Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

11 cách dễ dàng biến rau hẹ thành Viagra

theo Sức khỏe Đời sống .

Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.

Viagra - nổi tiếng vì tác dụng khá hấp dẫn với nam giới. Nhưng thực ra không nhất thiết phải sử dụng thuốc, bạn vẫn có thể tìm được Viagra trong thực phẩm hằng ngày.
Trong đó có rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.
Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Sau đây là một số món ăn, bài thuốc từ hẹ để bạn đọc tham khảo.
Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương:  0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Rau hẹ xào tôm nõn tươi: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.

Món sủi cảo tôm tươi bao giờ cũng phải có hẹ là thức ăn hàng sáng.
- Rau hẹ xào gan dê: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Rau hẹ xào lươn: Lươn 500g lọc bỏ xương cắt đoạn xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước, vừa cạn cho 300g rau hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.
- Cháo hẹ: Hẹ 20g, gạo 90g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh. Nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm dùng rất tốt.
11 cách dễ dàng biến rau hẹ thành Viagra
Rau hẹ xào lươn.
- Hẹ xào: Hẹ 240g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần đến 1 tháng. Còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
- Bái thuốc: Rau hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử, lượng bằng nhau. phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Chữa đi tiểu nhiều lần.
- Bài thuốc: Rau hẹ 30g, phúc bồn tử 1,5g, dây tơ hồng xanh 20g. Sấy khô tán bột hoàn viên. Dùng mỗi lần 3g, ngày 3 lần.
- Cung đình hồi xuân tửu: Hạt hẹ 20g, câu kỷ 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g, lộc nhung lát 10g, đường phèn 200g, rượu trắng 2.000ml. Ngâm ít nhất nửa tháng thì dùng được. Uống 30ml vào buổi tối, trước khi ngủ.

Mùa xuân, quý ông đừng quên ăn thật nhiều món canh hẹ

theo Nông nghiệp Việt Nam.

Hẹ là thức ăn vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn.

Cây hẹ (Allium ramosum L., họ Hành Alliaceae), còn tên gọi khác là hẹ thường, cửu thái, khởi dương thảo. Ở Việt Nam cây hẹ được trồng trong cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi.
Ở miền Nam, cây được trồng hầu khắp các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang. Là loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây nhỏ, cao 20 – 50cm, mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Thân chỉ vươn cao khi cây hẹ đã già, cuối ngọn thân mang một chùm hoa. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm.
Mùa xuân, quý ông đừng quên ăn thật nhiều món canh hẹ
 
Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20 – 30cm hay hơn. Tán gồm 20 – 40 hoa có mo bao bọc, 3 – 4 lần ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Ra hoa từ tháng 7 – 8, quả tháng 8 – 9.  Hạt nhỏ, nằm trong quả nang, khi lấy hạt phải đập bể vỏ quả. Cây hẹ có thể nhân giống bằng sinh sản vô tính như tách chồi để trồng và có thể trồng bằng hạt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.

Đông y cho rằng, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Nếu thường xuyên ăn canh hẹ sẽ giúp nam giới cường tinh lực, bồi bổ gan thận. Lá hẹ cũng rất tốt đối với phụ nữ có thai khi bị nhiễm lạnh, phụ nữ sau khi sinh bị chóng mặt. Củ hẹ có vị cay ngọt được dùng trong các bài thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần.
Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Hẹ là thức ăn vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn.
Sách Nội kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên".
Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
Dưới đây là 10 phương thuốc trị bệnh từ hẹ
* Ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống.  Hay lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
* Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái uống nước.
* Trị đái dầm, ỉa chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày. 
* Nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ đã giã nát và lọc bỏ bã. (Trong “Thiên kim tập ký” có kể lại chuyện: Thiên hoàng tự nhiên bị nấc suốt ngày. Các ngự y đã đến khám và sau đó thiên hoàng khỏi bệnh chỉ bằng bài thuốc dùng nước hẹ pha rượu “hùng hoàng”).
* Trị giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.  Hay sắc lá hẹ hoặc rễ hẹ lấy nước uống.
* Trị thối tai (viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. 
* Côn trùng bò vào tai: Lá hẹ vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra ngay.
* Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần. 
* Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần chiêu với nước còn ấm.  Hay dung lá hẹ 30g, phúc bồn tử 1,5g, dây tơ hồng xanh 20g. Sấy khô tán bột hoàn viên. Dùng mỗi lần 3g, ngày 3 lần. 
* Cung đình hồi xuân tửu: Hạt hẹ 20g, câu kỷ 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g,  lộc nhung lát 10g, đường phèn 200g, rượu trắng 200g. Ngâm nửa tháng trở ra thì dùng được.

Nếu có 5 dấu hiệu sau, bạn cần ăn hẹ để chữa yếu sinh lý

theo Vnmedia .

Rau hẹ được dùng nhiều để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Nếu có 5 dấu hiệu sau bạn cần ăn hẹ vì bạn đã có những triệu chứng yếu sinh lý.

Hẹ là một loại rau ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến đơn giản như ăn sống, xào, nấu canh…Bên cạnh đó hẹ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hẹ còn dùng để chữa yếu sinh lý cho đàn ông.
Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C... có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Thực tế, trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ không chỉ được dùng nhiều để chế biến các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.
Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
Nếu có 5 dấu hiệu sau, bạn cần ăn hẹ để chữa yếu sinh lý
Ảnh minh họa
- Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.

- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Lợi ích của hẹ đối với sức khỏe
Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Lá hẹ có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh:
Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Chán ăn: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Kháng viêm: Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…
Chữa đau lưng, đau thận.
Dấu hiệu bạn yếu sinh lý
Biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới thì mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể, thể chất, cũng như độ tuổi. Nói chung thì người yếu sinh lý đều không thể đạt đươc sự cương cứng đầy đủ để thỏa mãn trong tình dục. Dưới đây là một số biểu hiện yếu sinh lý ở đàn ông:
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện là dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi khi giao hợp.
Liệt dương: còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.
Rối loạn xuất tinh: Ham muốn, cương cứng, giao hợp, khoái cảm, xuất tinh là chuỗi các phản ứng bản năng của nam giới. Rối loạn xuất tinh có thể gây ra xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.
Giảm chức năng tình dục: Cảm giác ham muốn giảm hoặc mất dần, có thể do các yếu tố bất thường như: yếu tố tinh thần, chấn thương về tâm lý, stress.. cũng là yếu tố tác động đến sinh lý tình dục.
Đau khi quan hệ tình dục: Là hiện tượng thường gặp của suy giảm chức năng tình dục, nam giới có cảm giác đau nhức khi cương cứng, do bị kích thích nên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh…

Cây hẹ giúp quý ông bổ thận tráng dương

theo Tạp chí làm đẹp.

Hẹ còn gọi là cửu thái, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.
Hạt hẹ - Vị thuốc quý cho nam giới
 
Hẹ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
+ Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
+ Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 40g, tằm đực khô 200g, dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, kim anh tử 100g, ngưu tất 60g, ba kích 100g, thục địa 80g, sơn thù 60g, mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động sinh dục.
- Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho người đau lưng liệt dương.
- Cháo lá hẹ: lá hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
- Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
Kiêng kỵ: Sốt nóng viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ đều không dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét