Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Vĩnh Tràng cổ tự

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chùa tọa lạc tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau bao biến thiên của thời gian và thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ uy nghi riêng của mình.


Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, sau khi cáo quan, tri huyện Bùi Công Đạt phát tâm nguyện xây cất một thảo am để tu dưỡng tinh thần. Sau khi ông mất, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) đã về đây trụ trì đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Trường, hoàn thành năm Canh Tuất (1849). Về sau không biết từ khi nào người ta gọi chệch thành Vĩnh Tràng.
Tháng 4 năm 1861, khi người Pháp đánh chiếm Định Tường (tên gọi xưa của tỉnh Tiền Giang), chùa bị hư hỏng nặng. Qua nhiều lần sửa chữa, đến năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu toàn bộ và ngôi chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Điều đầu tiên hấp dẫn du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của hai cổng tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Khác với những ngôi chùa truyền thống, hai cổng này được xây dựng theo lối cổ lầu. Nét độc đáo của hai cổng tam quan thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh  lung linh nhiều màu sắc về chủ đề sự tích nhà Phật và chuyện dân gian…

Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Hai tượng phật khổng lồ trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Cổng tam quan ghép sành làm theo lối cổ lầu do các nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Chùa Vĩnh Tràng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Nam công nhận là
ngôi chùa đầu tiên ở Việt
Nam
có phong cách kiến trúc kết hợp giữa Đông và Tây.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Chánh điện và gian thờ chính được chạm khắc tinh xảo.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Những bức tượng La Hán sống động được làm bằng gỗ quý sơn son thếp vàng.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Một Phật tử thành kính bái lạy trước tượng đài Phật Di Lặc.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Một buổi tụng kinh niệm Phật thường nhật của các nhà sư chùa Vĩnh Tràng.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Du khách nước ngoài tham quan chùa Vĩnh Tràng.

Chùa có 178 cột, 2 sân và 5 lớp nhà. Khuôn viên chùa được bố trí theo dạng chữ "Quốc". Kiến trúc tinh xảo, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á- Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chăm). Mặt trước của tiền đường với những hàng cột vững chãi, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Nóc chùa Vĩnh Tràng có năm ngọn tháp uy nghi, nổi bật trên nền trời xanh. Năm ngọn tháp này được xây dựng theo quan niệm ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Giữa gian chính điện và nhà thờ tổ chùa Vĩnh Tràng có một khoảng sân nhỏ, ở đó có một hòn non bộ phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đây nhìn về mặt sau gian chính điện và mặt trước nhà tổ, ta lại rõ thấy lối kiến trúc Roma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc và trên những cột xây bằng xi măng xây khá kiểu cách.
Phía trong điện Phật của chùa có nhiều pho tượng được làm bằng gỗ quý. Điển hình như bộ 18 pho tượng La Hán tạc bằng gỗ mun, mỗi tượng cao khoảng 0,8m, bề ngang khoảng 0,58m. Mỗi vị La Hán cưỡi trên lưng một con mãnh thú, tay cầm bảo bối. Ngoài ra, chùa còn có 60 tượng quý tạo tác bằng đồng, gỗ và đất nung, được thếp vàng rực rỡ.
Bên cạnh hệ thống tượng Phật qúy, chùa Vĩnh Tràng còn nổi tiếng với hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Những bức vẽ này mang đậm nét dân gian với hình mai, lan, cúc, trúc và phong cảnh Việt Nam rất nên thơ do Long Giang cư sĩ thực hiện vào năm 1904. Ngoài ra, chùa còn nhiều hoành phi, câu đối và chuông cổ rất có giá trị.
Với những giá trị đặc biệt trên, chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Tháng 5-2007, chùa Vĩnh Tràng còn được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Hiện nay, chùa Vĩnh Tràng là điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang./.
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Nguyễn Luân
In bài viết này

Đến chùa Vĩnh Tràng - tìm về chốn bình yên


Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc của đất miền Nam. Chùa được xây dựng với nét tây cổ điển pha trộn sự hùng vĩ, lộng lẫy của kiến trúc Trung Hoa.
Chùa Vĩnh Tràng nằm ở hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa có kiến trúc đồ sộ, mang nét cổ kính, tọa lạc trong một khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Có ý kiến cho rằng có thể xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang.
Vào đến chùa bạn sẽ trông thấy hai chiếc cổng Tam quan được xây vào năm 1933 theo kiểu những toà lâu đài của Trung Quốc. Trên cổng được khắc in nhiều hình long, phụng, ngư, quy… Tất cả đều toát lên sự vui tươi và sung túc.

Chùa được xây dựng theo chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nhà: tiền đường, chánh điện, nhà tố và nhà hậu. Khi bước vào chánh điện bạn sẽ thấy ngay lối kiến trúc dung hợp Á - Âu với những hàng cột thanh mảnh. Trên nóc chùa có năm mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phương Đông.
Một nét đặc biệt nữa của chùa Vĩnh Tràng chính là những bức tượng nơi đây như: Quan Âm, Địa Tạng, Ngọc Hoàng, Minh Vương... Đặc biệt, hai bên vách có thờ bộ Thập bát La Hán đang cưỡi trên các con thú như trâu, ngựa, lạc đà.... Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn bằng đồng. Nhưng đến nay bức tượng Quan Âm bằng đồng đã bị thất lạc. Chủ trì của chùa đã thuê thợ về làm một bức tượng Quan Âm khác bằng gỗ để thế vào vị trí bức tượng trước.

Hằng ngày chùa Vĩnh Tràng tiếp đón hàng ngàn tín đồ, khách thập phương đến viếng thăm. Có người đến để cầu nguyện, tìm kiếm sự bình yên, có người đến vì muốn tận mắt trông thấy kiến trúc đặc biệt của chùa. Đặc biệt khách du lịch nước ngoài rất thích thú khi đến đây vì kiến trúc của chùa và muốn tìm hiểu văn hoá, tôn giáo của người Việt Nam.





Nét Á - Âu trong ngôi chùa hai trăm năm tuổi

Tọa lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho ( Tiền Giang), chùa Vĩnh Tràng xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và được trùng tu theo kiến trúc Á - Âu kết hợp từ đầu thế kỷ 20.


Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng, có thể nhìn thấy nét pha trộn kiến trúc Á - Âu
Tiền thân của chùa là một thảo am, do tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng để tịnh tâm khi về già. Sau khi ông qua đời, đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm về trụ trì đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự theo kiến trúc phương Đông và đặt tên là chùa Vĩnh Trường.
Tên này xuất phát từ hai câu đối “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Người dân vùng tại đây cũng như vùng lân cận lâu sau đọc thành Vĩnh Tràng (cùng mang chung ý nghĩa). 
Sau nhiều lần bị bom đạn chiến tranh tàn phá, chùa đã phải trùng tu nhiều lần. Hòa thượng Chánh Hậu là người đã cho trùng tu chùa với kiến trúc pha trộn phong cách Á - Âu, dù vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Cổng chùa là kiểu cổng tam quan được cẩn với những món đồ sứ in hình long lân quy phụng, ngư tiều canh mục, chim hoa cùng các Phật tích.
Chùa Vĩnh Tràng kiến trúc theo dạng chữ Quốc, như các chùa nguồn gốc Trung Hoa, gồm 4 gian nối tiếp nhau gồm tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu, xây kết hợp xi măng và gỗ quý. Nền chùa được xây cao 1 mét.
Phía trong gian chính điện và nhà tổ thiết kế theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam. Nối hai gian này là một khoảng trống hình vuông nhỏ, đặt hòn non bộ ở giữa. Từ hòn non bộ nhìn về mặt sau chánh điện, mặt trước nhà tổ, là những hàng cột và vòm cửa theo kiểu Roma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp trang trí trên thành nóc.
Đi vào từng gian, ta sẽ thấy nổi bật là màu vàng thếp trên tượng Phật và các hình chạm trên kiến trúc.
Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng độc đáo có một không hai của các nghệ nhân Nam Bộ. Những bức hoành, câu đối trong chùa được khắc chữ nổi thếp vàng, chữ “Hoàng kim bửu điện” khắc từ năm 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.
Vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Á và Âu. Sự hài hòa này đã khiến Vĩnh Tràng trở thành một nhân chứng phản ánh lịch sử mỹ thuật của vùng đất Tiền Giang.

Cổng chùa là kiểu cổng tam quan được cẩn những món đồ sứ in hình long lân quy phụng, ngư tiều canh mục...

Tượng phật Di Lặc cao hơn 20 m nằm trong khuôn viên chùa

Mặt tiền chánh điện theo phong cách thuần Việt, chất liệu gỗ quý

Khu vực nối hai gian chánh điện và nhà tổ, có hòn non bộ ở giữa rất hợp phong thủy
Bài, ảnhKim Dung

Thăm ngôi chùa cổ kính Chùa Vĩnh Tràng tỉnh Tiền Giang

Tọa lạc trên địa phận xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Dân gian nói rằng: Đến Tiền Giang, nếu đã tham quan hương vị sông nước miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm rồi… thì phải thưởng thức vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng mới là trọn vẹn.
Theo tỉnh lộ 22 về hướng Đông Bắc TP Mỹ Tho chừng 5km, chùa Vĩnh Tràng hiện ra uy nghiêm trong lạc cảnh thanh tịnh. Điều làm cho du khách ngạc nhiên nhất khi đến đây là kiến trúc của ngôi chùa này. Kiểu kiến trúc ấy không giống như những ngôi chùa truyền thống Việt Nam với mái uốn cong, với những trạm khắc long phụng mà mang một nét rất riêng biệt. Mới nhìn chùa từ xa, du khách thấy chùa có nét giống những ngôi đền của Cam-pu-chia, vừa lại giống một ngôi nhà cổ của Pháp hoặc một lâu đài nào đó của I-ta-li-a…
Chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng.
Với lỗi kiến trúc kết hợp giữa Phương Đông và Phương Tây.
Với lỗi kiến trúc kết hợp giữa Phương Đông và Phương Tây.
Với từng chi tiết tỉ mỉ điêu luyện...
Với từng chi tiết tỉ mỉ điêu luyện...
Khuôn viên đẹp, rộng, thoải mãi cho du khách dạo chơi
Khuôn viên đẹp, rộng, thoải mãi cho du khách dạo chơi
Vẻ đẹp cổ kính của cổng Tam Quan...
Vẻ đẹp cổ kính của cổng Tam Quan...
Điểm thu hút ánh mắt du khách đầu tiên là vẻ đẹp rực rỡ của cổng Tam quan. Khu cổng này do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933 theo kiểu cổ lầu. Nét độc đáo của cổng thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh màu sắc hài hòa, kể về sự tích nhà Phật, những câu chuyện dân gian, miêu tả tứ quý, tứ linh, hoa lá… Tất cả đều thể hiện sự sống động vui tươi. Ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ “quốc” của Hán tự, gồm bốn gian nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu. Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp á âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú. Trên nóc chùa có 5 mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phương Đông.
Những pho tượng cao, lớn trong khuôn viên chùa
Những pho tượng cao, lớn trong khuôn viên chùa
Những bức tượng trang nghiêm cổ kính...
Chùa Vĩnh Tràng đang bảo tồn hơn 60 tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung… được thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Zizi

Kiến trúc tinh tế cả ngôi chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang
.

Chùa Vĩnh Tràng toạ lạc ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho - Tiền Giang. Trước kia vốn chỉ là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa trở nên hương tàn khói lạnh.

 
chùa Vĩnh Tràng
Ngôi chùa sau khi tu sửa khoác lên mình màu vàng đẹp mắt
 
Năm 1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân - Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
 
chùa Vĩnh Tràng
Vẻ đẹp Chánh Điện được chụp từ một phía
 
Vĩnh Tràng là một trong số ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Nam Bộ và cổ nhất Tây Nam Bộ. Với vẻ đẹp tráng lệ của kiểu kiến trúc "cổ lầu" cùng khả năng tưởng tượng trong nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá...đôc đáo, do nghệ nhân xứ Huế thực hiện năm 1933, đã làm biết bao nhiêu du khách phải ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi.
 
chùa Vĩnh Tràng
Xung quanh tượng Phật được bài trí hoa cỏ hiền hoà
 
Ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ “quốc” của Hán tự, tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền như bộ bao lam bát tiên kỵ thú được bài trí xung quanh lòng cột, hơn sáu mươi bức tượng Phật, bức tranh phù điêu hiếm, bốn cột cái của chùa treo long trụ được sắp xếp theo bố cục độc đáo " chim phượng đứng trên đầu rồng", cột phía ngoài chạm tứ linh...
 
chùa Vĩnh Tràng
Một góc chùa Vĩnh Tràng
 
Chùa gồm bốn gian nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu, rộng 14.000m2, Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp á âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú. Trên nóc chùa có 5 mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phương Đông.
 
Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng trang trí hài hoà theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc Á-Âu. Ở đây có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản...chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích.
 
Từ xa trông vào, du khách có thể hình dung ngôi chùa như Ăngco có 5 tháp thể hiện khái niệm ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ), khiến du khách phải lặng nhìn suy tư.
 
chùa Vĩnh Tràng
Tượng Phật trắng lộng lẫy giữa màu xanh đất trời
 
Ở chính điện có bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như A Di Đà, Thích Ca, La Hán và các tượng Bồ Tát...
 
Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) được làm bằng đồng. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng to bằng người thật.
 
Hai bên tường trong chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương Bồ Tát. Đặc biệt ở đây còn có bộ tượng Thập Bát La Hán và những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo, mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907.
 
chùa Vĩnh Tràng
Sư thầy đang làm lễ trước tượng Phật Thích Ca
 
Bộ tượng này bằng danh mộc, kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được đặt hai bên điện Phật, đặc biệt là bộ Thập Bát La Hán bằng gỗ mun ở hai bên điện với mười tám vị cưỡi trên lưng thú, tay cầm bửu bối tượng trưng cho “lục căn” theo giáo lý, đây cũng là đỉnh cao trong nghệ thuật tạc tượng tròn nơi vùng đồng bằng Nam bộ. 
 
Chùa còn giữ được chiếc đại hồng chung sau nhiều năm thất lạc nặng đến 150kg, chiều cao 1,2m trên thân chuông có ghi rõ Vĩnh Trường Tự bằng chữ Hán. 
 
chùa Vĩnh Tràng
Khu Chánh Điện của chùa Vĩnh Tràng
 
Trong khuôn viên chùa còn có nhiều chậu cây cảnh, chậu hoa, hòn non bộ, hồ sen, làm nổi bật nên bức tượng Phật cao tới 24m, tạo được cảm giác yên lành, thanh thản trong lòng du khách, đồng thời cũng là trang điểm cho ngôi chùa thêm lộng lẫy hơn.
 
chùa Vĩnh Tràng
Tượng Phật Di Lặc
 
Du khách đến nơi này ngoài việc hành hương chiêm ngưỡng cảnh đẹp còn có thể mua nhiều hàng lưu niệm hoặc các ấn phẩm Phật giáo, có thể ngồi thư giãn trên các băng đá cạnh ao lam mát rượi, ngắm đàn cá chép lội tung tăng bên hòn non bộ, đắm mình trong tiếng chuông chùa ngân nga…và cũng có thể để có một phút nào đó thấy lòng vượt thoát khỏi mọi ưu phiền bận rộn của cuộc sống thường nhật.
 
(tổng hợp) T.Hiền
Ảnh: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét