Đầu năm Giáp Ngọ, không ai bảo ai nhưng có hàng ngàn người từ các khu vực thành phố Thủ Dầu Một, TP.HCM, Biên Hòa… tìm đến chùa Ông để chiêm bái, cúng lễ, cầu may.
Bài, ảnh: Hoàng Giang (Dòng Đời)
Đặc biệt, ngôi chùa có tuổi đời hơn trăm năm này còn có tượng 1 con chiến mã vô cùng to lớn án ngữ ngay trước cổng ra vào gọi là tượng Ông Ngựa được cho là rất "linh thiêng", khiến nhiều người vào chùa đều muốn chui qua bụng Ông Ngựa này.
Nhiều người dân quanh vùng còn cho rằng, vì đây là ngựa Xích Thố của tướng Quan Công nên sẽ đem lại niềm may mắn khiến nhiều người đổ xô đến chui qua bụng ngựa thần mong được phát tài, phát lộc trong năm mới.
Lịch sử tượng ngựa thần
Theo những người dân sinh sống quanh vùng, chùa Ông hay còn gọi là chùa Ông Ngựa (ở đường Hùng Vương, phường Phú Cường, Thủ Dầu Một) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ trước bởi một người thương nhân có tấm lòng nhân hậu, yêu thích Phật pháp và muốn hướng thiện tên là Trần Hiển Vinh.
Ông Vinh trong một lần đi thu mua mủ cao su ở vùng Tân Uyên đã gặp một gốc củi to, đã mục nát nằm chắn ngang đường nên bèn tìm lối khác để đi. Tuy nhiên, không hiểu sao gốc củi ấy lại xuất hiện ngay trước mặt ông. Biết có điềm báo, ông xem kỹ gốc củi thì thấy nó đã mục, rỗng ở bên trong, có 2 pho tượng Phật rất đẹp. Chắc chắn đó là điềm lành, ông mang 2 pho tượng Phật về nhà thờ cúng.
Bấy giờ đang là thời Pháp thuộc, dân tình quanh vùng Thủ Dầu Một này đói khổ, người chết nhiều vô số. Cạnh nhà ông có một ngôi miếu tên là Thanh An, do một gia đình người nông dân nghèo coi sóc. Tối đó, khi về tới nhà, gia đình người nông dân kia sang nhà ông, nói xin bán lại ngôi miếu lấy tiền mua gạo để sống qua ngày.
Bình thường, người ta chỉ mua nhà, mua đất chứ ai lại đi mua…miếu thờ bao giờ nhưng nghĩ đến chuyện 2 pho tượng, ông bèn mua lại rồi thuê người sửa sang, xây thành ngôi chùa với mục đích thờ cúng. Cũng từ đó, ông dần bỏ việc thu mua cao su, chỉ ở nhà tu tâm một lòng hướng Phật.
Vì đây là ngôi chùa của ông Vinh nên người dân quanh vùng gọi là chùa Ông. Mặt khác, theo người cháu ngoại của ông Vinh là ông Nguyễn Gia Khánh, người hiện đang thừa kế, chăm sóc ngôi chùa thì khi xây xong, ngoài việc thờ 2 pho tượng, ông ngoại ông còn thờ cả đức Quan Công bởi những người làm nghề mua bán thương mại xưa thường hay thờ vị Thánh tướng này.
Ngoài việc thờ Quan Công, ông Vinh còn đặc biệt có ý tưởng xây dựng một con ngựa Xích Thố to nằm án ngữ ngay trước cửa chùa để vị tướng cưỡi và thanh đao nổi tiếng của ông. Thế nên, hiện nay du khách tới viếng chùa sẽ thấy một con ngựa màu đen, bờm màu huyết dụ, có yên cương nạm trổ rất tinh xảo và sinh động ở trong tư thế như đang bay ngang qua cổng chùa. Tượng ngựa này dài chừng 3 mét, cao 2 mét được lưu truyền rất linh thiêng, gọi là Ngựa Thần, giúp đỡ người nghèo qua cơn hoạn nạn.
Kể về chuyện xây dựng tượng ngựa Xích Thố này, ông Khánh cho biết thêm một chi tiết có vẻ ly kỳ. Đó là việc sau khi xây chùa xong thì hết tiền nên tiền xây dựng ngựa ông ngoại của ông phải đi vay mượn bạn bè. Số tiền để xây dựng tượng chừng 20 lượng vàng bởi nó được làm bằng sắt, bê tông rất kiên cố với nhiều chi tiết công phu tỷ mỷ.
Có thể nói, với kỹ thuật xây dựng như hiện nay, chuyện xây tượng ngựa chỉ có giá chừng vài chục triệu đồng chứ không mắc đến 20 lượng vàng nhưng cách đây chừng gần trăm năm, những nguyên vật liệu này khá quý hiếm. Thêm nữa, nghệ nhân dựng tượng ngựa Xích Thố này là một người từng tham gia xây dựng những kiến trúc cung đình Huế cho các bậc vua chúa, quan lại thời phong kiến nên nhìn công trình rất đẹp.
Ngoài ra, về tổng thể kiến trúc của ngôi chùa cũng mang nhiều hơi hướng của kiến trúc cung đình Huế với những mái vòm cong, cao uy nghi nhuốm vẻ thanh cao thoát tục. Và, 20 lượng vàng xây tượng ngựa Xích Thố ấy phải đúng 20 năm sau ông Vinh mới trả hết, cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng.
Mong ước đầu năm Ngựa
Với một thời gian tồn tại hàng trăm năm, ngôi chùa Ông và bức tượng Ngựa độc đáo này đã trải qua không ít thăng trầm cũng như biến động. Đầu tiên là việc tuy đây là ngôi chùa nhưng lại thờ cả Thánh Quan Công cộng với việc thờ cả Ngựa thần khiến trước đây, giặc Pháp rồi giặc Mỹ Ngụy luôn tỏ ra nghi ngờ.
Đã hàng chục lần chúng kéo quân đến ngôi chùa này đòi kéo bỏ bức tượng ngựa án ngữ ngay trước cổng chùa vì lý do dưới chân tượng ngựa có hầm bí mật, che giấu vũ khí của quân cách mạng. Thế là ông Vinh, rồi con gái ông và đến đời ông Khánh đều phải van xin, thậm chí phải hối lộ tiền cho bọn lính để mong bức tượng được bình yên, không bị chúng đập phá.
Chính vì thế, trải qua hàng trăm năm tồn tại, bức tượng hầu như không bị biến dạng bất cứ chút nào, kể cả màu sắc lẫn những chi tiết nhỏ nhất. Ông Khánh kể, lúc sinh thời, ông ngoại ông đặc biệt quý và thương chăm sóc tượng ngựa này như chính bản thân mình vậy. Sợ bị kẻ gian nghĩ là tượng vàng, tượng đồng đen nên đào đi mất, ban đêm ông Vinh còn thường giăng mùng ngủ ngay dưới bụng tượng ngựa nữa.
Theo anh Nguyễn Văn Hải, ngụ tại Gò Vấp (TP HCM) thì gần đây, anh có nghe bạn bè nói chuyện về ngồi chùa Ông Ngựa ở đây rất linh thiêng nên tìm tới. Theo đó, nếu năm Giáp Ngọ này, ai có tâm nguyện gì chỉ cần chắp tay cầu khấn và ôm ngang mình ngựa, vỗ về vào lưng ngựa cùng việc chui qua bụng ngựa là những tâm nguyện của mình sẽ được ngựa thần giúp đỡ. Vì thế, anh đã chui qua bụng ngựa để những mong ước của mình trong năm được thuận buồm xuôi gió.
Theo quan sát của chúng tôi, bụng ngựa thần cách mặt đất chừng 1 mét nên muốn chui qua bụng ngựa, người dân phải khom người khá thấp. Nhưng đó không chỉ là suy nghĩ của anh Hai mà còn là của rất nhiều người khác. Như gia đình bà Phạm Thanh Hằng ở Bửu Long (Biên Hòa, Đồng Nai) nữa. Bà Hằng năm nay đã gần 80 mươi tuổi nhưng vẫn nhất quyết đòi con cháu đưa tới tận nơi chùa Ông này để cầu lễ.
Bà bảo, năm nay là năm Giáp Ngọ, nếu đầu năm cầu lễ ở tượng ngựa thần thì cả năm sức khỏe dồi dào, con cháu làm ăn thịnh vượng, hanh thông trong công việc bởi ngựa thần Xích Thố linh thiêng, sẽ thấu hiểu tâm nguyện của những người thành tâm, một lòng hướng thiện.
Ngoài ra, những người khách sau khi chui qua bụng ngựa thần ở đây đều được người của nhà chùa đứng chờ sẵn phía bên kia ngựa thần để trao cho một cây phất lộc tươi non với một chiếc phong bao lì xì đỏ chói mong muốn cả năm nay được phát tài, phát lộc. Vì vậy, nhìn gương mặt của những người sau khi lom khom chui qua bụng ngựa, được cầm cây phất lộc trên tay vui cười mãn nguyện chính là hình ảnh chúng tôi bắt gặp ở đây.
Hơn nữa, chuyện người dân, nhất là người dân mưu sinh bằng nghề thương mại thường rất thờ thánh Quan Công và con ngựa Xích Thố danh tiếng với mong ước cả năm khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Thế nên, họ tìm đến tượng ngựa thần và tượng Quan Công trong chùa Ông để chiêm bái. Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, ở vùng đất Thủ Dầu Một này vốn nổi tiếng với ngôi chùa Bà linh thiêng nên hiện nay, người dân đến chùa Bà đều tìm đến chùa Ông để cầu mong may mắn cho trọn đạo lý.
Nhưng, theo ông Khánh thì nguyên nhân khiến chùa Ông năm nay có lượng khách viếng thăm tăng đột biến, lên đến hàng ngàn người mỗi ngày là do đây là năm con ngựa, ai cũng muốn tranh thủ tìm đến đây với mong muốn tận mắt được chiêm ngưỡng con ngựa thần ở cổng chùa và làm lễ cầu may.
Những năm trước, người đến chùa cũng đông nhưng chỉ từ tết Giáp Ngọ đến giờ, khách thập phương tăng lên rất nhiều khiến nhà chùa phải thuê thêm người để đảm bảo an ninh trật tự cũng như hướng dẫn người tới cầu may xếp hàng để dâng lễ.
Có thể nói, với một ngôi chùa nhưng lại thờ cả… Thánh Quan Công lẫn ngựa thần Xích Thố cũng là một điều rất đặc biệt và khác lạ nhưng theo người dân tìm đến đây, đó không phải là điều quan trọng nhất bởi đức Phật từ bi bác ái, chỉ cần mọi người thành tâm hướng thiện là đủ. Vì thế, chùa Ông Ngựa được coi là một trong những ngôi chùa độc đáo vào loại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay về lịch sử hình thành, kiến trúc cũng như những khách ghé thăm nơi đây.
Nhiều người dân quanh vùng còn cho rằng, vì đây là ngựa Xích Thố của tướng Quan Công nên sẽ đem lại niềm may mắn khiến nhiều người đổ xô đến chui qua bụng ngựa thần mong được phát tài, phát lộc trong năm mới.
Người dân chui qua bụng ngựa để cầu may.
Lịch sử tượng ngựa thần
Theo những người dân sinh sống quanh vùng, chùa Ông hay còn gọi là chùa Ông Ngựa (ở đường Hùng Vương, phường Phú Cường, Thủ Dầu Một) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ trước bởi một người thương nhân có tấm lòng nhân hậu, yêu thích Phật pháp và muốn hướng thiện tên là Trần Hiển Vinh.
Ông Vinh trong một lần đi thu mua mủ cao su ở vùng Tân Uyên đã gặp một gốc củi to, đã mục nát nằm chắn ngang đường nên bèn tìm lối khác để đi. Tuy nhiên, không hiểu sao gốc củi ấy lại xuất hiện ngay trước mặt ông. Biết có điềm báo, ông xem kỹ gốc củi thì thấy nó đã mục, rỗng ở bên trong, có 2 pho tượng Phật rất đẹp. Chắc chắn đó là điềm lành, ông mang 2 pho tượng Phật về nhà thờ cúng.
Bấy giờ đang là thời Pháp thuộc, dân tình quanh vùng Thủ Dầu Một này đói khổ, người chết nhiều vô số. Cạnh nhà ông có một ngôi miếu tên là Thanh An, do một gia đình người nông dân nghèo coi sóc. Tối đó, khi về tới nhà, gia đình người nông dân kia sang nhà ông, nói xin bán lại ngôi miếu lấy tiền mua gạo để sống qua ngày.
Bình thường, người ta chỉ mua nhà, mua đất chứ ai lại đi mua…miếu thờ bao giờ nhưng nghĩ đến chuyện 2 pho tượng, ông bèn mua lại rồi thuê người sửa sang, xây thành ngôi chùa với mục đích thờ cúng. Cũng từ đó, ông dần bỏ việc thu mua cao su, chỉ ở nhà tu tâm một lòng hướng Phật.
Người dân đang chiếm bái ngựa thần.
Vì đây là ngôi chùa của ông Vinh nên người dân quanh vùng gọi là chùa Ông. Mặt khác, theo người cháu ngoại của ông Vinh là ông Nguyễn Gia Khánh, người hiện đang thừa kế, chăm sóc ngôi chùa thì khi xây xong, ngoài việc thờ 2 pho tượng, ông ngoại ông còn thờ cả đức Quan Công bởi những người làm nghề mua bán thương mại xưa thường hay thờ vị Thánh tướng này.
Ngoài việc thờ Quan Công, ông Vinh còn đặc biệt có ý tưởng xây dựng một con ngựa Xích Thố to nằm án ngữ ngay trước cửa chùa để vị tướng cưỡi và thanh đao nổi tiếng của ông. Thế nên, hiện nay du khách tới viếng chùa sẽ thấy một con ngựa màu đen, bờm màu huyết dụ, có yên cương nạm trổ rất tinh xảo và sinh động ở trong tư thế như đang bay ngang qua cổng chùa. Tượng ngựa này dài chừng 3 mét, cao 2 mét được lưu truyền rất linh thiêng, gọi là Ngựa Thần, giúp đỡ người nghèo qua cơn hoạn nạn.
Kể về chuyện xây dựng tượng ngựa Xích Thố này, ông Khánh cho biết thêm một chi tiết có vẻ ly kỳ. Đó là việc sau khi xây chùa xong thì hết tiền nên tiền xây dựng ngựa ông ngoại của ông phải đi vay mượn bạn bè. Số tiền để xây dựng tượng chừng 20 lượng vàng bởi nó được làm bằng sắt, bê tông rất kiên cố với nhiều chi tiết công phu tỷ mỷ.
Có thể nói, với kỹ thuật xây dựng như hiện nay, chuyện xây tượng ngựa chỉ có giá chừng vài chục triệu đồng chứ không mắc đến 20 lượng vàng nhưng cách đây chừng gần trăm năm, những nguyên vật liệu này khá quý hiếm. Thêm nữa, nghệ nhân dựng tượng ngựa Xích Thố này là một người từng tham gia xây dựng những kiến trúc cung đình Huế cho các bậc vua chúa, quan lại thời phong kiến nên nhìn công trình rất đẹp.
Ngoài ra, về tổng thể kiến trúc của ngôi chùa cũng mang nhiều hơi hướng của kiến trúc cung đình Huế với những mái vòm cong, cao uy nghi nhuốm vẻ thanh cao thoát tục. Và, 20 lượng vàng xây tượng ngựa Xích Thố ấy phải đúng 20 năm sau ông Vinh mới trả hết, cũng là lúc ông trút hơi thở cuối cùng.
Mong ước đầu năm Ngựa
Với một thời gian tồn tại hàng trăm năm, ngôi chùa Ông và bức tượng Ngựa độc đáo này đã trải qua không ít thăng trầm cũng như biến động. Đầu tiên là việc tuy đây là ngôi chùa nhưng lại thờ cả Thánh Quan Công cộng với việc thờ cả Ngựa thần khiến trước đây, giặc Pháp rồi giặc Mỹ Ngụy luôn tỏ ra nghi ngờ.
Đã hàng chục lần chúng kéo quân đến ngôi chùa này đòi kéo bỏ bức tượng ngựa án ngữ ngay trước cổng chùa vì lý do dưới chân tượng ngựa có hầm bí mật, che giấu vũ khí của quân cách mạng. Thế là ông Vinh, rồi con gái ông và đến đời ông Khánh đều phải van xin, thậm chí phải hối lộ tiền cho bọn lính để mong bức tượng được bình yên, không bị chúng đập phá.
Chính vì thế, trải qua hàng trăm năm tồn tại, bức tượng hầu như không bị biến dạng bất cứ chút nào, kể cả màu sắc lẫn những chi tiết nhỏ nhất. Ông Khánh kể, lúc sinh thời, ông ngoại ông đặc biệt quý và thương chăm sóc tượng ngựa này như chính bản thân mình vậy. Sợ bị kẻ gian nghĩ là tượng vàng, tượng đồng đen nên đào đi mất, ban đêm ông Vinh còn thường giăng mùng ngủ ngay dưới bụng tượng ngựa nữa.
Theo anh Nguyễn Văn Hải, ngụ tại Gò Vấp (TP HCM) thì gần đây, anh có nghe bạn bè nói chuyện về ngồi chùa Ông Ngựa ở đây rất linh thiêng nên tìm tới. Theo đó, nếu năm Giáp Ngọ này, ai có tâm nguyện gì chỉ cần chắp tay cầu khấn và ôm ngang mình ngựa, vỗ về vào lưng ngựa cùng việc chui qua bụng ngựa là những tâm nguyện của mình sẽ được ngựa thần giúp đỡ. Vì thế, anh đã chui qua bụng ngựa để những mong ước của mình trong năm được thuận buồm xuôi gió.
Theo quan sát của chúng tôi, bụng ngựa thần cách mặt đất chừng 1 mét nên muốn chui qua bụng ngựa, người dân phải khom người khá thấp. Nhưng đó không chỉ là suy nghĩ của anh Hai mà còn là của rất nhiều người khác. Như gia đình bà Phạm Thanh Hằng ở Bửu Long (Biên Hòa, Đồng Nai) nữa. Bà Hằng năm nay đã gần 80 mươi tuổi nhưng vẫn nhất quyết đòi con cháu đưa tới tận nơi chùa Ông này để cầu lễ.
Bà bảo, năm nay là năm Giáp Ngọ, nếu đầu năm cầu lễ ở tượng ngựa thần thì cả năm sức khỏe dồi dào, con cháu làm ăn thịnh vượng, hanh thông trong công việc bởi ngựa thần Xích Thố linh thiêng, sẽ thấu hiểu tâm nguyện của những người thành tâm, một lòng hướng thiện.
Ngoài ra, những người khách sau khi chui qua bụng ngựa thần ở đây đều được người của nhà chùa đứng chờ sẵn phía bên kia ngựa thần để trao cho một cây phất lộc tươi non với một chiếc phong bao lì xì đỏ chói mong muốn cả năm nay được phát tài, phát lộc. Vì vậy, nhìn gương mặt của những người sau khi lom khom chui qua bụng ngựa, được cầm cây phất lộc trên tay vui cười mãn nguyện chính là hình ảnh chúng tôi bắt gặp ở đây.
Hơn nữa, chuyện người dân, nhất là người dân mưu sinh bằng nghề thương mại thường rất thờ thánh Quan Công và con ngựa Xích Thố danh tiếng với mong ước cả năm khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Thế nên, họ tìm đến tượng ngựa thần và tượng Quan Công trong chùa Ông để chiêm bái. Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, ở vùng đất Thủ Dầu Một này vốn nổi tiếng với ngôi chùa Bà linh thiêng nên hiện nay, người dân đến chùa Bà đều tìm đến chùa Ông để cầu mong may mắn cho trọn đạo lý.
Nhưng, theo ông Khánh thì nguyên nhân khiến chùa Ông năm nay có lượng khách viếng thăm tăng đột biến, lên đến hàng ngàn người mỗi ngày là do đây là năm con ngựa, ai cũng muốn tranh thủ tìm đến đây với mong muốn tận mắt được chiêm ngưỡng con ngựa thần ở cổng chùa và làm lễ cầu may.
Những năm trước, người đến chùa cũng đông nhưng chỉ từ tết Giáp Ngọ đến giờ, khách thập phương tăng lên rất nhiều khiến nhà chùa phải thuê thêm người để đảm bảo an ninh trật tự cũng như hướng dẫn người tới cầu may xếp hàng để dâng lễ.
Có thể nói, với một ngôi chùa nhưng lại thờ cả… Thánh Quan Công lẫn ngựa thần Xích Thố cũng là một điều rất đặc biệt và khác lạ nhưng theo người dân tìm đến đây, đó không phải là điều quan trọng nhất bởi đức Phật từ bi bác ái, chỉ cần mọi người thành tâm hướng thiện là đủ. Vì thế, chùa Ông Ngựa được coi là một trong những ngôi chùa độc đáo vào loại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay về lịch sử hình thành, kiến trúc cũng như những khách ghé thăm nơi đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét