Khi những cơn mưa dầm dề, rả rích suốt ngày đêm của tháng 10 thôi không ghé qua nữa, cũng là lúc dã quỳ ửng vàng trên các thảm xanh cao nguyên, chào đón một mùa hanh hao mới lại về. Đó là lúc những người trẻ khoác lên vai một chiếc balô giản đơn, gói trọn niềm háo hức được trở về với khoảng mênh mông bình yên đất trời...
Khác những lần trước chỉ rong ruổi một mình, chuyến đi này, đồng hành với tôi là 30 người bạn và điều thú vị là tất cả đều "bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau". Chuyến xe đêm đưa chúng tôi rời TP.HCM lên cao nguyên chỉ để tận hưởng trọn vẹn một chút cảm giác đi "bên lề cuộc sống" như thế.
Thật kỳ lạ, khi đến xứ này, khách phương xa dường như không thể biếng lười, chẳng dám uể oải ngủ nướng thêm ít phút như mọi khi, mà phải dậy thật sớm. cứ như sợ vô tình bỏ lỡ mất điều gì thú vị.
Bước đi giữa màn sương dày đặc cứ như thể đi vào một khoảng trời vô định, tựa đầu vào vai nhau trong sự vắng lặng của không gian mà ngỡ như có một giai điệu lãng mạn nào đó văng vẳng bên tai. Rồi ngọn đèn đường vàng vọt vụt tắt, trời hửng sáng, phố núi bắt đầu một ngày mới với tiếng lục đục dọn hàng của những tiệm bán đồ ăn sáng.
Với đam mê khám phá, tìm tòi những điểm mới lạ, chúng tôi đến với một cung đường thật lạ: Tu Tra, Suối Thông, Bồng Lai. Băng qua những vườn cà chua, cà tím mướt mắt, thích thú với những vườn cải, su hào, xà lách mênh mông.
Cả đoàn chúng tôi cứ len lỏi mãi trong không gian yên bình của núi đồi cao nguyên, lên một dốc cao, qua một khúc quanh, cả đoàn sững sờ đến thinh lặng.
Hai đồi dã quỳ vàng rực triệu bông khoe mình dưới nắng, xen giữa là con đường đất đỏ nhỏ xinh chạy dài đi không hết, hai bên đường dã quỳ đan vào nhau như một vòng cung che kín trên đầu. Và chúng tôi bắt đầu lang thang băng qua đường hầm hoa vàng rực trong ngơ ngẩn đến tột cùng.
Tiếp theo những giây phút sững sờ là sự nổ tung cảm xúc, hơn 30 con người cùng thi nhau la hét để biểu lộ sự sung sướng, choáng ngợp của mình! Hoa sà vào lòng, hoa phớt qua mặt, hoa lung linh đung đưa trong nắng như hân hoan, nhiệt thành đón chào lữ khách...
Dã quỳ có mặt nhiều ở các khu vực khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi, với các tên gọi khác như: cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe.
Dã quỳ vốn không phải là loài cây bản địa của Việt Nam, mà là do người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng vì đặc tính của thân cây có nhiều dưỡng chất phù hợp làm phân xanh cho các vườn cà phê và cao su. Do hạt dễ phát tán, dễ trồng bằng cách giâm cành nên loài cây này dần dần lan ra khắp Tây Nguyên.
Và cũng chẳng biết tự bao giờ, khi trời chớm vào Đông, hình ảnh những đóa dã quỳ lại len lỏi trong tâm khảm những người con xa quê hay những người yêu thú lãng du đã từng đặt chân đến vùng đất này vào đúng mùa hoa rực rỡ nhất.
Sự tích hoa dã quỳ gắn liền với tình yêu của đôi trai gái Klang và Hlimh của núi rừng cao nguyên. Cứ mỗi độ tháng Mười, nơi nàng Hlimh chết để bảo vệ người yêu, lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực, người ta thường gọi là hoa dã quỳ.
Những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy, phải chăng vì thế mà loài hoa này tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết của Đà Lạt ngàn hoa...
Con đường vào "động hoa vàng" lại càng thêm quyến rũ với những đồi chè trập trùng vây quanh, trên đồi cao, những ngôi nhà trắng nhỏ xinh với rất nhiều dã quỳ vây quanh.
Trên các lối vào nhà, trên các con đường đất đỏ rẽ ngang cũng ngập tràn sắc hoa vàng. Hoa dã quỳ đẹp nhất vào buổi sáng, khi cái nắng vừa hừng, sương vẫn còn đọng trên lá và những cánh hoa, hư ảo như những giọt vàng của thiên nhiên.
Đang mê mải ngắm nhìn, bỗng thấy những người đi trước dừng lại, tôi vội chạy lên mới thấy cung đường phía trước bị sạt lở vì những trận mưa to và chỉ toàn đá hộc, không dễ dàng vượt qua.
Nghĩa, một "phượt thủ” nhiều kinh nghiệm với chiến mã win 100 khỏe nhất, được chọn đi "tiền trạm" xem phía trước còn gì thú vị không, nếu không còn gì, đoàn sẽ quay về. Sau ít phút thăm dò, Nghĩa quay lại và hét lên: "Tuyệt quá!".
Thế là cả đoàn hăm hở đi tiếp, những trái tim tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ cùng nhau hò reo, kẻ đẩy người khiêng, di chuyển từng chiếc xe vượt qua "cung đường đau khổ”. Những bài hát tiếp nối vang dậy núi đồi, xóa tan mọi khoảng cách, những con người xa lạ hòa thành một khối, gắn kết với nhau.
Người ai cũng đẫm mồ hôi nhưng ánh mắt toát lên vẻ hân hoan, vui sướng. Một bên là dòng Đa Nhim cuồn cuộn trắng xóa, một bên là màu áo đỏ rực lửa tuổi trẻ, trên cao trời xanh mây trắng bồng bềnh. Chúng tôi tiếp tục lướt đi giữa đất trời mênh mang. Và rồi một lần nữa cảm xúc lại vỡ òa với cảnh tượng phía trước.
Không còn đường, không còn núi đồi phân tách, chỉ còn một thảm hoa vàng mênh mông bất tận phủ tràn khắp nơi. Những thảm hoa chạy dài mãi đến tận chân trời, giao hòa cùng mây, triệu triệu đóa hoa đong đưa trong gió như tấm thảm bay màu vàng trong truyện cổ tích.
Tiếp nối Tu Tra, chúng tôi tiếp tục lang thang đến tận chiều tà, qua những cung đường ngập sắc vàng như Suối Thông, Bồng Lai, ngã ba Finom rồi quay về Đà Lạt. Đêm trên đỉnh Lang Biang lộng gió, trong cái rét cắt da của núi rừng, bên bếp lửa hồng ấm áp, tất cả cùng quây quần, kể mãi về những câu chuyện tình yêu mang màu hoa dã quỳ...
Thật kỳ lạ, khi đến xứ này, khách phương xa dường như không thể biếng lười, chẳng dám uể oải ngủ nướng thêm ít phút như mọi khi, mà phải dậy thật sớm. cứ như sợ vô tình bỏ lỡ mất điều gì thú vị.
Bước đi giữa màn sương dày đặc cứ như thể đi vào một khoảng trời vô định, tựa đầu vào vai nhau trong sự vắng lặng của không gian mà ngỡ như có một giai điệu lãng mạn nào đó văng vẳng bên tai. Rồi ngọn đèn đường vàng vọt vụt tắt, trời hửng sáng, phố núi bắt đầu một ngày mới với tiếng lục đục dọn hàng của những tiệm bán đồ ăn sáng.
Với đam mê khám phá, tìm tòi những điểm mới lạ, chúng tôi đến với một cung đường thật lạ: Tu Tra, Suối Thông, Bồng Lai. Băng qua những vườn cà chua, cà tím mướt mắt, thích thú với những vườn cải, su hào, xà lách mênh mông.
Cả đoàn chúng tôi cứ len lỏi mãi trong không gian yên bình của núi đồi cao nguyên, lên một dốc cao, qua một khúc quanh, cả đoàn sững sờ đến thinh lặng.
Hai đồi dã quỳ vàng rực triệu bông khoe mình dưới nắng, xen giữa là con đường đất đỏ nhỏ xinh chạy dài đi không hết, hai bên đường dã quỳ đan vào nhau như một vòng cung che kín trên đầu. Và chúng tôi bắt đầu lang thang băng qua đường hầm hoa vàng rực trong ngơ ngẩn đến tột cùng.
Dã quỳ có mặt nhiều ở các khu vực khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi, với các tên gọi khác như: cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe.
Dã quỳ vốn không phải là loài cây bản địa của Việt Nam, mà là do người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng vì đặc tính của thân cây có nhiều dưỡng chất phù hợp làm phân xanh cho các vườn cà phê và cao su. Do hạt dễ phát tán, dễ trồng bằng cách giâm cành nên loài cây này dần dần lan ra khắp Tây Nguyên.
Và cũng chẳng biết tự bao giờ, khi trời chớm vào Đông, hình ảnh những đóa dã quỳ lại len lỏi trong tâm khảm những người con xa quê hay những người yêu thú lãng du đã từng đặt chân đến vùng đất này vào đúng mùa hoa rực rỡ nhất.
Sự tích hoa dã quỳ gắn liền với tình yêu của đôi trai gái Klang và Hlimh của núi rừng cao nguyên. Cứ mỗi độ tháng Mười, nơi nàng Hlimh chết để bảo vệ người yêu, lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực, người ta thường gọi là hoa dã quỳ.
Những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy, phải chăng vì thế mà loài hoa này tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết của Đà Lạt ngàn hoa...
Con đường vào "động hoa vàng" lại càng thêm quyến rũ với những đồi chè trập trùng vây quanh, trên đồi cao, những ngôi nhà trắng nhỏ xinh với rất nhiều dã quỳ vây quanh.
Trên các lối vào nhà, trên các con đường đất đỏ rẽ ngang cũng ngập tràn sắc hoa vàng. Hoa dã quỳ đẹp nhất vào buổi sáng, khi cái nắng vừa hừng, sương vẫn còn đọng trên lá và những cánh hoa, hư ảo như những giọt vàng của thiên nhiên.
Đang mê mải ngắm nhìn, bỗng thấy những người đi trước dừng lại, tôi vội chạy lên mới thấy cung đường phía trước bị sạt lở vì những trận mưa to và chỉ toàn đá hộc, không dễ dàng vượt qua.
Nghĩa, một "phượt thủ” nhiều kinh nghiệm với chiến mã win 100 khỏe nhất, được chọn đi "tiền trạm" xem phía trước còn gì thú vị không, nếu không còn gì, đoàn sẽ quay về. Sau ít phút thăm dò, Nghĩa quay lại và hét lên: "Tuyệt quá!".
Thế là cả đoàn hăm hở đi tiếp, những trái tim tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ cùng nhau hò reo, kẻ đẩy người khiêng, di chuyển từng chiếc xe vượt qua "cung đường đau khổ”. Những bài hát tiếp nối vang dậy núi đồi, xóa tan mọi khoảng cách, những con người xa lạ hòa thành một khối, gắn kết với nhau.
Không còn đường, không còn núi đồi phân tách, chỉ còn một thảm hoa vàng mênh mông bất tận phủ tràn khắp nơi. Những thảm hoa chạy dài mãi đến tận chân trời, giao hòa cùng mây, triệu triệu đóa hoa đong đưa trong gió như tấm thảm bay màu vàng trong truyện cổ tích.
Tiếp nối Tu Tra, chúng tôi tiếp tục lang thang đến tận chiều tà, qua những cung đường ngập sắc vàng như Suối Thông, Bồng Lai, ngã ba Finom rồi quay về Đà Lạt. Đêm trên đỉnh Lang Biang lộng gió, trong cái rét cắt da của núi rừng, bên bếp lửa hồng ấm áp, tất cả cùng quây quần, kể mãi về những câu chuyện tình yêu mang màu hoa dã quỳ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét