Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Đầu Xuân về Quảng Nam xem rước cộ Bà Chợ Được

(Dân trí) - Được tổ chức định kỳ vào mùng 10 và 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, lễ hội rước cộ Bà Chợ Được (thôn Phước Ấm, xã Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam) dù trải qua hàng trăm năm vẫn nguyên sơ những giá trị văn hóa truyền thống.

Lễ hội ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết về một người con gái họ Nguyễn tên Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Canh Dần (tức năm 1800) tại phiếm Ái Châu, làng Phường Chào, tổng Mỹ Hòa, huyện Diên Phước, nay là xã Đại Cường, huyện Đại Lộc.
Hàng ngàn người dân địa phương và các vùng xung quanh tham dự lễ hội rước Bà
Hàng ngàn người dân địa phương và các vùng xung quanh tham dự lễ hội rước Bà
Khi sinh ra, Bà có những điểm khác lạ, đẹp người, đẹp nết, được nhiều người yêu mến, quý trọng… Bà mất ngày 19 tháng 1 năm Đinh Sửu (tức năm 1817), dân làng lập đền thờ tại quê nhà. Năm Nhâm Tý (tức năm 1852), Bà hiển linh tại làng Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Trước cảnh “sa thủy hữu tình” Bà hóa thành một thiếu nữ xinh đẹp, làm nghề đổi nước, bán trầu, bốc thuốc chữa bệnh và kêu gọi nhân dân lập chợ. Lâu ngày dân chúng đến mua bán đông đúc và trở thành chợ, tên gọi Chợ Được - tức là mua được, bán được ra đời từ đó.
Để tri ân công đức Bà, người dân làng Phước Ấm lập miếu thờ ngày đêm hương khói. Năm Mậu Tuất (1898), triều đình Huế ban sắc phong “Tề Thực Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần”; năm 1924 Vua Khải Định lệnh tặng cho Bà “Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”; năm Đinh Mão (1927) vua Bảo Đại gia tặng “Tề Thục Dực Bảo Trang Huy Thượng Đẳng Thần”.
Hàng ngàn người dân địa phương và các vùng xung quanh tham dự lễ hội rước Bà
Năm nay là năm Giáp Ngọ nên chủ đề chính liên quan đến con ngựa. Trong ảnh là chú ngựa chở Thánh Gióng phun lửa bay về trời sau khi đánh tan quân xâm lăng
Hàng năm vào ngày Mùng 10 và 11 tháng Giêng Âm lịch (ngày nhận sắc phong đầu tiên), làng Phước Ấm tổ chức lễ cúng Bà và khoe sắc (rước sắc phong). Sinh thời Bà rất thích hát tuồng và đua ghe nên vào những ngày rước cộ không thể thiếu hai nội dung này trong các hoạt động văn nghệ, thể thao truyền thống của làng.
Tuy nhiên, điểm nhấn của lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem và dân làng chính là lễ ruớc cộ vào tối 11 tháng Giêng với 6 cộ diễu hành, đi đầu là cộ rước sắc phong tiếp đến là cộ rước sắc Bà và theo sau lần lượt là 4 cộ đại diện cho 4 xóm của làng và đây cũng là nghi lễ cuối cùng trong diễn trình lễ hội Bà.
Chủ đề Sơn Tinh - Thủy Tinh cũng được đưa vào lễ hội
Chủ đề Sơn Tinh - Thủy Tinh cũng được đưa vào lễ hội
Ông Nguyễn Văn Sơn – Trưởng Ban trị sự lăng Bà cho biết: “Năm nay là Giáp Ngọ nên 2 cộ đã được làm theo chủ đề liên quan đến con ngựa là Thánh Gióng cỡi ngựa về trời; Quang Trung đại phá quân Thanh và 2 cộ chủ đề Chiến thắng Điện Biên Phủ và Sơn Tinh – Thủy Tinh nhằm kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cầu cho mưa thuận gió hòa, đẩy lùi thiên tai địch họa”.
Tùy năm mà cộ được làm theo một chủ đề phù hợp. Mỗi cộ dù đẹp xấu khác nhau nhưng đều thể hiện sự kết tinh tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như hội họa, trang trí, tạo hình, diễn xướng… đậm chất dân gian với diễn viên là các em nhỏ của làng. 
Dù trải qua hơn trăm năm nhưng lễ hội rước cộ Bà Chợ Được vẫn còn giữ nguyên những giá trị ban đầu, đó không chỉ là sự ngưỡng vọng của dân làng đối với công đức Bà, mà qua lễ hội tính cộng đồng xóm làng càng thêm bền chặt.
Hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng được đưa vào nội dung lễ rước cộ Bà
Hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng được đưa vào nội dung lễ rước cộ Bà
Ngày nay, đời sống của người dân làng Phước Ấm đã thay đổi nhiều nhưng sản vật dâng lên Bà vẫn đơn sơ thành kính; những mâm hoa quả vẫn là chủ đạo, những cụ già dù bước chân đã run vẫn kính cẩn quỳ lạy 2 tay dâng lên hòm công đức số tiền ít ỏi tằn tiện của mình. Hầu như những tệ nạn ăn theo, chặt chém du khách, mâm cao cỗ đầy rượu thịt không hề xuất hiện nơi đây dù con cháu giàu có bao nhiêu; với họ lễ rước cộ Bà là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh thuần túy, là dịp để tỏ lòng tri ân công đức tiền nhân, những người đã có công khai sơn phá thạch vùng đất này.
Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được dù chỉ là một lễ hội có quy mô địa phương nhưng việc gìn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống  trong lễ hội vẫn là điều đáng quý nhằm biến lễ hội thật sự là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân để mỗi ai về với lễ rước cộ Bà lòng cũng nhẹ nhàng phấn khởi.
Đầu Xuân đi xem rước cộ Bà không chỉ thể hiện niềm tin thành kính, sự hoài mong về một năm mới mưa thuận gió hòa, bình an hạnh phúc mà còn là sự quay về với những giá trị văn hóa nguyên sơ mà những người dân làng Phước Ấm qua bao đời đã gìn giữ duy trì như một nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng qua hàng trăm năm hình thành, phát triển.
Một số hình ảnh rước cộ Bà Chợ Được tối 10/2 (nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)
Mỗi năm, dân làng tổ chức lễ hội nhằm tri ân đến Bà
Mỗi năm, dân làng tổ chức lễ hội nhằm tri ân đến Bà
Người dân địa phương rất thành kính đối với công ơn của Bà
Người dân địa phương rất thành kính đối với công ơn của Bà
Người dân địa phương rất thành kính đối với công ơn của Bà
Đông đảo phụ nữ người địa phương tham gia lễ hội
Đông đảo phụ nữ người địa phương tham gia lễ hội
Đông đảo phụ nữ người địa phương tham gia lễ hội
Đông đảo phụ nữ người địa phương tham gia lễ hội
Sắc phong vua Khải Định ban cho Bà
Sắc phong vua Khải Định ban cho Bà
Chủ đề chiến thắng Điện Biên Phủ cũng được người dân đưa vào lễ hội
Chủ đề chiến thắng Điện Biên Phủ cũng được người dân đưa vào lễ hội

C.Bính- L.Vinh

Chuyện Bà Chợ Được


.
.
Sách “Thần nữ linh ứng truyện” (được lưu giữ tại lăng Bà) do Đồng Tam giáp Tiến sĩ Hồ Mộng và ông Nguyễn Bội Bửu (hay Học) biên soạn ngày 26 tháng 12 năm Khải Định thứ 4 (1919)  kể về sự linh ứng của Bà Chợ Được ở xã Hưng Thạnh Đông, tổng Đông Thạnh hạ, trấn Lễ Dương, phủ Thăng Bình.
Tái hiện hình tượng Hai Bà Trưng trong Lễ rước cộ Bà Chợ Được.
Tái hiện hình tượng Hai Bà Trưng trong Lễ rước cộ Bà Chợ Được.
Bà Chợ Được tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25 tháng 2 năm Canh Thân triều Lê Cảnh Hưng năm thứ 39 (1800) tại châu Phiếm Ái, tổng Mỹ Hòa, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn; nay thuộc thôn 10, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà là người khác thường. Con nhà giàu có, sinh nơi khuê các nhưng lại có tiếng nói sang sảng, người đẫy đà, trắng trẻo như tuyết. Bà thích ăn mặc sạch sẽ, quần áo may xong phải giặt rồi mới mặc, không ăn thức ăn mua sẵn ngoài chợ, người đoan chính, dịu dàng, đối với trẻ con thì rất khéo chăm sóc vỗ về, thường làm tiếng sáo mũi, thích nghe ca hát và tiếng pháo nổ.
Bà mất ngày 19 tháng 11 năm Đinh Sửu (1817). Ban đầu, mộ Bà được táng tại thôn Phiếm Ái, đến năm Thành Thái thứ 10 (năm Mậu Tuất - 1898), Tổng đốc Quảng Nam Nguyễn Công Thưởng sợ sông Ái Nghĩa lở sát mộ Bà, bèn lập đàn xin dời mộ đến làng Phúc An. Khi dời mộ, khai quật lên thấy đất có đủ năm màu, cốt cách vẫn nguyên vẹn, dưới cỏ có một dây chuyền ngọc quấn quanh, đúng là dung mạo của thần. Dời mộ xong, Bà nhập đồng bảo người cháu là Nguyễn Thực chuẩn bị trầu cau và rượu để tạ người làng, nghe thế, ai cũng bái phục. Tám năm sau, Tổng đốc Hồ Đăng Đệ và huyện quan Đại Lộc kêu gọi nhân dân hương hào quyên góp tiền bạc để sửa mộ đất của Bà thành mộ xây.
Theo sách đã dẫn, sau khi mất, hồn Bà chu du khắp vùng sông nước Trường Giang, đến năm Tự Đức thứ 5 thì lãng du đến làng Phước Ấm bên dòng Trường Giang. Thấy phong cảnh hữu tình, trên có rừng, dưới có sông núi, lại nằm ở vị trí cửa sông, gần đường lộ nên Bà hiển linh để báo mộng cho dân làng nơi đây xây chợ, quy tụ dân cư lập làng. Ban đầu, Bà hóa thân thành một cô gái mở một quán nước bên đường, người qua kẻ lại ngày một đông, dần dà phát triển thành chợ. Để ghi nhớ công ơn Bà, nhân dân lập miếu thờ gọi là Lăng Bà, đặt tên chợ bà lập là chợ Được, triều đình phong bà là “Thần Nữ Linh Ứng - Nguyễn Thị đẳng thần”.
Dân gian còn kể nhiều mẩu chuyện rất hiển linh về Bà.
Bà có người cháu họ xa tên là Lê Hùng đi ghe ra Hà Nội buôn bán hẹn đến tháng 5 về. Lúc về có một người quá giang, người này bị say sóng nằm mê man chẳng ăn uống gì cả. Khi ghe về đến vùng biển Quảng Bình, nửa đêm gặp bão biển dữ dội, toàn ghe đều chìm hết. Lê Hùng gặp nạn sợ hãi xin Bà cứu nạn; lập tức Bà nhập vào người say sóng, đứng dậy cầm tay lái: “Dừng lại, nơi đây có ta không sợ gì cả”. Hùng vâng theo lời dạy, quả nhiên được bình an.
Ở xã Hòa Thanh thuộc phủ Tam Kỳ xưa có người tên là Nguyễn Thuần, chở nước mắm bằng thuyền ra bến Thần Châu. Ở đây có người bắt được con chim lớn, định lấy hai cánh làm thành quạt để cúng lên miếu Bà. Thuần nhân lúc say rượu, muốn xin hai cánh chim nhưng người đó vốn có lòng thành nên không đồng ý cho. Thuần bảo ông cứ cho tôi đi, nếu Bà quả có linh thiêng thì tới Hà Thanh mà hại tôi.
Nói xong, Thuần bỗng kéo buồm cho thuyền quay ngay lại rồi cập vào bến sông trước miếu Bà, anh ta bước lên trước án thần trong miếu Bà, tự hô tên và tự bảo “Mày còn khinh mạn ta hết, mày đã thấy sự linh diệu của ta chưa?”. Ngay sau đó, anh ta bỗng nhiên cúi xuống trước án lạy cả trăm lạy xin Bà tha tội. Khoảng chừng hai khắc, người chú ruột của Thuần thấy thế, hết sức kinh hoảng, vội tắm rửa sạch sẽ rồi đến trước miếu lạy một trăm lạy, thay mặt cháu mình xin Bà tha thứ. May là Bà dừng phạt, nên Thuần được bình an.
Tưởng nhớ công đức của Bà, hằng năm người dân làng Chợ Được tổ chức tế lễ và rước sắc phong vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch. Lễ rước cộ, ngoài bàn kiệu chính gồm sắc phong và ngai của Bà, các nghệ nhân còn dựng lên các bàn cộ thể hiện các tiểu phẩm được trích đoạn từ truyền thuyết, lịch sử để lễ hội thêm đa dạng và phong phú.
AN TRƯỜNG
;
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét