Nếu có dịp ghé thăm Bình Định, nơi được mệnh danh là “Đất võ trời văn”, bạn sẽ thấy nơi đây thực sự là xứ sở của những tháp Chămpa với 8 cụm tháp nằm ở các huyện, xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa.
Tháp ĐôiXuất phát từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ gặp Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm thị Nại. Sở dĩ gọi tên như vậy vì có hai tháp đứng cạnh nhau, tháp chính cao 20m, tháp phụ cao khoảng 18m, bên nhau sừng sững giữa trời xanh.Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, nằm ở phường Đống Đa, Quy Nhơn, đây là công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp đôi được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Cả hai đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ tháp mái. Vòm trên của các cửa cao vút lên như những mũi tên, mang dáng dấp kiến trúc của Ấn Độ. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.
Tháp Đôi về đêm
Cả hai tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda, hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp.
Tháp Đôi được được xếp vào loại đẹp “độc nhất vộ nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Tháp Bánh ít
Tháp Bánh ít bên sông Côn
Cách TP.Quy Nhơn khoảng 20 km thuộc địa phận huyện Tuy Phước, bên cạnh ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 1, bạn sẽ gặp quần thể tháp Bánh ít, vì hình dáng như một loại bánh đặc sản của quê Bình Định. “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” gồm 4 tháp lớn, nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng sông Côn.Tháp Bánh Ít (tháp Bạc)được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12 tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi, cách Quy Nhơn 20 km. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt, mỗi sắc thái khác nhau. Ngôi tháp chính cao khoảng 20 m với mặt nền vuông được trang trí khá đẹp cùng các cột tháp được tạo dáng thanh thoát. Phần cửa cũng được với những hoa văn hình xoắn kết nối với nhau tạo nên một kiến trúc rất hài hòa.
Với tuổi đời hàng nghìn năm, mái tường rêu phong và những bức phù điêu sinh động, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao trong toàn bộ di tích tháp Chăm còn lại trên đất nước Việt Nam. Cụm tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
Kiến trúc Champa ở tháp Bánh ít
Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo. Ảnh: Sotaydulich
Tháp Phú Lốc
Ngọn tháp trơ trọi trên một quả đồi vắng. Ảnh: Panoramio
Với lối trang trí đơn giản với các cột đá được ốp xung quanh tháp, phần trang trí chủ yếu thể hiện ở trên các cửa giả, bao quanh trên vòm mỗi cửa là các bức phù điêu, tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
Tháp Cánh TiênTháp Cánh Tiên nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn, và theo một số tài liệu nghiên cứu là quà tặng của vua Chế Mân xây tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức công chúa Huyền Trân của Đại Việt.Tháp được xây dựng bên trong quần thể di tích thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn vào thế kỷ 12. Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp được tạo dáng, thanh thoát với bố cục hợp lý, trang nghiêm.
Tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay. Từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Khác với nhiều tháp khác, phần trang trí tháp Cánh Tiên rất cầu kỳ từ hệ thống vòm cửa đến dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đến các khối đá ốp được chạm khắc hoa văn tinh tế tạo nên một vẻ đẹp trang nhã nhưng vẫn rất bề thế. Tháp được xếp hạng ti tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
Một phần mái tháp Cánh Tiên
Những hoa văn ở đỉnh tháp được chạm trổ tinh xảo. Ảnh: zizi
|
Khi bạn đến tham quan tháp vào những buổi chiều, nhìn từ xa, các góc mái của tháp như những đôi cánh của các cô tiên nhảy múa trong sắc đỏ hoàng hôn.
Tháp Bình Lâm
Tiếp tục đi về phía biển bạn sẽ bắt gặp tháp Bình Lâm (nay thuộc huyện Tuy Phước) và một tháp chưa được khám phá trên núi Bà (Phù Cát, Bình Định).Được xây dựng trên một gò đất thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước cách Quy Nhơn khoảng hơn 20 km, tháp cao 20 mét được chia làm 3 tầng có hoa văn trang trí tinh tế. Đây được coi là một trong những ngọn tháp đẹp, thanh tú, có kiến trúc hài hòa tiêu biểu của kiến trúc Chăm.
Ngôi tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gạch có cửa hướng chính quay về phía đông. Người yêu kiến trúc sẽ dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp nhất của tháp chính là những vòm cửa giả, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng, tỉ lệ cân đối. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.
Chạm khắc ở tháp Bình LâmTháp Thủ Thiện
Từ tháp Bánh ít bạn theo quốc lộ 19 lên Tây Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp Thủ Thiện ở bên này và Tháp Dương Long ở bên kia sông Côn.Tháp được xây cất trên một vùng đất thấp, trên bờ nam sông Kôn thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Tây Bắc. Như các ngôi tháp Chăm truyền thống khác, tháp Thủ Thiện là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên.
Trên các mặt tường phía ngoài và các tầng tháp được tô điểm bằng các hình tháp nhỏ, tuy nhiên các cột ốp trơn, phẳng và không có hoa văn trang trí, các ô dọc trên tường nằm giữa các cột không những không được chạm khắc hoa văn mà còn biến thành một gờ nổi lớn nhô ra mạnh. Tháp có quy mô nhỏ, kiểu dáng trang nhã, thanh thoát, kỳ bí.
Hầu như các tháp Chămpa ở Bình Định đều được xây trên các đồi cao, bên những dòng sông. Theo TS. Lê Đình Phụng thì Tháp Dương Long được coi là kiến trúc gạch cao nhất Đông Nam Á.
Hiện vật khai quật ở Tháp Dương Long
Đến bên tháp, bạn sẽ thấy sự to lớn, vĩ đại của tháp và tưởng như những công trình kiến trúc này không phải là do bàn tay lao động tài hoa của các nghệ nhân Chămpa xưa, mà là của các vị thần, của trời xanh: "Từ trời xanh rơi vài giọt thàp Chàm" - Thơ Văn Cao.Tháp Dương Long (tháp Ngà)
Là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 42 m, hai tháp bên cao 38 m), tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, thuộc huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn 50 km. Với nghệ thuật chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện trên tháp vừa hoành tráng vừa lộng lẫy, tinh tế và mềm mại. Cùng những họa tiết trang trí vừa sống động, chân thực, vừa huyền ảo, kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.
Tháp có hình yên ngựa đặc trưng Bình ĐịnhKhám phá xứ sở nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam
(Kiến Thức) - Với 7 tòa tháp Chăm còn đứng vững, tỉnh Bình Định là địa phương sở hữu nhiều tháp Chăm cổ nhất Việt Nam.
1. Tháp Đôi. Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Nét độc đáo của tháp Đôi là cả hai tòa tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat
2. Tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít là tên gọi của một cụm tháp Chăm nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Đây là một trong những quần thể tháp Chăm có số lượng nhiều nhất Việt Nam, với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa).
3. Tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn) của người Chăm xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tháp cao 20m, mang kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa. So với nhiều tháp Chăm khác, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mỹ.
4. Tháp Dương Long. Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Đây là những ngọn tháp Chăm cao nhất Việt Nam
5. Tháp Thủ Thiện. Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp Chăm độc đáo hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Tháp mang kiến trúc điển hình của đền tháp Chăm với thân vuông, có 1 cửa chính và 3 cửa giả, đỉnh tháp có nhiều tầng...
6. Tháp Phú Lốc. Nằm trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.
So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ.
7. Tháp Bình Lâm. Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11
Khác với đa số các tháp Chăm được biết đến, tháp Bình Lâm nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc
Quốc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét