Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành cho đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.
Rau răm không chịu được hạn, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vì rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại, bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe, ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt hay hái ngọn thường xuyên.
Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc để trị bệnh.
Là loại cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30 – 35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài.
Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành từng chùm ít phân nhánh. Bộ phận dùng làm thuốc gồm cành và lá (Ramulus et Folium Polygoni Odorati), là loại thuốc quý được biết đến từ xa xưa.
Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi khi sử dụng rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảmham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).
Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành cho đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.
Trong dân gian người ta còn dùng rau răm để gây sảy thai (trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần tức 5 – 9 ngày, đạt tỷ lệ tới 60 – 80%): Dùng rau răm tươi 500g, loại thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước cốt được khoảng 250ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Bởi vậy khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm.
Rau răm, đậu nành là "khắc tinh" của nam giới?
Rau răm không độc nhưng dùng nhiều có hại về mặt sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí. Do đó các vị tu hành thường dùng rau răm để tránh những cơn bốc dục.
Hỏi: Cánh đàn ông chúng tôi vẫn thường trêu nhau, không nên uống sinh tố rau răm, ăn đậu phụ, vì nó có chất gây ra yếu sinh lý ở nam giới. Tôi không tin lắm, và vẫn thường ăn đậu phụ cũng như ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, vì đó là hai món khoái khẩu của tôi. Nhưng tôi xin hỏi bác sĩ, liệu có phải đậu tương và rau răm có chất kìm hãm năng lực đàn ông hay không? Có chất gì trong đó để nó ảnh hưởng đến năng lực của cánh mày râu? Ăn bao nhiêu mới bị ảnh hưởng? Nam Phương (Hà Nam)
Rau răm đích thực là khắc tinh cho cánh đàn ông!
|
Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng khám đông y Từ Tâm, Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội: Trước hết phải xác định đậu nành là thực phẩm rất tốt, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng, đặc biệt giàu protein, dễ tiêu hóa. Đối với những người ăn chay không sử dụng đạm động vật thì đậu nành là nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Từ đậu nành có thể chế biết nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, tương, chao, giá đỗ...
Có một số người cho rằng ăn nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành sẽ ảnh hưởng không tốt tới sinh lý nam giới. Cho tới nay chưa có một tài liệu khoa học chính thúc nào công bố việc sử dụng nhiều đậu nành gây ảnh hưởng không tốt tới sinh lý tình dục của nam giới.
Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có hợp chất phytoestrogen (chất có tác dụng như hormone sinh dục nữ progesteron, có nguồn gốc thực vật). Bởi vậy người ta nghĩ rằng nếu nam giới sử dụng nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ nó sẽ làm mất cân bằng hormone giới tính nam, dẫn tới làm suy giảm sinh lý tình dục ở nam giới. Điều đó hoàn toàn có tính chất suy luận, chưa được chúng minh bằng khoa học.
Tuy nhiên phytoestrogen lại rất cần thiết đối với phụ nữ nhất là thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ nó sẽ làm mất đi những hiện tượng "bất thường" trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Trong khi chưa có những kết luận chính xác, khoa học, nam giới không nên suy diễn, mà "từ bỏ" đậu nành và các sản phẩm chế biến từ nó là một sai lầm, vì đậu nành là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Còn đối với rau răm, đây là cây gia vị phổ biến ở nước ta. Rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau.
Về tác dụng dược lý rau răm có các tác dụng sau: Gây sảy thai, tiêu thai; Kháng estrogen; Giải độc nọc rắn...
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng.
Ăn rau răm sống thì ấm bụng mạnh chân gối, sáng mắt. Ăn nhiều thì sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Rau răm không độc nhưng dùng nhiều có hại về mặt sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí. Do đó các vị tu hành thường dùng rau răm để tránh những cơn bốc dục. Như vậy, nam giới không nên ăn quá nhiều rau răm vì những lý do trên.
Dùng nhiều rau răm chân huyết sẽ khô đi do bị phá huyết. Khi có thai không nên ăn nhiều rau răm dễ gây sẩy thai. Những người máu nóng, gầy yếu không nên ăn nhiều rau răm.
Theo VTC
Theo NNVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét