khoảng 300 m, thuộc địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam. Đây là nơi đào tạo, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển và đẩy mạnh sự giao lưu với Phật giáo các nước khác.
Toàn cảnh thiền viện.
Đây là một công trình mang tầm cỡ quốc gia, được hoàn thành nhờ vào sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người. Trong đó có các nghệ nhân ở các làng nghề trong khắp cả nước. Đây là nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Khi làm lễ khởi công trên nền ngôi chùa cổ, các nhà sư đã tìm thấy nhiều viên gạch và những mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn thời Trần.
Thiền viện bề thế và uy nghiêm, chính điện là nơi có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe giảng Phật pháp. Hằng năm, nơi đây có rất nhiều thanh - thiếu niên đến dự các khóa tu. Vào dịp nghỉ hè, nhiều gia đình còn đưa con trẻ đến nghe các nhà sư giảng dạy đạo làm người.
Theo một con đường nhựa quanh co, vượt qua 9 dốc, thiền viện sừng sững giữa đỉnh đồi với bốn bề mây ngàn gió núi. Mây lãng đãng bay, có hôm mây sà xuống, nhẹ nhàng len lỏi vào trong chính điện, khiến du khách viếng cảnh cứ ngỡ mình như lạc chốn thiên bồng.
Chính cảnh sắc nơi thiền viện giúp cho lòng người thấy nhẹ nhàng, thư thái, tịnh tâm, để khi trở lại với cuộc sống thường nhật, họ sẽ sống luôn bao dung và hướng thiện. Đó cũng là triết lý của Phật giáo, mà trong đạo và ngay cả đời, mọi người cũng đều hướng tới.
Một góc của chính điện nhìn từ phía sau.
Dọn vệ sinh quanh khuôn viên.
Các nhà sư trong Thiền viện.
Nghiên cứu Phật pháp.
Theo Đỗ Thùy Mai (Cà Mau Online)
Câu chuyện chưa biết về pho Tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (TVTL Tây Thiên) vừa khánh thành Bảo tháp Phật ngọc, bên trong đặt một pho tượng được chế tác từ đá saphire nguyên khối có trọng lượng lên đến 31 tấn, cao 3,45m. Tính tới thời điểm hiện tại, pho tượng này đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Điều đáng nói, để có được thành công này những nghệ nhân thuộc Hội Đá quý Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách ẩn chứa rất nhiều sự kỳ bí ít được biết tới.
Xuất phát từ trăn trở: Tại sao Việt Nam mình có
nhiều quặng mỏ đá quý, lại không tìm cho ra một khối đá quý to đẹp, hấp thụ linh
khí non sông tích tụ hàng trăm triệu năm dưới lòng đất để người Việt chế tác
thổi hồn vào đá?” khi lần đầu tiên những thành viên trong Hội Đá cảnh, gỗ lũa,
tranh tượng nghệ thuật, Hà Nội (nay là Hội Đá quý Hà Nội) được chiêm bái một bức
tượng Phật ngọc do chùa Phật Tích cung thỉnh từ miền Nam ra miền Bắc vào giữa
năm 2009.
Thời điểm đó, pho tượng này nặng tới 4,5 tấn và
cao hơn 4m được đánh giá là tuyệt tác có một không hai. Pho tượng được chế tác
điêu khắc từ một khối ngọc vĩ đại có một không hai được phát hiện tại Canada vào
năm 2000; trở thành báu vật của Phật giáo tín đồ trên toàn thế giới. Sau hơn 8
năm miệt mài làm việc, hơn 30 nghệ nhân, các nhà nghiên cứu Phật học từ Thái
Lan, Nepal, Myanmar, Ấn Độ… mới tác tạo thành công.
Nung nấu tâm nguyện đó, các hội viên trong hội đã quyết lòng tiến cúng một pho tượng Phật bằng đá ngọc Việt Nam phải được nghệ nhân Việt Nam chế tác. Cũng từ đó, hội nghị bàn thảo được tổ chức rất nhiều lần để trả lời những câu hỏi, tượng sẽ cúng ở đâu? Chùa nào? Có 4 địa điểm được đưa ra lựa chọn làm nơi đặt tượng gồm Chùa Quán Sứ, chùa Yên Tử, chùa Bái Đính và TVTL Tây Thiên. Sau khi thống nhất ý kiến, Tây Thiên được xem là nơi hội tụ mọi yếu tố thiên thời – địa lợi, được đánh giá là cái nôi của Phật giáo Việt Nam và đi đến quyết định chọn Tây Thiên làm nơi bức tượng này.
Nung nấu tâm nguyện đó, các hội viên trong hội đã quyết lòng tiến cúng một pho tượng Phật bằng đá ngọc Việt Nam phải được nghệ nhân Việt Nam chế tác. Cũng từ đó, hội nghị bàn thảo được tổ chức rất nhiều lần để trả lời những câu hỏi, tượng sẽ cúng ở đâu? Chùa nào? Có 4 địa điểm được đưa ra lựa chọn làm nơi đặt tượng gồm Chùa Quán Sứ, chùa Yên Tử, chùa Bái Đính và TVTL Tây Thiên. Sau khi thống nhất ý kiến, Tây Thiên được xem là nơi hội tụ mọi yếu tố thiên thời – địa lợi, được đánh giá là cái nôi của Phật giáo Việt Nam và đi đến quyết định chọn Tây Thiên làm nơi bức tượng này.
Được sự tùy thuận của Tỳ kheo Thích Kiến Nguyệt,
chủ trì TVTL Tây Thiên, các hội viên Hội Đá quý Việt Nam tỏa đi khắp nơi để tìm
đá, đặc biệt tập trung tìm kiếm tại Yên Bái, Tây Nguyên, Nghệ An vì ở đó có
nhiều mỏ đá quý có giá trị. Chỉ một thông tin dù nhỏ nhất có đá ngọc quý lớn,
đẹp đều không bỏ sót. Nơi đầu tiên phát hiện là khối đá cẩm thạch ở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái, tuy nhiên qua sàng lọc, các chuyên gia đánh giá khối đá này
chỉ là đá bán quý, chỉ đẹp nhưng chưa được gọi là quý. Sau đó, 3 cơ sở đá quý có
tiếng ở Hà Nội gần chùa Khánh Vân cũng lần lượt được để ý đến nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu, ba địa điểm ở Tây Nguyên cũng như vậy. Mãi cho đến khi qua
thông tin ở xã Thành Đô, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An có mấy khối đá saphire nằm rải
rác trên lưng chừng núi và cả dưới lòng suối, không ngại khó khăn cả đoàn lại
lặn lội vào tận nơi.
Những người trong Hội Đá quý Hà Nội nhớ lại, thời
điểm đi tìm đá gặp vô vàn khó khăn. Đường vào mỏ đá là đường đồi núi, cách xa
huyện lỵ Quỳ Hợp và rất khó đi.
Trên đường đi đoàn đã gặp phải sự cản trở của một số chủ khai thác đá quý lậu ở đây. Lúc mới vào đến bìa rừng thì bị một chiếc xe công nông của họ chắn ngang đường không đi được. Anh em trong đoàn đã phải nhảy xuống đẩy sang một bên mới vào được. Đi được một đoạn nữa thì gặp một cô gái nằm ngang giữa đường, không cho xe qua. Đoàn phải thương lượng mãi họ mới chịu để cho đi. Tuy nhiên, mừng nhất là lãnh đạo của UBND huyện Quỳ Châu đã rất nhiệt tình giúp đỡ để đoàn có được giấy phép khai thác đá.
Trên đường đi đoàn đã gặp phải sự cản trở của một số chủ khai thác đá quý lậu ở đây. Lúc mới vào đến bìa rừng thì bị một chiếc xe công nông của họ chắn ngang đường không đi được. Anh em trong đoàn đã phải nhảy xuống đẩy sang một bên mới vào được. Đi được một đoạn nữa thì gặp một cô gái nằm ngang giữa đường, không cho xe qua. Đoàn phải thương lượng mãi họ mới chịu để cho đi. Tuy nhiên, mừng nhất là lãnh đạo của UBND huyện Quỳ Châu đã rất nhiệt tình giúp đỡ để đoàn có được giấy phép khai thác đá.
Sau khi xin được giấy phép khai thác đá và ký hợp
đồng với chủ khai thác, định hôm sau cho tiến hành thì bỗng nhiên trời mưa như
trút nước. Mưa lớn ròng rã trong hơn một tuần lễ liền. Thời gian này, có báo
phản ánh nạn khai thác đá lậu ở khu vực này khiến cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường gửi công văn cho tỉnh Nghệ An đề nghị dừng mọi hoạt động khai thác đá quý
ở đây. Cả đoàn lại phải làm đơn và tìm đến tận lãnh đạo tỉnh Nghệ An để xin được
khai thác đá và vận chuyển về TVTL Tây Thiên cho kịp tiến độ. Cũng may lãnh đạo
tỉnh đã thông cảm và phá lệ cấp cho đoàn một tờ giấy phép mà theo như các cán bộ
ở đây là chưa bao giờ cấp cho ai.
Đá sau khi khai thác xong, phải dùng cần cẩu để
đưa 6 viên đá từ lòng suối đưa lên xe đặc chủng, thật không may đá vừa nhấc lên
thì bị đứt dây cáp. Loay hoay mãi cuối cùng nhờ các phương tiện máy móc của một
xưởng chuyên khai thác và chế biến đá quý lớn nhất ở vùng này mới cẩu được sáu
khối đá lên xe. Tuy nhiên, do xe đã quá hạn lưu hành nên trên đường vận chuyển
đá ra Vĩnh Phúc xe vận chuyển đã gặp phải vô số khó khăn khi đi qua 18 trạm kiểm
soát giao thông. Xe chạy suốt đêm cho đến chiều hôm sau mới về tới sân của TVTL
Tây Thiên. Vậy là để vận chuyển được sáu khối đá về tận Tây Thiên an toàn anh em
đã phải mất tới 26 tiếng trắng đêm cùng đá quý.
Tuy nhiên, chỉ tính việc vận chuyển 80 tấn đá quý
đã được đem về TVTL (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), phục vụ công việc chế tác thì lại gặp
thêm một chuyện dở khóc, dở cười nữa. Đó là việc chế tác đá tại Thiền viện chắc
chắn sẽ làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường thanh tịnh nơi đây. Trải qua khá
nhiều “kiếp nạn” trong hành trình tạc phật tượng, 80 tấn đá quý hiếm lại gấp rút
chuyển gấp về Hà Nội
Khối đá này sau khi được kiểm nghiệm các chuyên
gia đánh giá chỉ đứng sau kim cương, thuộc loại coridon có 80-90% là saphia (độ
cứng của đá là 9 chỉ chịu thua kim cương ở cấp độ 10). Chính vì vậy, khối đá này
có cứng hơn thép nên các lưỡi cắt, mũi khoan thường không thể dùng được mà phải
là lưỡi hợp kim đặc biệt. Do vậy, đá cũng “thử sức” rất nhiều nghệ nhân, có
không ít người phải lắc đầu, lè lưỡi mà chùn tay khiến cho việc chế tác tượng
Phật ngọc tiến triển vô cùng chậm chạp.
Đá quý, tượng thiêng thực sự rất “kén” nghệ nhân
cho đến khi 2 nhóm nghệ nhân ở Hà Nội bắt tay chế tác.
Ròng rã 6 tháng trời chế tác mới hình thành được
pho tượng dưới dạng… phù điêu, bởi theo lý giải và cách tính toán một cách khoa
học của các nghệ nhân, do đây là khối đá quý, nếu tạc theo hình pho tượng bình
thường sẽ cắt bỏ hao tổn mất rất nhiều đá nên phải làm theo cách tạc dạng phù
điêu, để làm sao tượng có khối lượng 3/5 khối lượng ban đầu thì đạt yêu cầu. Bức
phù điêu này mang cung tiến TVTL Tây Thiên nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
thật ra chưa được các chuyên gia, nghệ nhân và Phật tử thật sự đắc ý. Vậy nên
bức phù điêu lại thêm một lần trở về Hà Nội để một “kén” thêm người thổi hồn vào
đá…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét