Trước Tết cổ truyền năm nào cũng thế, hoa và cây cảnh chợ Bưởi (Tây Hồ) được bày bán nhiều hơn những ngày thường, xuất hiện nhiều loại hoa lạ rất đẹp, rất mới.
Theo NCT
Chợ Bưởi họp chính vào ngày tư, ngày chín âm lịch: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên/ Ngày tư, ngày chín nên duyên đèo bòng”. Ai đi chợ vào những ngày này sẽ thấy đông vui nhộn nhịp vì chợ vẫn mang dáng dấp một phiên chợ vùng quê.
Chợ bán đủ thứ chứ không chỉ riêng cây cảnh và hoa tươi, nào gia cầm, lương thực, thực phẩm, hoa quả từ các vùng ven đô đem vào, kể cả các loại con giống vật nuôi… Có lẽ ở Hà Nội chỉ riêng chợ Bưởi là bán các loại giống cây cảnh và cây trồng uy tín và chất lượng.
Từ khi đất nước đổi mới, hàng hóa tại chợ Bưởi ngày càng phong phú hơn từ các loại cây cảnh như phong lan, trà các loại, hoa giấy, hoa hồng, vạn tuế, sanh, si, bách tán… đến chim họa mi, khiếu, sáo đen, bạc má… cá chọi, cá vàng, cá kiếm, cá long… Đáp ứng mọi thú chơi tao nhã của người Thủ đô.
Ngày chợ phiên đông vui nhất vào tờ mờ sáng cho đến 11 giờ trưa. Dọc đường Hoàng Hoa Thám có hơn 30 cửa hàng bán hoa, cây cảnh bề thế, xen kẽ là những cửa hàng bán chim đủ loại, hót ríu rít nghe rất vui tai. Hàng bán ang, chậu, hòn non bộ, tranh Tết, gỗ lũa nghệ thuật… cũng rất nhiều. Đặc biệt, mặt hàng tranh tre ghép từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian rất “hút” người mua và ghé vào thưởng thức…
Chủ lực vẫn là các cây cảnh, cây hoa; dịp tết thêm hoa đào, hoa mai, quất cảnh, thuỷ tiên, đỗ quyên, đào tuyết, phong lan, đại hồng môn, cẩm tú cầu, nhót quả năm màu, tầm xuân hoa bám như tuyết vào thân, cây phật thủ được đánh cả bầu để trồng vào trong các chậu lớn, có cây cao gần hai mét, trên cây có hàng chục quả to như quả đu đủ nhỏ lúc lỉu, quả có mười ngón vàng ươm trông rất đẹp.
Chợ Bưởi hôm nay rất phong phú nhưng vẫn giữ được bản sắc của chợ đô thành xưa. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, chủ cửa hàng cây cảnh lớn ở đường Hoàng Hoa Thám ngay cổng chợ Bưởi cho biết: “Tôi bán cây cảnh ở đây lâu lắm rồi, từ khi mới 13 – 14 tuổi, cửa hàng chẳng bao giờ hết khách, nhất là vào dịp tết Nguyên đán, bận rộn đến giao thừa vẫn chưa được nghỉ”. Anh Nguyễn Văn Vi nhà cạnh cổng Xí nghiệp Gạch ốp lát xây dựng, nhiều người hỏi thuê bán vật liệu xây dựng nhưng anh lại “nảy nòi” ra cửa hàng hoa.
Hỏi tại sao lại không cho thuê cửa hàng mà tự mình kinh doanh cây cảnh? Anh vui vẻ trả lời: “Tôi sinh ra và lớn lên bên chợ Bưởi nên “máu” chơi hoa, yêu trồng cây cảnh ngấm từ lâu vì thế tôi rất thích buôn bán mặt hàng này. Dịp tết, chỉ cửa hàng tôi là có nhiều mai cảnh nhất, đã có cây mai tôi “xuất” cho khách giá trị rất lớn. Chơi mai, buôn bán mai đâu có dễ, nó kén chủ, phải là người có tâm hồn hoà quyện với mai thì mai mới tươi xanh và hoa trắng đều như tuyết bám trên cành đúng vào ngày tết”.
Thật vui biết bao, từ chợ Bưởi thấy người Hà Nội yêu hoa cảnh ngày càng đông, đời sống được cải thiện. Tạm biệt chợ Bưởi, mọi người lưu luyến, mong “đến hẹn lại lên”, cùng với các chợ hoa Hàng Lược, Quảng An… thêm sắc màu cho Thủ đô nghìn năm tuổi.
Chợ bán đủ thứ chứ không chỉ riêng cây cảnh và hoa tươi, nào gia cầm, lương thực, thực phẩm, hoa quả từ các vùng ven đô đem vào, kể cả các loại con giống vật nuôi… Có lẽ ở Hà Nội chỉ riêng chợ Bưởi là bán các loại giống cây cảnh và cây trồng uy tín và chất lượng.
Từ khi đất nước đổi mới, hàng hóa tại chợ Bưởi ngày càng phong phú hơn từ các loại cây cảnh như phong lan, trà các loại, hoa giấy, hoa hồng, vạn tuế, sanh, si, bách tán… đến chim họa mi, khiếu, sáo đen, bạc má… cá chọi, cá vàng, cá kiếm, cá long… Đáp ứng mọi thú chơi tao nhã của người Thủ đô.
Ngày chợ phiên đông vui nhất vào tờ mờ sáng cho đến 11 giờ trưa. Dọc đường Hoàng Hoa Thám có hơn 30 cửa hàng bán hoa, cây cảnh bề thế, xen kẽ là những cửa hàng bán chim đủ loại, hót ríu rít nghe rất vui tai. Hàng bán ang, chậu, hòn non bộ, tranh Tết, gỗ lũa nghệ thuật… cũng rất nhiều. Đặc biệt, mặt hàng tranh tre ghép từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian rất “hút” người mua và ghé vào thưởng thức…
Chủ lực vẫn là các cây cảnh, cây hoa; dịp tết thêm hoa đào, hoa mai, quất cảnh, thuỷ tiên, đỗ quyên, đào tuyết, phong lan, đại hồng môn, cẩm tú cầu, nhót quả năm màu, tầm xuân hoa bám như tuyết vào thân, cây phật thủ được đánh cả bầu để trồng vào trong các chậu lớn, có cây cao gần hai mét, trên cây có hàng chục quả to như quả đu đủ nhỏ lúc lỉu, quả có mười ngón vàng ươm trông rất đẹp.
Chợ Bưởi hôm nay rất phong phú nhưng vẫn giữ được bản sắc của chợ đô thành xưa. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, chủ cửa hàng cây cảnh lớn ở đường Hoàng Hoa Thám ngay cổng chợ Bưởi cho biết: “Tôi bán cây cảnh ở đây lâu lắm rồi, từ khi mới 13 – 14 tuổi, cửa hàng chẳng bao giờ hết khách, nhất là vào dịp tết Nguyên đán, bận rộn đến giao thừa vẫn chưa được nghỉ”. Anh Nguyễn Văn Vi nhà cạnh cổng Xí nghiệp Gạch ốp lát xây dựng, nhiều người hỏi thuê bán vật liệu xây dựng nhưng anh lại “nảy nòi” ra cửa hàng hoa.
Hỏi tại sao lại không cho thuê cửa hàng mà tự mình kinh doanh cây cảnh? Anh vui vẻ trả lời: “Tôi sinh ra và lớn lên bên chợ Bưởi nên “máu” chơi hoa, yêu trồng cây cảnh ngấm từ lâu vì thế tôi rất thích buôn bán mặt hàng này. Dịp tết, chỉ cửa hàng tôi là có nhiều mai cảnh nhất, đã có cây mai tôi “xuất” cho khách giá trị rất lớn. Chơi mai, buôn bán mai đâu có dễ, nó kén chủ, phải là người có tâm hồn hoà quyện với mai thì mai mới tươi xanh và hoa trắng đều như tuyết bám trên cành đúng vào ngày tết”.
Thật vui biết bao, từ chợ Bưởi thấy người Hà Nội yêu hoa cảnh ngày càng đông, đời sống được cải thiện. Tạm biệt chợ Bưởi, mọi người lưu luyến, mong “đến hẹn lại lên”, cùng với các chợ hoa Hàng Lược, Quảng An… thêm sắc màu cho Thủ đô nghìn năm tuổi.
Phiên chợ Bưởi: xưa và nay 1
Ca dao có câu: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“. Ấy là nói đến chợ Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi, một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.
Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha… Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội (cận sông, tiện đường đi), chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương trên bến dưới thuyền.
Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia, bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.
Chợ Bưởi hình thành chính xác năm nào thì không ai rõ, ngay đến các vị cao niên vùng này cũng chỉ biết rằng, khi sinh ra thì chợ đã có từ lâu. Một số tài liệu thì cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Và điều mọi người đều không thể phủ nhận, đây là một trong những chợ có tính lịch sử, văn hóa vào bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long – Hà Nội này.
Đặc biệt, chợ Bưởi cùng với chợ Mơ là một trong số ít các chợ còn duy trì hình thức họp chợ phiên ở nội thành Hà Nội và cứ tới các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch, dân các khu vực lân cận lại kéo về chợ Bưởi bán cây, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề...
Chợ Bưởi cổ chỉ là những dãy lán bằng phên nứa tuyềnh toàng và chỉ có 1 – 2 dãy nhà gỗ mà người mua kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng hai cầu chợ bằng bê tông kiên cố che mưa nắng. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Kẻ Bưởi làm ra như dệt lĩnh Yên Thái, Bái Ân, giấy của làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất nông nghiệp của vùng Xuân La, Xuân Đỉnh.
Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…
Dân vùng Tây Tựu, Cổ Nhuế, Xuân La, Xuân Đỉnh với mặt hàng rau giống, hạt giống, công cụ nông nghiệp; dân vùng Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá với các loại cây cảnh, hoa cảnh. Người Hà Nội cũ muốn mua bất cứ thứ gì mang tính dân dã, đến chợ Bưởi là sẽ tìm thấy.
Vậy nên, chợ Bưởi cũng trở thành nơi thăm thú của nhiều người rảnh rỗi, yêu chim thú, hoa cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mổ trâu bò và dân các làng vùng Bưởi cùng nhau mua trâu bò rồi giết mổ tại chợ, chia nhau ăn Tết...
Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống.
Ông Nguyễn Văn Thế, Phó giám đốc Công ty cổ phần chợ Bưởi, một người xuất thân từ làng Yên Thái, có nhiều gắn bó với chợ từ nhỏ cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng chợ Bưởi thành một chợ văn minh, hiện đại trong những nét văn hóa truyền thống”.
Ai muốn mua hạt giống, cây giống, chó, mèo, thỏ, chim… đều có thể tìm thấy ở các phiên chợ ngày nay, nhưng dẫu vậy, phiên chợ Bưởi nay không thể phong phú như trước, nhiều mặt hàng không còn do sự chọn lọc của nhu cầu cuộc sống.
Ở chợ Bưởi còn duy nhất một hàng bán công cụ nông nghiệp, nhưng ông Nguyễn Văn Thế cho rằng, có lẽ bà chủ hàng này không duy trì được bao lâu. Và ông cũng nhẩm tính rằng, người bán con giống lâu năm ở chợ phiên còn độ 6 – 7 người, bán cây giống cũng còn gần 10 người; ngoài ra cứ tới phiên chợ một số người khác cũng có thể đem đến bán, ví như nhà nào đó nuôi được ổ chó đẻ hoặc mèo đẻ.
Là người có thâm niên gắn bó trên 50 năm với các phiên chợ Bưởi, từ thủa 13,14 tuổi tấp tểnh theo bà, theo mẹ đi phụ bán hàng, bà Nguyễn Thị An ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy tâm sự: “Lãi lờ từ bán cây giống chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã quen bán hàng này ở phiên chợ Bưởi rồi nên tôi cũng không chuyển sang kinh doanh hàng khác”.
Và cũng không hiểu cơ duyên nào mà cả hai con dâu bà cũng cắp thúng theo mẹ chồng bán hạt giống, cây giống ở khu vực chợ phiên này. Trước kia, gia đình bà cũng chuyên làm cây giống nhưng rồi đất đai thu hẹp dần nên giờ đây cả ba mẹ con đều mua lại hàng của nông dân ngoại thành đem vào.
Cũng có thâm niên gắn bó với các phiên chợ Bưởi từ hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Hà ở làng Đông, phường Bưởi (nay thuộc tổ 21 phường Bưởi) lại chuyên kinh doanh chó, mèo. Không chỉ bán ở các phiên chợ Bưởi, anh Hà còn bán ở phiên chợ Mơ (các ngày 2, 7), phiên chợ Hà Đông (các ngày 5, 10), chợ Trôi (các ngày 1, 6), chợ Canh Diễn (các ngày 3, 8). Mỗi phiên chợ anh cũng chỉ bán được mỗi loại vài con nhưng dù sao theo anh không làm nghề này cũng chưa biết kiếm nghề gì hơn.
Anh Hà cho rằng, chợ phiên Bưởi ngày nay thu hẹp hơn trước nhưng chắc chắn vẫn còn tồn tại vì nhiều người còn thích nuôi chó mèo, trồng cây hoa cảnh, cho dù diện tích nhà họ nhỏ hẹp.
Có lẽ, chính bởi lý do này nên cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội.
Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia, bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.
Chợ Bưởi ngày xưa
Một số tài liệu cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29.
Chợ Bưởi cổ chỉ là những dãy lán bằng phên nứa tuyềnh toàng và chỉ có 1 – 2 dãy nhà gỗ mà người mua kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng hai cầu chợ bằng bê tông kiên cố che mưa nắng. Mang tính chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Kẻ Bưởi làm ra như dệt lĩnh Yên Thái, Bái Ân, giấy của làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất nông nghiệp của vùng Xuân La, Xuân Đỉnh.
Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…
Dân vùng Tây Tựu, Cổ Nhuế, Xuân La, Xuân Đỉnh với mặt hàng rau giống, hạt giống, công cụ nông nghiệp; dân vùng Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá với các loại cây cảnh, hoa cảnh. Người Hà Nội cũ muốn mua bất cứ thứ gì mang tính dân dã, đến chợ Bưởi là sẽ tìm thấy.
Vậy nên, chợ Bưởi cũng trở thành nơi thăm thú của nhiều người rảnh rỗi, yêu chim thú, hoa cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mổ trâu bò và dân các làng vùng Bưởi cùng nhau mua trâu bò rồi giết mổ tại chợ, chia nhau ăn Tết...
Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống.
Ông Nguyễn Văn Thế, Phó giám đốc Công ty cổ phần chợ Bưởi, một người xuất thân từ làng Yên Thái, có nhiều gắn bó với chợ từ nhỏ cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng chợ Bưởi thành một chợ văn minh, hiện đại trong những nét văn hóa truyền thống”.
Chợ Bưởi ngày nay
Ở chợ Bưởi còn duy nhất một hàng bán công cụ nông nghiệp, nhưng ông Nguyễn Văn Thế cho rằng, có lẽ bà chủ hàng này không duy trì được bao lâu. Và ông cũng nhẩm tính rằng, người bán con giống lâu năm ở chợ phiên còn độ 6 – 7 người, bán cây giống cũng còn gần 10 người; ngoài ra cứ tới phiên chợ một số người khác cũng có thể đem đến bán, ví như nhà nào đó nuôi được ổ chó đẻ hoặc mèo đẻ.
Là người có thâm niên gắn bó trên 50 năm với các phiên chợ Bưởi, từ thủa 13,14 tuổi tấp tểnh theo bà, theo mẹ đi phụ bán hàng, bà Nguyễn Thị An ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy tâm sự: “Lãi lờ từ bán cây giống chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã quen bán hàng này ở phiên chợ Bưởi rồi nên tôi cũng không chuyển sang kinh doanh hàng khác”.
Và cũng không hiểu cơ duyên nào mà cả hai con dâu bà cũng cắp thúng theo mẹ chồng bán hạt giống, cây giống ở khu vực chợ phiên này. Trước kia, gia đình bà cũng chuyên làm cây giống nhưng rồi đất đai thu hẹp dần nên giờ đây cả ba mẹ con đều mua lại hàng của nông dân ngoại thành đem vào.
Cũng có thâm niên gắn bó với các phiên chợ Bưởi từ hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Hà ở làng Đông, phường Bưởi (nay thuộc tổ 21 phường Bưởi) lại chuyên kinh doanh chó, mèo. Không chỉ bán ở các phiên chợ Bưởi, anh Hà còn bán ở phiên chợ Mơ (các ngày 2, 7), phiên chợ Hà Đông (các ngày 5, 10), chợ Trôi (các ngày 1, 6), chợ Canh Diễn (các ngày 3, 8). Mỗi phiên chợ anh cũng chỉ bán được mỗi loại vài con nhưng dù sao theo anh không làm nghề này cũng chưa biết kiếm nghề gì hơn.
Chó mèo cảnh bán ở chợ Bưởi
Có lẽ, chính bởi lý do này nên cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội.
Theo Vietnamplus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét