Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Bí mật ly kỳ về cung Nam Phương Hoàng hậu

Đến với xứ sở hoa Đà Lạt, đến đường Hùng Vương du khách sẽ bắt gặp cung Nam Phương Hoàng hậu tọa lạc trên một quả đồi thơ mộng.

Nguồn gốc
Cung Nam Phương Hoàng hậu trước đây có tên là dinh Nguyễn Hữu Hào do đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào xây cất từ những năm 1930, nằm giữa rừng thông tĩnh lặng, có vườn hoa, cây cảnh, nhằm làm nơi nghỉ mát cho gia đình trong mỗi dịp xuân, hè. Sau một thời gian sử dụng, Quận công Nguyễn Hữu Hào quyết định tặng lại dinh thự xinh đẹp cho con gái là Hoàng hậu Nam Phương, nên người ta gọi là “Cung Nam Phương Hoàng hậu”.
Tuy gọi là cung nhưng thực chất dinh thự này không lớn, diện tích xây dựng chỉ khoảng 500m2, là công trình kiến trúc mang dáng cổ điển châu Âu pha lẫn hiện đại, bao gồm tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Điều đáng chú ý, tầng lầu được xây theo hình ngũ giác vọng nguyệt, với hệ thống mái nhà nhô ra có console gỗ đỡ lấy được lắp đặt khá đều đặn và nghệ thuật. Hệ thống ô thông gió có hoa văn trang trí cành đào cách điệu.
Ở tầng trệt có phòng khách, phòng bếp và phòng ăn được ốp gỗ khá ấm cúng, lò sưởi thì được ốp bằng đá hoa cương được đưa từ Ý về. Tầng lầu có 3 phòng ngủ dành cho Nam Phương Hoàng hậu, Hoàng tử Bảo Long, ông bà Nguyễn Hữu Hào. Các phòng đều có ban công có thể đi ra ngoài để ngắm cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Cầu thang làm bằng gỗ có hình xoắn ốc, không có trụ đỡ mà dựa hẳn vào vách. Những vòm cửa được ốp gỗ quý và kính màu tạo cho cả ngôi nhà toát lên sự ấm áp và sang trọng.


Skip in 3...
Advertisement in 25 seconds
Bi mat ly ky ve cung Nam Phuong Hoang hau
Cung Nam Phương Hoàng hậu. 
Theo chân anh Phạm Hữu Thọ - Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, tôi đi thăm toàn bộ cung Nam Phương Hoàng hậu và tận mắt chứng kiến những di vật của Hoàng hậu Nam Phương còn để lại từ giấy tờ nhà đất, hình ảnh của Nam Phương Hoàng hậu với gia đình, những bức thư của bà gửi cho Vua Bảo Đại, chiếc đàn dương cầm, đồ may vá, thêu thùa mà bà thường dùng, những bộ ly bạc, bát rượu tây bằng đồng và cả bộ ly thủy tinh có in niên hiệu Bảo Đại, khiến tôi tưởng như hình bóng của Nam Phương Hoàng hậu vẫn còn hiển hiện đâu đây.
Cuộc tình định mệnh
Cho tới bây giờ người ta vẫn chưa quên Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (SN 1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trong gia đình đại điền chủ. Bà là quý nữ thứ hai của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Nguyễn Thị Bính. Năm 1926 bà được gia đình cho sang Pháp du học tại Trường Couvent des Oiseaux - một trường nữ danh tiếng ở Paris. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu Tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan quyết định về nước trên con tàu D’Artagnan của Hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng cùng đi trên chuyến tàu đó, nhưng không hiểu sao hai người lại không gặp được nhau.
Về Việt Nam được gần một năm, Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, được sự dàn xếp của Toàn quyền Đông Dương Pasquier và viên Đốc lý Darle (Thị trưởng Đà Lạt), trong một buổi dạ tiệc tại Khách sạn Palace, Bảo Đại đã gặp Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bảo Đại tâm sự trong cuốn “Con rồng Việt Nam” như thế này : “Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở Trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng.
Các vị Tiên đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn, đó chính là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam”.
Khi Bảo Đại quyết định chuyện cưới hỏi thì Nguyễn Hữu Thị Lan ra 3 điều kiện: Một, phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, hai, được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo; ba, phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Lan đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía triều đình và Hoàng thất, vì 12 đời Tiên đế nhà Nguyễn, các bà chánh cung chỉ được phong tước Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Bi mat ly ky ve cung Nam Phuong Hoang hau-Hinh-2
Nam Phương hoàng hậu. 
Sự việc căng thẳng đến mức trước mặt Hoàng tộc, Bảo Đại đã phải thốt lên: “Trẫm cưới vợ cho trẫm, đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và triều thần”. Cuối cùng hôn lễ cũng được tổ chức vào ngày 20/3/1934 tại kinh thành Huế. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Hoàng đế phong cho Lan tước vị “Nam Phương Hoàng hậu”. Bảo Đại giải thích: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng đế”.
Tháng 8/1945, Hoàng hậu Nam Phương đã khuyên Vua Bảo Đại nên tuyên bố thoái vị để làm công dân một nước độc lập hơn làm vua mất nước. Trong “Tuần lễ Vàng” do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, Nam Phương Hoàng hậu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ, tháo hết số trang sức bằng vàng mang trên người để hiến tặng cho Tổ quốc và bà rất vui khi được gắn lên áo một chiếc huy hiệu cờ đỏ sao vàng.
Đầu năm 1946 thực dân Pháp quay lại với đã tâm cướp nước ta một lần nữa, bằng tấm lòng yêu nước thiết tha, Nam Phương Hoàng hậu đã gửi thông điệp cho Chính phủ các nước, bạn bè và chị em phụ nữ 4 phương kêu gọi bênh vực cho Việt Nam. Bà viết: “Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng minh mà nước Pháp lại là một thành viên.
Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”.
Hôm nay, đến thăm cung Nam Phương Hoàng hậu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc xinh đẹp mà còn có thể hình dung lại lối sống giản dị, nhân cách cao quý và vẻ đẹp tuyệt vời của vị Hoàng hậu cuối cùng của đất nước Việt Nam.


Theo Báo Pháp Luật

Nghi vấn 'bí mật' từ bên trong Cung Nam Phương hoàng hậu ở Đà Lạt.


Hoàn thành năm 1934, cung Nam Phương hoàng hậu là công trình kiến trúc nổi bật trên ngọn đồi, từ đây người ta có thể ngắm được toàn cảnh Đà Lạt.

 


ben-trong-cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam
Cung Nam Phương hoàng hậu. Ảnh: Khánh Hương
Cung Nam Phương hoàng hậu nằm trên ngọn đồi thoáng đãng ở đường Hùng Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km. Nơi đây hiện nay thuộc khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng, gần Dinh I và II của vua Bảo Đại. Dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào, đại điền chủ giàu có xứ Gò Công (Tiền Giang), xây dựng vào năm 1932, hai năm sau thì hoàn thành.
Ban đầu, tòa nhà gọi là dinh Nguyễn Hữu Hào, được xây dựng kiên cố, mái lợp ngói, tường gạch, đá dày 40 cm để đảm bảo được khả năng giữ ấm những ngày trời lạnh và mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng. Toàn bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng đều bằng gỗ. Tòa nhà được thiết kế xây dựng theo phong cách cổ điển Pháp, kết hợp với họa tiết mang đậm phong cách Á Đông.
Được người đời gọi là cung, nhưng tòa nhà không đồ sộ, nguy nga như các tòa dinh thự khác tại Đà Lạt như Dinh I, Dinh II, Dinh III, Dinh Tỉnh trưởng. Công trình liền khối với diện tích xây dựng khoảng 500 m2, bên trong tòa nhà được thiết kế khá thoáng với nhiều dãy hành lang xuyên suốt, cùng hệ thống cửa vòm, kính màu khiến cho tòa nhà toát lên vẻ sang trọng.
Hầu hết các phòng đều có ban công để ngắm cảnh, cầu kỳ nhất có lẽ là hệ thống lò sưởi được ốp bằng đá hoa cương nhập từ Italy, điểm nhấn này càng khiến tòa nhà toát lên vẻ tráng lệ, giống như các dinh thự khác xây theo phong cách châu Âu. Với 10 căn phòng, tòa nhà còn có cả phòng cho khách ở lại.
Tháng 3/1934, con gái ông Nguyễn Hữu Hào là Nguyễn Hữu Thị Lan kết hôn với vua Bảo Đại, rồi được phong làm hoàng hậu Nam Phương. Tòa nhà này sau đó được đại điền chủ tặng lại cho con gái, tên cung Nam Phương hoàng hậu cũng xuất hiện từ đó.
Nhưng, sau khi cưới vua Bảo Đại, tòa nhà này không được chủ nhân của nó sử dụng nhiều. Hoàng hậu Nam Phương chỉ lui tới cung trong số ít những lần cùng các con lên Đà Lạt nghỉ dưỡng.
ben-trong-cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-1
Phòng ngủ của Nam Phương hoàng hậu. Ảnh: Khánh Hương
Năm 1937, Quận công Nguyễn Hữu Hào qua đời. Những ngày hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam ở lại Đà Lạt còn được nhắc nhiều đến việc xây lăng mộ cho cha mình, bà tự tay đề hai cặp câu đối ngay lối vào nhất chính đạo (lăng Nguyễn Hữu Hào tọa lạc trên một đồi thông gần thác Cam Ly, thuộc phường 5, TP Đà Lạt):
"Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi
Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc
Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành”
Có nghĩa là:
 "Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước
Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh
Chót vót chống trời, phảng phất khí thiên về nơi an lạc
Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành".
Theo chị Đào Thị Hoa, thuyết minh viên của Bảo tàng Lâm Đồng, sau này, người ta chỉ thấy hoàng hậu Nam Phương ở liên tục tại tòa dinh thự 3 tháng trước khi sang Pháp vào năm 1947. Từ đó trở về sau, người ta không thấy bà quay trở lại cung.
Tòa dinh thự sau khi vắng chủ bị bỏ hoang một thời gian dài trước khi được người Pháp sử dụng vào một số mục đích. Sau năm 1975, cung được chính quyền mới tiếp quản.
Những năm gần đây, trong quá trình tu sửa tòa nhà, người ta phát hiện phía dưới tầng ngầm có dấu hiệu đường hầm từng tồn tại khiến nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghi vấn có lối đi "bí mật" từ bên trong cung nối với Dinh I và Dinh II, hoặc ít nhất là đường hầm đi ra xa khỏi khuôn viên đề phòng khi gặp sự cố bất ngờ.
Giả thiết được đưa ra bởi, xét về địa lý, cung Nam Phương hoàng hậu cách Dinh I khoảng hơn một km, cách Dinh II khoảng 1,3 km. Cả ba dinh thự này đều năm trên một đường thẳng và khoảng cách không quá xa. 
Đặc biệt, người ta đã phát hiện ra một hệ thống đường hầm bí mật xuất phát từ phòng ngủ của vua Bảo Đại tại Dinh I (sau này Tổng thống Ngô Đình Diệm sử dụng) xuyên xuống lòng đất rồi rẽ đến bãi đáp máy bay trực thăng gần đó. Ngoài ra cũng có vết tích về một nhánh khác xuyên qua nhiều quả đồi để đến Dinh II (cách Dinh I khoảng 3 km).
Theo lãnh đạo Bảo tàng Lâm Đồng, những nghi vấn trên cần rất nhiều thời gian nghiên cứu nên chưa thể có nhận định chính xác.

 

cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam
Cung Nam Phương hoàng hậu nhìn từ bên trái. Tòa nhà được thiết kế xây dựng với nhiều ban công, kết hợp với kiến trúc phương Đông.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-1
Phòng khách của tòa dinh thự, nơi lưu giữ nhiều hiện vật gắn bó với tòa nhà.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-2
Phòng chờ của du khách trước khi gặp chủ nhà.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-3
Phòng ngủ thiết kế cho ông Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương hoàng hậu) ở tầng 2 của dinh thự.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-4
Bộ ấm tách cổ lưu giữ trong phòng ngủ của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-5
Hành lang xuyên suốt dinh thự.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-6
Phòng ngủ của Nam Phương hoàng hậu.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-7
 Điểm nhấn của phòng ăn là hệ thống lò sưởi với đá hoa cương nhập từ Italy.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-8
Tầng hầm của tòa nhà, nơi phát hiện dấu hiệu của đường hầm bí mật từng tồn tại trong tòa dinh thự.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-9
Tòa dinh thự được trang trí bằng các loại kính màu.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-10
Toàn bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng trong cung đều bằng gỗ.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-11
Sau hơn 80 năm, những hoa văn tinh tế trên bức tường tòa dinh thự vẫn còn giữ nguyên nét đẹp.
cung-hoang-hau-cuoi-cung-cua-phong-kien-viet-nam-12
Từ cung Nam Phương hoàng hậu có thể nhìn bao quát Đà Lạt và thấy rõ Dinh II cách đó không xa.
Ảnh Nam Phương hoàng hậu được lưu giữ tại cung
 
Ảnh chụp Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Hoàng hậu Nam Phương sau này) năm 1930 khi đang theo học tại Pháp. Ảnh được lưu giữ tại Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Nguyễn Hữu Thị Lan (tức hoàng hậu Nam Phương) năm 1930 khi đang theo học tại Pháp.
Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại trong ngày cưới. Ảnh được lưu giữ tại Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại trong ngày cưới.
Gia đình Vua Bảo Đại chụp ảnh cùng Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) vào năm 1939. Ảnh được lưu giữ tại Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Gia đình vua Bảo Đại cùng Từ Cung hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) vào năm 1939. 
Hoàng hậu Nam Phương chụp ảnh cùng các con tại Đà Lạt vào năm 1947 trước khi sang Pháp. Ảnh được lưu giữ tại Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Hoàng hậu Nam Phương cùng các con tại Đà Lạt vào năm 1947 trước khi sang Pháp. 
Nam Phương Hoàng hậu cùng các con tại Pháp năm 1950. Ảnh được lưu giữ tại Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Nam Phương hoàng hậu cùng các con tại Pháp năm 1950. 
anh-nam-phuong-hoang-hau-duoc-luu-giu-tai-cung-5
Từ trái qua, bà Long mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào (mẹ Nam Phương hoàng hậu), Nam Phương hoàng hậu, công chúa Phương Mai và hoàng thái tử Bảo Long tại Pháp năm 1956. 
Hiện nay, cung Nam Phương hoàng hậu được khôi phục để đón khách tham quan khi đến với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu được xây dựng đầu tiên tại Đà Lạt còn tồn tại đến ngày nay.
Tổng hợp



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét