Với quan niệm “chó đá” là linh vật trừ tà, đem lại may mắn, tiếng sủa của nó còn khiến những “con ma” phải sợ, thú giữ phải quay đầu bỏ chạy... Vì vậy người Nùng ở Lạng Sơn có tập tục thờ “chó đá”.
Vy Thuận – Minh Phượng
Linh vật trừ tà, sua đuổi mãnh thú
Trong những ngày đầu năm rét buốt, chúng tôi tìm về bản Kéo Cọ, xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình ( Lạng Sơn ) để tìm hiểu về tục thờ chó đá. Tiếp chuyện chúng tôi là cụ Vi Văn Truyền (81tuổi).
Cái lạnh của miền sơn cước khiến cụ nhĩu lưỡi khi nói chuyện, nhưng khi nhắc đến tục thờ chó đá cụ cao giọng nói: “Chó đá là vật linh thiêng của người dân tộc Nùng. Tục này đã có từ lâu, nó được truyền từ đời này sang đời khác. Ngày xưa núi rừng đang còn hoang vu, vì vậy dân bản quan niệm thờ chó đá để nó canh thú dữ vào bản hại người”.
Cụ Truyền kể về tục thờ chó đá của người Nùng
Với quan niệm đó, người dân nơi đây coi “chó đá” là linh vật sống. “Chó đá” không những có nhiệm vụ trông coi nhà cửa mà còn có sức mạnh trừ tà ma, xua đuổi tà khí. Khi vào rừng sâu họ còn tạc một hòn đá có hình đầu chó cho vào túi áo đặt trước ngực. Nếu phát hiện mãnh thú muốn hãm hại thì linh vật đó sẽ mách bảo khiến trực giác của chủ nhân biết để tránh khỏi sự nguy hiểm đang rình rập.
Từ xa xưa người Nùng nơi đây luôn coi “cho đá” giống như lá bùa hộ mệnh để che chắn cho con người. Cụ Truyền chia sẻ: “ Người Nùng chúng tôi cho rằng những “con ma” con hùm, con chim lợn…, sợ tiếng chó sủa. Vì vậy những con vật ấy vô tình chạm phải ánh mắt khắc tinh của chó sẽ phải tránh xa hoặc tìm chỗ khác ẩn nấp”.
Bà Vi Thị Canh bên chó đá của gia đình mình
Chính vì điều đó nên người dân sống ở đây khi dựng nhà mới họ cực kỳ quan trọng ví trí đặt con chó đá. Chủ nhà phải mời các ông thầy chuyên xem hướng nhà, am hiểu về địa hình để quyết định vị trí đặt linh vật. Khi chọn được chỗ hợp lý, thầy cúng sẽ có nhiệm vụ báo cáo với các thần linh ở trong vùng về con cho mới của gia chủ. Báo cáo xong, ông thầy sẽ xem giờ để đặt bát hương rồi quàng một sợi dây màu đỏ ở cổ con chó trước cửa nhà.
Sợi dây màu đỏ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó sẽ giữ cho con chó đá nằm yên vị trí. Ngoài ra người Nùng còn quan niệm màu đỏ là màu của sự giàu sang, may mắn...
Phong tục thờ “chó đá” của người Nùng
Còn tại thôn Khòn Thống xã Hữu Khánh, khi vào thăm bản chúng tôi thấy nhà nào cũng thờ chó đá. Theo ông Truyền, xã này là nơi còn giữ được những nét truyền thống về tục thờ chó.
Ông Hà Văn An trong thôn Khòn Thống thích được đặt chó đá gần cửa sổ
Bà Vi Thị Canh (người ở bản) cho hay: “Chó đá của nhà tôi được truyền từ đời cụ tổ đến bây giờ, đến nay cũng phải mấy trăm năm rồi. Tết nguyên đán, ngày rằm mùng một tôi đều phải kính cẩn thắp hương, đặc biệt phải cúng thức ăn cho “chó đá” đến hết ngày lễ mới thôi”.
Bà Canh năm nào cũng vậy đều làm công việc rửa ráy lau bụi cho “chó đá” trước khi ăn tết. Bà phải quét vôi trắng, tuyệt đối không có vết bụi bám lên. Nếu gia đình nào không chú trọng đến con vật linh thiêng này thì năm đó gia đình ấy sẽ làm ăn xui xẻo. Vào tối 30 tết gia chủ sẽ rán lên lưng con chó đá một tờ giấy màu đỏ kiểu như mặc áo để ngài cùng đón năm mới với gia đình.
Bà Vi Thi Íp lại chọn cửa chính để đặt chó đá.
Trao đổi với ông Vi Văn Thượng (trưởng bản Khòn Thống), ông cho biết: “Cả bản có 273 hộ dân mà đã có tới 90% gia đình thờ chó đá, ngoài ra thôn cũng đã cho đúc một con chó đá to, uy nghiêm trước cửa nhà văn hóa để thờ cúng”.
Theo ông Thượng, chó đá của người dân nơi đây trung bình nặng khoảng chừng 5 – 7kg cũng có thể to hơn, họ tạc theo tư thế ngồi hoặc đứng. Dáng “chó đá” được ưa thích nhất chính là thế phục mồi hoặc sẵn sàng tấn công. Kiểu như: hai chân con chó chống thẳng, mồm và mắt phải nhìn chăm chăm vào một điểm ở phía trước…
Việc thờ chó đá không chỉ là tín ngưỡng đa thần mà còn là nét văn hóa thờ “chó đá” độc đáo của người Nùng. Người dân bản địa quan niệm rằng, chó đá sẽ đem lại may mắn cho họ. Chính vì vậy họ không bao giờ ăn thịt chó và luôn coi chó là con vật thiêng liêng nhất đối với tổ tiên dòng họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét