Sự kiện Lễ hội áo dài lần 1 năm 2014 với chủ đề "Áo dài và hoa" diễn ra ở Công viên Văn hóa Đầm Sen, Q.11, TP.HCM dịp 8/3 bỗng gợi bao kỷ niệm tha thiết với tà áo dài, muốn được tận hưởng vẻ đẹp và tìm hiểu lịch sử bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Không có điểm đến nào lý tưởng hơn Nhà vườn Long Thuận vào những ngày cuối tuần, khi tiết trời Sài Gòn mát dịu, thích hợp cho một buổi đưa cả gia đình đi thăm một bảo tàng rất đặc biệt.
Nhà vườn Long Thuận rộng 2ha, tọa lạc tại quận 9, TP.HCM, do nhà thiết kế Sĩ Hoàng khởi xướng và điều hành, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa cuối tuần cho người thành phố. Đây là khu du lịch văn hóa, có nhà hát, thư viện và bảo tàng; các hoạt động thiền, ẩm thực, thưởng thức cà phê và phong cảnh thiên nhiên.
Ngày 22/1/2014, Bảo tàng Áo dài đã chính thức mở cửa đón khách tham quan, tạo ra một điểm nhấn thưởng ngoạn văn hóa mặc cho du khách.
Khoảng 500 bộ áo dài từ thế kỷ XVII - XXI theo dòng phát triển, biến tấu đã được đưa về đây với lối kể một câu chuyện về sự thăng trầm và ca ngợi vẻ đẹp trang trọng, rực rỡ của áo dài. Trong đó có những chiếc áo vốn là kỷ vật gia đình như áo dài cưới ba đời của gia đình bà Tôn Nữ Thị Ninh, áo dài của nữ tướng Nguyễn Thị Định, của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, NSND Bảy Nam, NSND Kim Cương. Cùng với đó là 3.000 tấm ảnh chụp áo dài xưa và nay, nhiều tư liệu quý về chiếc áo dài.
Một cảm xúc thật tuyệt vời đến từ những câu chuyện bằng hiện vật. Chiếc áo dài đã từng đi qua những cuộc chiến tranh khói lửa, đi qua biết bao thập niên khó khăn vì kinh tế thời hậu chiến, rồi từng trở lại rực rỡ, thu hút tình cảm, tâm sức sáng tạo của biết bao nhà thiết kế cố tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp của người phụ nữ qua biến tấu áo dài. Tất cả sự biến thiên đó đều được Bảo tàng Áo dài ghi nhận đầy đủ bằng hiện vật và hình ảnh, các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật hỗ trợ.
Đi bảo tàng dịp cuối tuần là thói quen của người phương Tây, nhưng chưa phổ biến với người Việt. Tuy nhiên, gần đây, nhiều gia đình trẻ đã ý thức việc đưa trẻ em đến tham quan các bảo tàng, làm quen với việc tích lũy kiến thức từ những không gian văn hóa đáng tin cậy nhất.
Những lo ngại rằng đi bảo tàng khô khan đã tan biến khi đến Bảo tàng Áo dài ở Nhà vườn Long Thuận. Nơi đây ngoài khu vực trưng bày hiện vật áo dài rộng rãi còn có khu giới thiệu quy trình làm ra một chiếc áo dài: cắt, may, vẽ, thêu, kết cườm.
Thú vị nhất là đến với "Không gian sáng tạo", nơi du khách có thể tự tay dùng cọ và màu vẽ lên áo dài theo ý thích và mua chiếc áo đó về giữ làm kỷ niệm.
Thuê áo dài chụp hình là cơ hội để du khách có thể sưu tập hình ảnh hàng chục chiếc áo dài đẹp cổ điển đầu thế kỷ XX, hay áo dài của các hoa hậu Việt trên đấu trường quốc tế. Ngoài ra, các gia đình có thể ngắm đồ lưu niệm phần lớn có gốc tích từ sản phẩm thủ công như đồ gốm Bầu Trúc, nón lá, sách...; xem sản xuất và chọn một món hàng vừa ý để cảm xúc đi bảo tàng thật trọn vẹn giữa thưởng thức nghệ thuật và thư giãn.
Ngày 22/1/2014, Bảo tàng Áo dài đã chính thức mở cửa đón khách tham quan, tạo ra một điểm nhấn thưởng ngoạn văn hóa mặc cho du khách.
Khoảng 500 bộ áo dài từ thế kỷ XVII - XXI theo dòng phát triển, biến tấu đã được đưa về đây với lối kể một câu chuyện về sự thăng trầm và ca ngợi vẻ đẹp trang trọng, rực rỡ của áo dài. Trong đó có những chiếc áo vốn là kỷ vật gia đình như áo dài cưới ba đời của gia đình bà Tôn Nữ Thị Ninh, áo dài của nữ tướng Nguyễn Thị Định, của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, NSND Bảy Nam, NSND Kim Cương. Cùng với đó là 3.000 tấm ảnh chụp áo dài xưa và nay, nhiều tư liệu quý về chiếc áo dài.
Một cảm xúc thật tuyệt vời đến từ những câu chuyện bằng hiện vật. Chiếc áo dài đã từng đi qua những cuộc chiến tranh khói lửa, đi qua biết bao thập niên khó khăn vì kinh tế thời hậu chiến, rồi từng trở lại rực rỡ, thu hút tình cảm, tâm sức sáng tạo của biết bao nhà thiết kế cố tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp của người phụ nữ qua biến tấu áo dài. Tất cả sự biến thiên đó đều được Bảo tàng Áo dài ghi nhận đầy đủ bằng hiện vật và hình ảnh, các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật hỗ trợ.
Những lo ngại rằng đi bảo tàng khô khan đã tan biến khi đến Bảo tàng Áo dài ở Nhà vườn Long Thuận. Nơi đây ngoài khu vực trưng bày hiện vật áo dài rộng rãi còn có khu giới thiệu quy trình làm ra một chiếc áo dài: cắt, may, vẽ, thêu, kết cườm.
Thú vị nhất là đến với "Không gian sáng tạo", nơi du khách có thể tự tay dùng cọ và màu vẽ lên áo dài theo ý thích và mua chiếc áo đó về giữ làm kỷ niệm.
Thuê áo dài chụp hình là cơ hội để du khách có thể sưu tập hình ảnh hàng chục chiếc áo dài đẹp cổ điển đầu thế kỷ XX, hay áo dài của các hoa hậu Việt trên đấu trường quốc tế. Ngoài ra, các gia đình có thể ngắm đồ lưu niệm phần lớn có gốc tích từ sản phẩm thủ công như đồ gốm Bầu Trúc, nón lá, sách...; xem sản xuất và chọn một món hàng vừa ý để cảm xúc đi bảo tàng thật trọn vẹn giữa thưởng thức nghệ thuật và thư giãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét