Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Choáng ngợp giữa vịnh Hạ Long của Nam Bộ

(Kienthuc.net.vn) - Điều đặc biệt là danh thắng kì vĩ này đã được tạo nên từ chính bàn tay con người...

Những món thịt chuột lạ lùng ở quê lúa

Thịt chuột nấu đông, thịt chuột nấu canh, thịt chuột nướng xiên, chuột ép lá ré, nướng than... là món ăn khoái khẩu của dân nhậu ở nhiều làng quê lúa mà không phải ở đâu cũng có.
Mâm cỗ to nhất, sang nhất ở một số làng xã trong tỉnh Thái Bình phải có thịt chuột. Không có bát thịt chuột nấu đông hoặc chuột đồng nướng thì chưa phải là cỗ sang, nhất là vào dịp lễ, Tết hoặc ngày giỗ chạp, cưới xin...
Lịch sử món chuột
Quê lúa Thái Bình sông nước bao quanh, đồng ruộng đất đai phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu. Nhưng đây cũng là địa bàn cho họ hàng nhà chuột sinh sôi nảy nở, con đàn, cháu đống, nhiều không kể xiết.
Hiện nay có hàng trăm quán tiểu hổ mở ra ở tỉnh Thái Bình, là điều bất hạnh cho họ nhà mèo, nhưng lại là niềm vui cho biết bao thế hệ họ nhà chuột.
Chuột tàn phá ruộng lúa, làm tổ ở bờ sông, bờ ruộng, nơi gồ đất cao, trong vườn cây... Vụ mùa, đồng khô, đàn chuột vô tư nhâm nhi hạt lúa béo tròn, rung râu cảm nhận vị ngon của hạt thóc vào mẩy. Chúng rúc rích gọi bạn tình trong ruộng lúa.

Bắt chuột
Chuột là lũ đục khoét, ngặm nhấm, ăn tàn phá hại nguy hiểm nhất đối với loài người. Chuột phá hoại lúa, hoa màu, ngô, khoai, sắn mạnh nhất. Chẳng thế mà thời xưa các quan huyện, quan tỉnh thường lệnh cho dân các làng, xã tổ chức diệt chuột.
Sách “Thái Bình phong vật chí” của Phạm Văn Thụ, Tuần phủ Thái Bình thời nhà Nguyễn viết: “Đầu đời Tự Đức (1848 – 1883) ở huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy) bị nạn chuột đồng, chuột to, chuột nhỏ kéo nhau từng đàn cắn phá hết lúa má ngoài đồng, dân chúng đã nhiều cách xua đuổi mà không có hiệu quả.
Nạn chuột ấy kéo dài như thế đã 2 – 3 năm, ruộng đồng phải bỏ hoang cho cỏ mọc. Giặc chuột sinh trưởng ngày càng nhiều. Trâu bò xuống cày ruộng, chuột xúm đến cắn chân, gặm đùi đau hơn ruồi trâu đốt. Bấy giờ tri huyện (huyện Thanh Quan) là Tống Xuân sức cho dân chúng hễ ai bắt nạp 10 đuôi chuột thì được thưởng 3 tiền.
Dân chúng bắt được rất nhiều, phải đổ vào sọt mà đếm. Từ đó về sau, nạn chuột mới dần tạm dứt. Mấy năm liền xảy ra nạn đói to, dân cho đó (nạn chụôt) là triệu chứng năm mất mùa”.



Thui chuột
Một số tài liệu cũng cho rằng, từ phong trào diệt chuột bất đắc dĩ này mà nông dân đã chế biến vào tạo ra nhiều món ăn mà nguyên liệu chính là những chú chuột đồng béo tròn, nặng từ 0,2 đến 1kg.
Vào mùa gặt, dạo qua một số làng quê ở đất lúa, chúng ta sẽ thấy được “công nghệ” chế biến món ăn từ thịt chuột đạt đến đỉnh cao, khó có nơi nào sánh được. Tuy nhiên ở mỗi vùng quê lại có cách chế biến thịt chuột khác nhau.
Thời điểm bắt chuột là quan trọng nhất. Ngày nay có nhiều cách bắt loài “tí ” này, nhưng phổ biến nhất vẫn là đặt bẫy, hun khói hoặc đổ nước vào hang để chuột bị sặc, vội chạy ra ngoài. Khi chuột chạy ra cũng là lúc để cho các chú khuyển tha hồ trổ tài phi thân đuổi bắt.
Vào mùa gặt, các thợ gặt thường thăm dò khu vực có nhiều chuột, sau đó gặt quây tròn trên thửa ruộng, dồn chuột vào giữa. Khi đám lúa chưa gặt hết, chỉ còn rộng khoảng vài chiếu, người ta căng lưới vây hoặc hù dọa bằng cách đập mạnh xung quanh làm cho chuột hoảng sợ chạy ra và sa vào lưới hoặc bị mọi người dùng gậy, liềm, đòn gánh đánh bắt.

Chuột được chế biến thành vô số món ăn lạ và ngon
Ở xã Đồng Tiến (Quỳnh Phụ, Thái Bình), do đặc điểm thấp trũng, nên phần ruộng cao thì cấy lúa, ruộng thấp ven sông trồng cói. Đến khi lúa chín, chuột từ các ruộng cói kéo ra “liên hoan” lúa và hoa màu.
Khi lúa trên đồng thu hoạch hết, chuột lại kéo nhau về hang ổ ở ruộng cói. Vì thế, vào mùa gặt hoặc khi thu hoạch cói, người dân thường mang theo thuốn sắt, cùng các gia vị và lá ré, lá chuối, lá gừng... để thưởng thức chuột.
Khi cắt cói, dân làng cũng đặt lưới vây tròn như cách bắt chuột khi gặt lúa. Theo các thợ săn dầy dặn kinh nghiệm, thời điểm cuối vụ gặt chuột béo nhất. Lúc đó gần đến mùa đông, chuột ăn rất nhiều với mục đích tích lũy mỡ để có đủ sức chống chọi với cái rét của mùa đông. Do đó thịt chuột ở giai đoạn này vừa béo vừa ngậy.
Những món chuột lạ lùng
Sau khi bắt được chuột, thì tiến hành làm sạch lông, mổ bỏ ruột, chặt chân, chặt bỏ đầu chuột. Chuột béo tròn được thui trên lửa rơm (như thui chó), mỡ chảy xèo xèo.
Phần thân chặt nhỏ, cho các loại gia vị mắm, muối, hạt tiêu bắc, riềng, gừng, sả. Nước đổ xâm xấp rồi bắc bếp nấu thật nhừ. Sau đó múc ra bát để nguội (như nấu thịt lợn đông).
Món thịt chuột nấu đông rất ngon. Vào ngày lễ, Tết hoặc giỗ chạp của nhiều gia đình ở xã Đông Phương (Đông Hưng) món thịt chuột nấu đông được ưa chuộng hơn cả.
Một món thịt chuột rất lạ lùng ở Thái Bình, ấy là món canh chuột. Những năm trước, một số làng rất phổ biến món thịt chuột nấu rau mồng tơi.
Bắt được chuột về, dân làng làm thịt chuột sạch sẽ, rồi cho vào nồi luộc kỹ. Sau đó vớt chuột ra và để nguội.
Công đoạn tiếp theo là bóc gỡ lấy thịt, phi hành, tỏi, gừng, nước mắm cho thơm, rồi đổ thịt chuột vào đảo đều để thịt chuột ngấm gia vị. Dùng thịt chuột xào nấu với rau mồng tơi. Món canh chuột ăn vừa mát, vừa thơm lại rất bổ, ai cũng mê.

Chuột được bán ở chợ
Chuột nướng cũng là món được ưa chuộng. Khi bắt được chuột ở ruộng lúa, ruộng cói, những tay “sành nhậu” liền hò nhau làm thịt họ hàng nhà tý tại trận.
Sau khi đã tẩm gia vị vào thịt, thì bọc lá ré, lá chuối. Dùng que sắt xiên món chuột, cắm đứng các que sắt trên bờ rộng, bờ sông và phủ rơm rạ châm lửa đốt để nướng chuột.
Có nơi, sau khi bó các loại lá thơm, người ta lấy đất bọc lại, rồi chất rơm rạ đốt đùng đùng. Khi bọc đất nứt ra thì thịt chuột đã chín.
Giữa cánh đồng quê, gió mơn man thổi, sóng lúa rì rào, chạm cốc rượu cùng món thịt chuột nướng thơm giòn, béo ngậy thì không còn gì tuyệt bằng. Đúng là món ăn ngon lại hợp cảnh, hợp tình thì cả đời ai dễ mà quên.
Không chỉ có món thịt chuột nướng bằng rơm rạ, mà các tay sành ăn còn nướng chuột đã tẩm ướp gia vị trên than củi. Cứ chín miếng nào thì ăn miếng ấy, nóng hôi hổi.
Món chuột ép lá ré mỗi nơi làm một khác, nhưng dù làm kiểu nào, thì đây cũng được coi là món đặc sản của người dân một số vùng quê lúa.
Ở Thái Thụy thì luộc chuột, bọc lá ré, rồi lấy cối đá đè cho cứng lại. Ở Đông Hưng thì chế biến món này cầu kỳ hơn. Sau khi luộc qua thì bỏ ra rổ cho chuột khô lại. Sau đó nướng chuột bằng than củi.
Chuột chín thì trải tàu lá chuối. Rải lá ré trên lá chuối cùng các gia vị như lá gừng, lá riềng, lá chanh, lá sả giã hoặc thái nhỏ. Chuột được đặt vào giữa đống gia vị, rồi phủ lớp nữa gia vị lên. Lá chuối cuốn lại, dùng lạt bó tròn như bó giò.
Tiếp đó “giò chuột” được ép chặt bởi hai thanh tre cứng. Loại thịt chuột ép lá ré có hương vị rất đặc biệt, ăn vừa thơm, vừa giòn, được nhiều người ưa thích. Các cụ kể rằng, ngày xưa chỉ có nhà giàu, hoặc những tay chơi hạng sang mới chế biến món thịt chuột ép lá ré để mời khách quý.
Người dân nhiều vùng ở quê lúa mê món thịt chuột, chế biến đủ loại đặc sản thịt chuột để ăn. Vì thế, chuột không phải là vấn đề quá lớn đối với nhiều vùng quê, nơi người dân mê đặc sản thịt chuột.

VTC/Depplus

Lạp xưởng ngon trứ danh đất Tây Bắc

Lòng làm lạp xưởng là lòng non, nhồi thịt nạc vai xay nhuyễn, ướp gia vị, hành băm phi thơm, hạt mắc khén, phơi trên giàn bếp luôn đỏ lửa cả năm.
Thử tưởng tượng xem, suốt quãng đường dài buốt giá, cả ôm lẫn xế đều tê dại vì cóng, dân phượt chẳng mong gì hơn được hơ mình bên bếp lửa ấm áp với rượu ngô và có một chút lạp xưởng hun khói chấm với tương ớt Mường Khương cay xè mắt mũi. Vị giác được đưa tới mọi điểm cực: Cực cay, cực đậm đà và cực khó quên.

Lạp xưởng Tây Bắc là món ngon được người dân tộc vùng cao làm để ăn quanh năm. Đến nhà nào trên Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Hà, Mường Khương sang tận Cao Bằng, chui vào nơi xó bếp ám mùi khói đen bồ bóng, thấy lủng liểng trên chái bếp những khúc lạp xưởng ngon lành trên ấy mà thèm. Lạp xưởng làm trước dịp Tết vài ba tháng, để quanh năm không hỏng, ăn quanh năm lúc nào cũng thấy ngon.

Muốn làm lạp xưởng ngon cần đủ các yếu tố từ lòng non, thịt đến khâu nhồi và gác bếp. Ảnh: Lam Linh.

Cách thức làm lạp xưởng các vùng miền tương đối giống nhau, thêm chút đậm đà tùy theo khẩu vị từng nơi. Lòng để làm lạp xưởng là lòng non. Lòng được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Nhân làm lạp xưởng là thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông, những phần ngon của thịt lợn. Thịt được băm nhỏ, tẩm ướp với gia vị, hành băm phi thơm, đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt.

Nhồi nhân thật chặt vào ruột, sao cho miếng lạp xưởng tròn đều và căng mượt. Lạp xưởng nhồi căng, đem phơi dưới nắng khoảng 3 ngày rồi treo lên gác bếp. Trong vài ngày đầu, nhớ nổi lửa bếp hồng để lạp xưởng được hơi khói mới. Cứ thế, lạp xưởng treo nơi gác bếp để quanh năm không hỏng, không mốc, không thối.
 
Nhờ hơi gác bếp, chín dần. Lạp xưởng khi ăn có thể mang ra nướng trên bếp than hồng hay đảo qua chảo rán. Nhìn miếng lạp xưởng ngon trên đĩa bên bát tương ớt Mường Khương, món tương ớt được làm từ trái ớt tươi cay xè, không thể chờ đợi lâu hơn nữa.
 
 
Lạp xưởng Yên Bái hợp với dân nhậu. 

Lạp xưởng Yên Bái (nơi làm ra nó) được hun kỹ hơn. Vỏ săn, sẫm màu, giòn và ám mùi khói bếp. Khi ăn, bạn sẽ thấy một mùi thơm vừa lạ vừa quen, đó chính là mùi của bã mía hun cùng củi. Lạp xưởng Yên Bái để lâu nên quắt lại, khi ăn đầu bếp sẽ luộc qua nước, sau đó thả vào chảo rán.

Lạp xưởng Cao Bằng lại thiên về vị béo, ngậy. Vỏ ngoài có màu hồng sáng, mềm, kích cỡ to hơn lạp xưởng Yên Bái. Do ít vị hun khói và hương vị cũng khác, nên thích hợp với chị em phụ nữ và trẻ em. Còn lạp xưởng Yên Bái hợp với dân nhậu.

Mỗi ngôi nhà trên nẻo đường Tây Bắc sẽ cho bạn trải nghiệm một hương vị lạp xưởng riêng biệt. Đó là điều tuyệt vời nhất mà dân phượt - những kẻ thích khám phá cái lạ và sự trải nghiệm mong muốn.
 
 
Lam Linh/VNE/Depplus 

2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua

Đang giữa mùa dâu tằm, trái chín và thơm ngon hết độ, bạn hãy nhanh tay chế biến hai món ngon từ trái dâu tằm này nhé!
1. Dâu tằm ngâm siro



 - 1kg dâu tằm: chọn dâu chín đều, không trầy xước, màu tím thẫm.
- 100g đường phèn
- 1 bình thủy tinh nắp kín
- Vài tấm vải gạc tiệt trùng
 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  1



 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  2
 
Dâu tằm cắt bỏ cuống, nhặt bỏ quả hỏng hoặc chưa chín, rửa sạch dâu, để ráo nước. Sau đó cho dâu vào máy sinh tố xay nát.
  2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  3
 
 Tráng bình chứa dâu bằng nước sôi, để ráo. Đổ dâu xay nát vào bình, đổ đường vào ngoáy hoặc lắc cho tan đều đường trong hỗn hợp dâu.
 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  4
 
Dùng gạc tiệt trùng để kê giữa nút đậy bình và miệng bình, làm như vậy bạn sẽ tránh được sự nén khí có thể gây nổ bình do dâu lên men. Mỗi ngày bạn lắc bình một lần cho dâu hòa đều các chỗ lên men. Ngày thứ nhất bạn sẽ thấy dưới đáy bình có chút nước dâu lắng xuống, tới ngày thứ 7 hoặc thứ 10 là bạn sẽ thấy toàn bộ xác dâu nổi lên trên, phần siro dâu lắng xuống dưới. 
  2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  5
 
Lọc siro dâu ra chai hoặc bình đậy kín để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tách riêng phần xác dâu bỏ đi hoặc bạn có thể tranh thủ nấu chút mứt dâu từ xác dâu ngâm siro.  

2. Cách làm mứt dâu tằm:

 - 800g trái dâu tằm: chọn dâu chín đều và tím thẫm, không dập nát
- 250g đường cát
- 250g mạch nha, nếu không có mạch nha bạn có thể dùng tạm đường đun sánh lên như mạch
- Nửa quả chanh vắt lấy nước cốt
- 100ml nước lọc
- 1 bình thủy tinh có nắp kín
 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  6



 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  7
 
Trước tiên, bạn cần ngâm trái dâu tằm trong nước chừng nửa tiếng, cắt bỏ cuống, nhặt bỏ quả hỏng hoặc chưa chín. Rửa sạch dâu rồi để ráo. Sau đó bạn trộn đều dâu với đường trong âu lớn để 1 tiếng cho ngấm. Bạn chú ý cần sử dụng âu hoặc nồi chứa dâu là loại có tráng men để tránh oxi hóa kim loại.
 2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  8
2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  9
 
 Đổ nước cốt chanh, 100ml nước lọc và toàn bộ mạch nha vào nồi dâu đun lửa nhỏ. Đảo đều tay thường xuyên để có hỗn hợp dâu keo và sánh.Quá trình đun này có thể tới 40 phút, càng chậm càng tốt. Tùy theo mức độ bạn muốn mứt dâu dẻo hay còn chút quả nguyên mà đun kĩ hay không.
  2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  10
 
Đợi mứt dâu nguội, bạn múc ra lọ kín. Mứt có thể để được 1 tháng trong nhiệt độ phòng. Nếu bảo quản ngăn mát tủ lạnh bạn có thể để được rất lâu

Siro dâu và mứt dâu là 2 món ngon từ dâu tằm bổ phổ biến nhất mà mỗi mùa dâu tằm chị em thường nhanh tay mua về tự tay làm lấy. Mứt dâu có thể được dùng pha nước giải khát, làm kem dâu, làm nhân mứt cho bánh,...
2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  11
Món siro dâu ngâm kiểu này rất ít đường và được lên men nhẹ, vì thế nó có thể được dùng như một loại cocktail đẹp mắt mà lại có tác dụng dưỡng da tuyệt hảo cho chị em chứ không chỉ là một món ngon từ trái dâu tằm để giải khát ngày hè.
2 món ngon từ trái dâu tằm bạn không thể bỏ qua  12
Đang giữa mùa dâu tằm, trái chín và thơm ngon hết độ, bạn hãy nhanh tay lựa chọn dâu về và trổ tài chế biến các món ngon từ dâu tằm nhé!

Mai Anh/MASK/Depplus

Ảnh: YoYo

Ngược dòng Nậm Nơn

(PetroTimes) - Đầu năm, chúng tôi lên xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) để chứng kiến không khí đất trời và lòng người ở miền biên cương trong mùa Xuân mới. Thật may, lên đúng dịp Đoàn công tác của địa phương chuẩn bị thực hiện chuyến tuần tra biên giới đường sông, người viết được mời tham gia để có thêm sự trải nghiệm về cuộc sống.
Năng lượng Mới số 305
Vượt "trận địa"... thác
Từ bến đò bản Xiềng Tắm, 2 chiếc thuyền máy chở 15 thành viên của đoàn công tác do Thiếu tá Trần Quốc Nam - Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Lý làm trưởng đoàn nổ máy rồi lướt nhanh trên mặt nước hiền hòa. Qua bản Yên Hòa và Xằng Trên, dòng nước Nậm Nơn đã bắt đầu chảy xiết, những thác ghềnh lớn nhỏ thi nhau xuất hiện để thử thách tài nghệ của người lái thuyền. Đầu tiên là Cành Cạp (tiếng Thái nghĩa là thác đá nhọn như những chiếc răng nằm khít nhau) với vô số những hòn đá nhọn được bày binh bố trận giữa lòng sông. Để đảm bảo an toàn và giảm trọng lượng khi thuyền vượt thác, mọi người phải lên bờ rồi men theo vách đá lởm chởm để đi qua, chỉ hai người ở lại trên thuyền để điều khiển.
Thuyền chúng tôi vượt qua khe Huồi Mai - là đường ranh giới phân chia lãnh thổ của của hai nước Việt - Lào. Từ đây, dòng chảy Nậm Nơn cũng thuộc về hai quốc gia, phía hữu ngạn là của Việt Nam, còn phía tả ngạn là của nước bạn Lào. Bên hữu ngạn có ba bản Thái là Piềng Típ, Cha Nga (xã Mỹ Lý) và Keng Đu (xã Keng Đu).
Vượt thác Nậm Nơn
Giữa trưa, đoàn ghé thăm bản Cha Nga. Sau bữa cơm trưa, Ban Quản lý bản báo cáo sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn. Điều đáng mừng là đời sống của bà con luôn được ổn định, an ninh trật tự được giữ vững, không có hiện tượng di dịch cư tự do và tái trồng cây thuốc phiện. Mối quan hệ với các bản bên kia đường biên được giữ gìn tốt đẹp, việc đi lại thăm thân và trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Sáng hôm sau, đoàn tiếp tục ngược dòng Nậm Nơn lên địa bàn tiếp giáp với xã Keng Đu. Lên thuyền, vượt Cành Sạc, Cành Sộc và Cành Mỡ, gần trưa thuyền chúng tôi cập bến Keng Đu. Tại đây, không biết các chiến sĩ biên phòng thuộc Trạm kiểm soát Keng Đu (thuộc Đồn Biên phòng Keng Đu) đã đón chờ từ lúc nào. Phía trước trạm, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay trước gió. Bên kia dòng sông là lãnh thổ nước bạn với những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn.
Nỗi niềm tháp cổ
Trở lại bản Yên Hòa, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi được chứng kiến vẻ đẹp cổ kính của ngọn tháp soi bóng xuống dòng Nậm Nơn hùng vĩ. Một câu hỏi chợt thoáng hiện: Cư dân nào là chủ nhân của một công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc nơi sơn cùng thủy tận này? Và chắc hẳn nơi dải biên cương xa xôi này từng có một nền văn hóa phát triển khá rực rỡ và mang đậm bản sắc? Đó cũng chính là động cơ thôi thúc chúng tôi bước lên bờ hy vọng tìm hiểu được phần nào những “ẩn số” đằng sau vẻ trầm mặc, rêu phong của ngọn tháp cổ.
Tháp cổ Yên Hòa tọa lạc trên một vùng đất khá rộng rãi và bằng phẳng. Tháp cao chừng 25-30m và được xây bằng gạch nung. Thân tháp vẫn còn lưu giữ dấu tích của những bức phù điêu và nét hoa văn, họa tiết hết sức tinh tế. Nhưng thật tình, khi được tận mục sở thị, cái sự hồ hởi, háo hức ban đầu gần như tan biến và thay vào đó nỗi xót xa, bùi ngùi khi phải chứng kiến một phế tích. Và sẽ không quá lời khi nói rằng: Nếu không kịp thời trùng tu, ngọn tháp này sẽ đổ sập trong một ngày không xa.
Tháp cổ Yên Hòa
Bởi lẽ chân tháp đã xuất hiện nhiều lỗ thủng lớn, một góc đã sập, tháp có dấu hiệu bị nghiêng và những vết rạn nứt nói lên rằng tuổi thọ và sức chịu đựng không còn nhiều. Những bức phù điêu và đường nét hoa văn, họa tiết đã bị bong gãy và đứt đoạn nên không thể xác định rõ ràng, cụ thể hình hài và ý nghĩa. Chung quanh thân tháp cây dại bám đầy càng gợi lên vẻ hoang phế của một công trình kiến trúc chắc hẳn một thời từng là niềm tự hào của những cư dân bản địa.
Hỏi về nguồn gốc tháp cổ, gần như hầu hết người dân bản Yên Hòa ai cũng lắc đầu tỏ ý không biết. Theo họ, giờ đây may chăng có cụ Lô Văn Minh, một bậc cao niên sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này còn có thể biết được một đôi điều. Cụ Minh giờ đã theo con cháu về cư trú tại bản Xốp Tụ. Chúng tôi rời Yên Hòa và xuôi dòng Nậm Nơn xuống bản Xốp Tụ để tìm gặp cụ Lô Văn Minh, người được cho là còn giữ một ít điều bí mật về tháp cổ.
Ở độ tuổi 87 nhưng cụ Minh vẫn tỏ ra còn khá minh mẫn. Hỏi về tháp cổ Yên Hòa, cụ thong thả buông lời: “Từ khi còn bé ta đã trông thấy tháp. Hỏi bố ta, ông cũng trả lời như vậy. Và khi được hỏi, ông nội ta cũng chỉ có một câu trả lời như vậy thôi!”. Theo lời kể của cụ thì ngày xưa ngoài ngọn tháp ở bản Yên Hòa, ở Mỹ Lý còn có hai ngọn tháp có hình dáng tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn tại bản Xằng Trên và bản Xiềng Tắm. Hai ngọn tháp này đã bị đổ sập từ lâu. Có lẽ do đứng ở vị trí trung tâm nên tháp Yên Hòa được người xưa thiết kế lớn hơn.
Lúc cụ Lô Văn Minh còn nhỏ và cho đến tuổi trung niên, tháp cổ Yên Hòa vẫn còn nguyên vẹn. Chung quanh chân tháp là cả một quần thể các bức tượng Phật và tượng La Hán được làm bằng chất liệu đồng và bạc với nhiều kích cỡ và tư thế khác nhau. Khuôn viên của ngôi tháp được phủ đầy tán của những cây bồ đề cổ thụ. Phía sau có một ngôi miếu thờ. Trên đỉnh tháp có một viên ngọc thường xuyên phát sáng vào ban đêm (gọi là ngọc dạ minh châu) càng làm cho ngọn tháp trở nên huyền ảo.
Ngôi tháp này được một vị sư tăng trông nom, chăm sóc và hương khói quanh năm. Vào ngày Rằm và mồng Một hằng tháng, người dân Yên Hòa và các bản khác trong vùng thường đem lễ vật, hương đèn đến cầu xin bình an, phúc lộc. Thế rồi, vào những năm 70 của thế kỷ trước, một số người từ nơi khác đến suốt ngày rình rập để đánh cắp các bức tượng. Bọn người này ngày càng liều lĩnh và hống hách đe dọa đến sự bình yên nơi cửa Phật, khiến vị sư tăng phải lặng lẽ cầm tràng hạt và gạt nước mắt xuống bến sông rồi đi đâu không ai hay biết.
Vị sư tăng đi rồi, bọn người ấy được thể lấy cắp cho bằng hết các bức tượng quanh tháp. Không dừng lại ở đó, chúng còn ngang nhiên đục và làm sập một góc chân tháp để vào trong tìm tượng và của cải. Rồi viên ngọc dạ minh châu trên đỉnh tháp cũng bị đánh cắp. Những cây bồ đề trong khuôn viên cũng lần lượt bị cưa đổ. Từ đó, tháp cổ Yên Hòa trở thành phế tích, giờ đây gần như không còn bao sức lực để chống chọi với mưa nắng và gió bụi thời gian. Kể đến đây, dòng ký ức của cụ Minh như chùng lại, nét mặt trở nên đăm chiêu, ánh mắt như đang tìm về một cõi xa xăm và trên khóe mắt hình như rưng rưng giọt nước mắt...
Có người cho rằng, ngọn tháp này có từ thời nhà Trần, nó được vương triều này dựng lên để xác định ranh giới, cương vực của quốc gia Đại Việt. Hay nói cách khác, tháp có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, cột mốc tâm linh, góp phần khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Nếu đúng như vậy, chúng ta phải thật sự kính phục tầm nhìn sâu rộng của những người đứng đầu nhà Trần.
Chuyện trò với chúng tôi, ông Kha Văn Nghệ - Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Lý, bộc bạch: “Thật buồn khi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nhưng không nắm rõ truyền thống lịch sử và văn hóa quê hương. Người dân bản Yên Hòa nói riêng và xã Mỹ Lý nói chung đều có chung một mong muốn là tìm được nguồn gốc, lai lịch và có dịp được trùng tu tháp cổ để xây đắp niềm tự hào về truyền thống quê hương”.
Tường Anh

Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định

Nếu có dịp ghé thăm Bình Định, nơi được mệnh danh là “Đất võ trời văn”, bạn sẽ thấy nơi đây thực sự là xứ sở của những tháp Chămpa với 8 cụm tháp nằm ở các huyện, xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa.

Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Đôi
Xuất phát từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ gặp Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm thị Nại. Sở dĩ gọi tên như vậy vì có hai tháp đứng cạnh nhau, tháp chính cao 20m, tháp phụ cao khoảng 18m, bên nhau sừng sững giữa trời xanh.Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, nằm ở phường Đống Đa, Quy Nhơn, đây là  công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp đôi được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Cả hai đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ tháp mái. Vòm trên của các cửa cao vút lên như những mũi tên, mang dáng dấp kiến trúc của Ấn Độ. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Đôi về đêm
Cả hai tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda, hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp.
Tháp Đôi được được xếp vào loại đẹp “độc nhất vộ nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Bánh ít
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Bánh ít bên sông Côn
Cách TP.Quy Nhơn khoảng 20 km thuộc địa phận huyện Tuy Phước, bên cạnh ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 1, bạn sẽ gặp quần thể tháp Bánh ít, vì hình dáng như một loại bánh đặc sản của quê Bình Định. “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” gồm 4 tháp lớn, nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng sông Côn.Tháp Bánh Ít (tháp Bạc)được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12 tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi, cách Quy Nhơn 20 km. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt, mỗi sắc thái khác nhau. Ngôi tháp chính cao khoảng 20 m với mặt nền vuông được trang trí khá đẹp cùng các cột tháp được tạo dáng thanh thoát. Phần cửa cũng được với những hoa văn hình xoắn kết nối với nhau tạo nên một kiến trúc rất hài hòa.
Với tuổi đời hàng nghìn năm, mái tường rêu phong và những bức phù điêu sinh động, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao trong toàn bộ di tích tháp Chăm còn lại trên đất nước Việt Nam. Cụm tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Kiến trúc Champa ở tháp Bánh ítthapbanhit_1397461217_1397461233.jpg
Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo. Ảnh: Sotaydulich

Ở tháp Bánh ít bạn sẽ thấy được những kiến trúc duyên dáng của tháp, đặc biệt là tháp có hình yên ngựa, một nét đăc sắc của tháp Chămpa Bình Định.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Phú LốcPhu-Loc1.jpg
Ngọn tháp trơ trọi trên một quả đồi vắng. Ảnh: Panoramio

Nếu tiếp tục đi ra hướng Bắc bạn sẽ gặp tháp Phú Lốc và tháp Cánh Tiên. Hai ngọn tháp này cũng được xây trên những ngọn đồi cao, vì vậy đi ngang quốc lộ 1 bạn đều nhìn thấy.Tháp Phú Lốc (tháp Vàng)Thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tháp được xây dựng trên một đồi cao có vẻ đìu hiu. Đứng từ dưới chân tháp, du khách có thể nhìn khắp 4 hướng những cảnh trí xung quanh. Phần trang trí tháp với đá ốp xung quanh. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.
Với lối trang trí đơn giản với các cột đá được ốp xung quanh tháp, phần trang trí chủ yếu thể hiện ở trên các cửa giả, bao quanh trên vòm mỗi cửa là các bức phù điêu, tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn, và theo một số tài liệu nghiên cứu là quà tặng của vua Chế Mân xây tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức công chúa Huyền Trân của Đại Việt.Tháp được xây dựng bên trong quần thể di tích thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn vào thế kỷ 12. Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp được tạo dáng, thanh thoát với bố cục hợp lý, trang nghiêm.
Tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay. Từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Khác với nhiều tháp khác, phần trang trí tháp Cánh Tiên rất cầu kỳ từ hệ thống vòm cửa đến dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đến các khối đá ốp được chạm khắc hoa văn tinh tế tạo nên một vẻ đẹp trang nhã nhưng vẫn rất bề thế. Tháp được xếp hạng ti tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Một phần mái tháp Cánh Tiên
canhtien3_1397462935.jpg
Những hoa văn ở đỉnh tháp được chạm trổ tinh xảo. Ảnh: zizi
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Hoàng hôn về bên Tháp Cánh Tiên
Khi bạn đến tham quan tháp vào những buổi chiều, nhìn từ xa, các góc mái của tháp như những đôi cánh của các cô tiên nhảy múa trong sắc đỏ hoàng hôn.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Bình Lâm
Tiếp tục đi về phía biển bạn sẽ bắt gặp tháp Bình Lâm (nay thuộc huyện Tuy Phước) và một tháp chưa được khám phá trên núi Bà (Phù Cát, Bình Định).Được xây dựng trên một gò đất thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước cách Quy Nhơn khoảng hơn 20 km, tháp cao 20 mét được chia làm 3 tầng có hoa văn trang trí tinh tế. Đây được coi là một trong những ngọn tháp đẹp, thanh tú, có kiến trúc hài hòa tiêu biểu của kiến trúc Chăm.
Ngôi tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gạch có cửa hướng chính quay về phía đông. Người yêu kiến trúc sẽ dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp nhất của tháp chính là những vòm cửa giả, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng, tỉ lệ cân đối. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Chạm khắc ở tháp Bình Lâm
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Thủ Thiện
Từ tháp Bánh ít bạn theo quốc lộ 19 lên Tây Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp Thủ Thiện ở bên này và Tháp Dương Long ở bên kia sông Côn.Tháp được xây cất trên một vùng đất thấp, trên bờ nam sông Kôn thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Tây Bắc. Như các ngôi tháp Chăm truyền thống khác, tháp Thủ Thiện là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên.
Trên các mặt tường phía ngoài và các tầng tháp được tô điểm bằng các hình tháp nhỏ, tuy nhiên các cột ốp trơn, phẳng và không có hoa văn trang trí, các ô dọc trên tường nằm giữa các cột không những không được chạm khắc hoa văn mà còn biến thành một gờ nổi lớn nhô ra mạnh. Tháp có quy mô nhỏ, kiểu dáng trang nhã, thanh thoát, kỳ bí.

Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp Dương Long
Hầu như các tháp Chămpa ở Bình Định đều được xây trên các đồi cao, bên những dòng sông. Theo TS. Lê Đình Phụng thì Tháp Dương Long được coi là kiến trúc gạch cao nhất Đông Nam Á.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Hiện vật khai quật ở Tháp Dương Long
Đến bên tháp, bạn sẽ thấy sự to lớn, vĩ đại của tháp và tưởng như những công trình kiến trúc này không phải là do bàn tay lao động tài hoa của các nghệ nhân Chămpa xưa, mà là của các vị thần, của trời xanh: "Từ trời xanh rơi vài giọt thàp Chàm" - Thơ Văn Cao.Tháp Dương Long (tháp Ngà)
Là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 42 m, hai tháp bên cao 38 m), tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, thuộc huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn 50 km. Với nghệ thuật chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện trên tháp vừa hoành tráng vừa lộng lẫy, tinh tế và mềm mại. Cùng những họa tiết trang trí vừa sống động, chân thực, vừa huyền ảo, kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung.  Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.
Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Tháp có hình yên ngựa đặc trưng Bình Định

Khám phá xứ sở nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam

Cập nhật lúc: 13:16 22/09/2017

(Kiến Thức) - Với 7 tòa tháp Chăm còn đứng vững, tỉnh Bình Định là địa phương sở hữu nhiều tháp Chăm cổ nhất Việt Nam.
Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam
1. Tháp Đôi. Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-2

Nét độc đáo của tháp Đôi là cả hai tòa tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor WatKham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-3
2. Tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít là tên gọi của một cụm tháp Chăm nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-4
Đây là một trong những quần thể tháp Chăm có số lượng nhiều nhất Việt Nam, với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa).Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-5
3. Tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn) của người Chăm xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-6
Tháp cao 20m, mang kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa. So với nhiều tháp Chăm khác, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mỹ.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-7
4. Tháp Dương Long. Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-8
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Đây là những ngọn tháp Chăm cao nhất Việt NamKham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-9
5. Tháp Thủ Thiện. Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp Chăm độc đáo hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-10
Tháp mang kiến trúc điển hình của đền tháp Chăm với thân vuông, có 1 cửa chính và 3 cửa giả, đỉnh tháp có nhiều tầng...Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-11
6. Tháp Phú Lốc. Nằm trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-12
So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ.Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-13
7. Tháp Bình Lâm. Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11Kham pha xu so nhieu thap Cham nhat Viet Nam-Hinh-14
Khác với đa số các tháp Chăm được biết đến, tháp Bình Lâm nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc 
Quốc Lê